Định nghĩa: lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế, là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Cách tính: Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
Chỉ số giá sinh hoạt (CLI): là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của
một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả
của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi
"người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá
trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất.
Cách tính lạm phát ở Việt Nam: Việt Nam áp dụng tính lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng CPI:
Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:
Tỷ lệ lạm phát = 100% x Po – P-1 P-1 Hoặc:
Tỷ lệ lạm phát = (log Po - log P-1) x 100%
Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:
Căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian Căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa. Phương pháp này ít phổ biến hơn vì còn phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa.
Giỏ hàng hóa hay giỏ hàng hóa tiêu dùng là phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bằng cách gom một số hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ nhất định trên thị trường mà một người dân bình thường hay mua để tính giá cả của toàn giỏ hàng hóa đó, từ đó tính CPI.
Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát được công bố trên báo chí hàng năm được tính theo cách cộng phần trăm tăng CPI của từng tháng trong năm.