Dự báo xu hƣớng phát triển của nền kinh tế trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 89)

3.1.1. Thế giới

Kinh tế thế giới năm 2012 và các năm tiếp theo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tăng trưởng tại một số quốc gia sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp luôn cao. Khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng đã tác động đến tất cả các nước trong khu vực EU, lan sang cả khu vực ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. So sánh với thời điểm trước khủng hoảng năm 2008, những yếu tố cơ bản của kinh tế thế giới (thất nghiệp, nợ công, sản xuất, cầu tiêu dùng, hệ thống ngân hàng…) thể hiện sự yếu kém và khó khăn hơn, nguy cơ suy thoái bị đẩy lên cao. Mặc dù khả năng kinh tế thế giới năm 2012 sẽ giảm sâu như trong quý I năm 2009 là không lớn song những khó khăn kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ còn kéo dài qua năm 2012, các tổ chức quốc tế đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các khu vực và thế giới so với năm 2011. Triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 dự báo sẽ tốt hơn chút ít so với năm 2012.

Châu Á (đặc biệt là các nước mới nổi ) luôn được xem là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực của kinh tế toàn cầu: sức ép lạm phát trong năm 2012 được dự báo sẽ giảm mạnh nhưng tốc độ tăng trưởng của khu vực kể cả Ấn Độ , Trung Quốc sẽ suy giảm đáng kể; thương mại và đầu tư từ các nền kinh tế phát triển vào khu vực này sẽ giảm. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã có sự chuyển hướng chính sách, giảm bớt mức độ thắt chặt và chuẩn bị phương án nới lỏng

Lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính 2008-2009 và khủng hoảng nợ công. Thương mại quốc tế dự báo chỉ tăng 7,5% ( về khối lượng ), thấp hơn nhiều so với mức tăng 12,8% của những năm trước ; năm 2012-2013 dự báo chỉ tăng khoảng 6%/năm . Vốn FDI năm 2012-2013 dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên; tuy nhiên tốc độ tăng giảm mạnh; đồng thời, vốn FDI có xu hướng đổ vào các nước phát triển nhiều hơn. Vốn đầu tư gián tiếp chảy vào các nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là ở châu Á, dự báo sẽ giảm do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở châu Âu (do khủng hoảng, các nước châu Âu đang tiến hành tái cơ cấu: giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, yêu cầu tăng vốn để đảm bảo an toàn, giảm tín dụng…). Điều này có thể dẫn đến hệ quả lãi suất vay vốn cao hơn.

Giá hàng hóa (không tính dầu mỏ ) thế giới năm 2012 có xu hướng giảm (mức giảm có thể lên đến 10). Riêng mặt hàng dầu thô, dự báo giá sẽ ít biến động so với năm 2011 (dự báo khoảng 95-105 USD/thùng) do chịu tác động của các yếu tố sau: (i) mặc dù kinh tế thế giới 2012 nhiều khả năng tăng chậm hơn 2011 làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu lửa nhưng lượng tồn kho thế giới đang ở mức thấp nên nhu cầu tăng lượng tồn kho sẽ gia tăng. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ tại một số nền kinh tế thuộc BRICS và một số khu vực khác dự báo sẽ tiếp tục tăng, bù đắp sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ tại các nước phát triển do kinh tế gặp khó khăn; (ii) các hãng sản xuất dầu lửa gặp khó khăn khi khai thác thêm những mỏ dầu mới , theo đó ảnh hưởng tới nguồn cung; (iii) bất ổn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục diễn ra . Nhìn chung, giá hàng hóa thế giới giảm sẽ góp phần giảm mạnh sức ép lạm p hát: CPI tại các nước phát triển dự báo chỉ tăng khoảng 1,5% trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,6% năm 2011; CPI tại các nước đang phát triển năm 2012 dự báo tăng chưa tới 6%, thấp hơn mức tăng 7,5% của năm 2011.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 89)