Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 52)

-2 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hình 2.1: Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ 2000-2011

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đơn vị tính: %)

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã phát triển lên một tầm cao mới. Nhưng cùng với sự phát triển ấy là hiện tượng lạm phát cao và kéo dài, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình. Lạm phát của Việt Nam hội tụ đủ các nguyên nhân: Lạm phát vừa do cầu kéo, vừa do chi phí đẩy và vừa do lạm phát kỳ vọng; vừa có nguyên nhân từ yếu tố tiền tệ, vừa có nguyên nhân từ yếu tố phi tiền tệ. Đặc biệt, nhiều nguyên nhân được tích lũy từ nhiều năm qua như: mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng đầu tư lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư công; giá cả của nhiều mặt hàng như điện, xăng,… được điều chỉnh tăng; nới lỏng chính sách tiền tệ của những năm trước… Qua Hình 2.1 ta thấy:

Lạm phát từ năm 2006 đến năm 2007 có xu hướng tăng nhanh (từ 6,6% 22 % 18 19.89 18.68 14 10 9.50 8.40 12.60 11.75 6 2 -0.60 0.80 4.00 3.00 6.60 6.52

nhập khẩu hầu như toàn bộ như xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu đầu vào của phần lớn các ngành công nghiệp chủ lực; thiên tai dịch bệnh bùng phát trong nông nghiệp làm giá lương thực thực phẩm tăng nhanh; điều hành cơ chế và chính sách quản lý giá lúng túng, thị trường nhiều mặt hàng thiết yếu bị buông lỏng quản lý cả về giá cả, chất lượng và vệ sinh an toàn; tác động của tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng vốn đầu tư dẫn đến tăng trưởng nóng; kỳ vọng về tăng trưởng và tăng thu nhập kích thích tiêu dùng cả hàng hoá thiết yếu cũng như lâu bền, cả dịch vụ thông thường cũng như cao cấp.

Năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt ra khỏi mọi quy luật đã hình thành từ hàng chục năm nay buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu tiên tăng trưởng sang ưu tiên kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng bắt đầu suy giảm mặc dù tỷ lệ đầu tư tiếp tục ở mức cao, thêm vào đó nền kinh tế xuất hiện trở lại những “cơn sốt ảo” USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,...Thâm hụt thương mại cũng tăng vọt. Quy mô chi Ngân sách Nhà nước so với GDP vẫn ở mức rất cao và thu Ngân sách Nhà nước cũng tương tự. Song chỉ với chủ trương thắt chặt tiền tệ đi đôi với sự đảo chiều của thị trường quốc tế - từ lạm phát cao sang giảm phát và suy thoái kinh tế - nên bắt đầu từ tháng 7 năm 2008, lạm phát ở Việt Nam đã có dấu hiệu lắng dịu và thậm chí CPI xuống mức tăng âm vào quý III năm 2008 – chỉ sau hơn 5 tháng áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.

Năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta đã kịp thời ban hành một gói kích thích kinh tế có qui mô lớn tới gần 10%GDP, toàn diện để đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Về bản chất, tuy không hẳn là gói “kích cầu” như ở nhiều nước khác nhưng gói kích thích kinh tế năm 2009 vẫn dựa trên nới lỏng mạnh đồng bộ cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, bao gồm các nội dung thúc đẩy tăng tín dụng, giảm và hỗ trợ lãi suất, tăng chi tiêu Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là chi đầu tư và miễn giảm

thuế. Gói kích thích kinh tế năm 2009 đó thành công, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách về duy trì tốc độ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh chịu tác động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Năm 2010 chúng ta tiếp tục chủ trương nới lỏng với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thông qua các biện pháp không mang tính cấp bách, tình thế như gói kích thích kinh tế năm 2009. CPI cả năm 2010 tăng 11,75% so với cuối năm 2009; tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm 2010 đã vượt mục tiêu 25% và tăng tới 31%, nền kinh tế lại đối mặt với nguy cơ lạm phát cao. Tháng 11 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% sau khi đó cố định nó suốt từ tháng 12 năm 2009 với kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.

Trong năm 2010, do dịp Tết nguyên đán và việc tăng giá điện, lạm phát trong hai tháng đầu năm tăng cao. Năm tháng tiếp theo của năm 2010 chứng kiến tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định ở mức thấp chứng tỏ các biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã có tác động. Tuy nhiên, lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ từ tháng 9 năm 2010 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng CPI cho 11 tháng đã tăng lên đến 9,58% so với 20,71% và 5,07% của cùng kỳ năm 2008 và 2009. Việc phá giá VND so với USD trong tháng 8 năm 2010 và biến động của thị trường vàng trong nước và quốc tế vừa qua được coi là một vài trong số những nguyên nhân chủ yếu khiến cho lạm phát tăng cao lúc này.

Bước sang năm 2011, lạm phát tiếp tục trở thành vấn đề đề nan giải đối với Việt Nam. Lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số CPI tính đến tháng 6 năm 2011 tăng 13,29% so với tháng 12 năm 2010 và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm 2010. Tình trạng lạm phát cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến đến đời sống của nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp và niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về triển vọng kinh tế Việt Nam và hiệu quả trong điều

hành chính sách vĩ mô của Chính phủ. Tháng 8 năm 2011, tỷ lệ lạm phát so cùng kì năm trước đã lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3 năm 2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8 năm 2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối năm. Sang tháng 1 năm 2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm, CPI tháng 1 năm 2012 chỉ tăng là 0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1 năm 2011).

Đi đôi với việc gia tăng lạm phát là tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần : từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam từ 2000-2011

(Nguồn: Tổng cục thống kê; đơn vị tính: %)

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)