Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên mở rộng đầu tư, sử dụng nhiều vốn, trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp. Chỉ số ICOR năm 2008: 6,3; năm 2009: 7,16; năm 2010: 5,61; cao hơn nhiều so với mức 3-4 của các nước trong khu vực. Nguyên nhân của tình hình trên, là do cơ cấu đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch và tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các loại dịch vụ thương mại, khách sạn, bất động sản… đây không phải là những ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh và có độ lan tỏa cao. Trong khi đó, các ngành công nghệ cao có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại lại không đáng kể.
Trong giai đoạn 2006-2011, Chính phủ vẫn luôn đặt ra những chỉ tiêu phát triển không thực tế: 7% - 7,5% mỗi năm và 7% - 8% trong 10 năm tới. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam trải qua giai đoạn lạm phát phi mã. Khi tổng giá trị sản xuất tăng trung bình khoảng 11%/năm thì tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ vào khoảng 6%. Điều này cho thấy chi phí trung gian đang tăng lên nhanh chóng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang giảm sút. Nhà nước luôn nhắm vào mức phát triển kinh tế cao trong khi cần phải chế ngự nạn lạm phát. Để đạt được mục tiêu phát triển, Chính phủ đã gia tăng chương trình đầu tư công qua các doanh nghiệp nhà nước và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng.
Hình 2.3: Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 2000-2010
2.1.2.2. Vấn đề thâm hụt ngân sách của Chính phủ và đầu tư công không hiệu quả (cầu kéo kết hợp chi phí đẩy)
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng hiện nay là do sự kém hiệu quả của hoạt động đầu tư công. Đầu tư công những năm qua có xu hướng tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với tổng đầu tư toàn xã hội, Cụ thể:
Bảng 2.1: Tỷ lệ chi Ngân sách cho đầu tƣ công
STT Năm Tỷ lệ chi Ngân sách cho đầu tư công (%)
1 2006 45,7 2 2007 37,2 3 2008 39,9 4 2009 40,5 5 2010 38,1 6 2011 38,9
(Nguồn: Bộ Tài chính; đơn vị tính: %)
Việc chi ngân sách cho các dự án đầu tư công dường như tỷ lệ nghịch với hiệu quả của các dự án trên. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản như đường xá, cầu cống, sân bay, hải cảng… là rất cần thiết để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn ở Việt Nam hiện nay đó là các dự án đầu tư công đang dàn trải, không có định hướng quy hoạch cụ thể. Các dự án đòi hỏi đầu tư với lượng vốn lớn nhưng hiệu suất sử dụng thu về thì không nhiều. Điều này tạo ra một sự mất cân đối trong nền kinh tế, khiến thâm hụt ngân sách của nước ta hàng năm tăng cao trong khi đó bộ mặt của nền kinh tế không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Hình 2.4: Thâm hụt Ngân sách nhà nƣớc từ 2005-2011 0 -1 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 -2 -2.6 -3 -4 -4.56 -4.86 -4.99 -5 -5.65 -6 -6.9 -7 -8 -5.53
Thêm vào đó là tình trạng thiếu hụt cán cân thương mại thường xuyên trong nhiều năm vừa qua. Mức thiếu hụt này tương đương với 8.9% đến 11.2% của GDP từ năm 2006 đến 2011. Những con số này chứng tỏ rằng chi tiêu của nhà nước cao hơn thu nhập và nhu cầu nhập khẩu cao hơn trị giá hàng xuất khẩu. Hai sự thiếu hụt này cộng với việc thâm hụt ngân sách đã tạo áp lực trên giá cả bằng cả hai tác động cầu kéo và chi phí đẩy.
2.1.2.3. Việc gia tăng tín dụng quá cao (lạm phát tiền tệ)
Việc gia tăng tín dụng quá cao, trên 20% trong suốt 10 năm vừa qua, đôi khi lên đến 48,9% vào 2007 và 37,5% vào năm 2009. Ngoài ra, phần lớn những tín dụng này lại được ưu tiên dành cho những doanh nghiệp nhà nước, thường hoạt động kém hiệu quả, với những điều kiện thuận lợi đã tạo ra lạm phát tiền tệ.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng cung tiền và tín dụng giai đoạn 2006-2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng M2 (%) 32,0 41,2 20,3 27,5 29,8 ~ 10
Tốc độ tăng tín dụng (%) 24,8 48,9 23,4 37,5 31,2 12-13
M2/GDP danh nghĩa (lần) 0,97 1,16 1,08 1,23 1,34 1,15
Tín dụng/GDP danh nghĩa (lần) 0,71 0,90 0,86 1,06 1,16 1,02
(Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) 2.1.2.4. Chính sách lãi suất bất hợp lý
Việc phối hợp chính sách trong việc kiểm soát lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, Ngân sách Nhà nước thường thâm hụt dẫn đến sức ép tăng lãi suất trong nền kinh tế thông qua tăng lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ. Năm 2010, lãi suất trái phiếu Chính phủ có thời điểm cao hơn lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng, tạo sức ép tăng lãi suất, giảm tính hiệu lực của việc điều hành giảm lãi suất của Ngân
Trong khi chính sách tiền tệ đang điều hành theo hướng giảm lãi suất thị trường để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với chi phí thấp thì để huy động vốn cho gia tăng đầu tư công, Chính phủ phải tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng. Các Ngân hàng thương mại với động cơ tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, họ đã sử dụng vốn huy động được trên thị trường mua trái phiếu Chính phủ hấp dẫn hơn là cho các doanh nghiệp vay và mức lãi suất này vô hình trung đã đẩy mức lãi suất huy động trên thị trường lên cao làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận được với dòng vốn gây khó khăn cho sản xuất và làm cho sản lượng suy giảm. Đi đôi với sản lượng suy giảm là lượng cung tiền tăng thông qua việc mua trái phiếu Chính phủ làm cho tình trạng lạm phát ngày càng trầm trọng hóa.
2.1.2.5. Năng suất của kinh tế Việt Nam thấp, hệ quả của một nền kinh tế xây dựng trên một khu vực nhà nước với các doanh nghiệp nhà nhà nước làm ăn thường là thua lỗ mặc dù được đầu tư rất nhiều
Hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả (trong khi tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực này), làm cho chi phí sản xuất, giá thành và giá vốn tăng cao. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của 81 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2010 chỉ đạt khoảng 14,2%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng hiện nay. Những hạn chế trong công tác quản lý của khu vực này thể hiện: chưa minh bạch hóa hoạt động và công khai thông tin; chủ sở hữu nhà nước chưa thực sự trở thành một nhà đấu tư; chưa chuyên nghiệp theo kinh tế thị trường; công tác giám sát còn thiếu tách bạch giữa quản lý và điều hành, giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát.
Vào cuối năm 2010, Công ty quốc doanh xây cất tầu thủy Vinashin rơi vào tình trạng gần phá sản là một thí dụ mới nhất. Công ty này được thành lập vào năm 2005 với số vốn 750 triệu USD từ trái phiếu của nhà nước. Vào
tháng 7 năm 2010, Việt Nam công bố rằng Vinashin mắc món nợ chồng chất lên 4.4 tỉ USD, không có khả năng trả nợ và bị đe dọa phá sản. Vào cuối năm 2010, Vinashin điều đình với các chủ nợ để xin hoãn trả 60 triệu USD trên số nợ 600 triệu USD. Cho đến đầu tháng 3 năm 2011 vừa qua, Vinashin vẫn chưa trả được nợ.
Trong khi vụ Vinashin chưa giải quyết xong và ngay sau khi nhà nước tuyên bố cho tăng giá xăng dầu và điện, gần đây lại xảy ra vụ Công ty cho thuê tài chính II của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thua lỗ 3,000 tỉ đồng. Công ty nhà nước này thua lỗ đã nhiều năm, những đến 2007 mới bị phát hiện.
Theo dự kiến, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN có thể bị lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 562 triệu USD, trong khi mức thua lỗ của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, nhà phân phối xăng dầu hàng đầu của cả nước, có thể lên tới 1,2 ngàn tỷ đồng.
Tỷ lệ thuận với con số thua lỗ của các tập đoàn nhà nước này là vốn của nhà nước đổ vào nó, việc thua lỗ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước này càng làm trầm trọng hóa tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước và tình trạng lạm phát tại Việt Nam.
2.1.2.6. Chi phí gia tăng trong nhiều thời vừa qua (giá xăng, dầu, điện)
Thêm một nguyên nhân nữa đã đẩy tình hình lạm phát của Việt Nam đi xa hơn đó là sự tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu là xăng và điện.
Nguyên nhân việc tăng giá xăng lần này chịu ảnh hưởng đáng kể của sự bất ổn trên thị trường thế giới. Đầu tiên, nền kinh tế Mĩ phục hồi chậm chạp sau khủng hoảng, USD vẫn chưa tìm lại được vị thế vốn có của nó. Do đó, việc USD mất giá cũng là nguyên nhân đẩy giá dầu thế giới lên cao. Và một vấn đề còn nghiêm trọng hơn đó chính là bất ổn chính trị tại quốc gia Bắc Phi - Libya. Xung đột vũ trang rồi biến thành một cuộc chiến tranh thực sự tại
một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới đã dẫn đến tình trạng một lượng lớn dầu bị tồn đọng.
Sau cú huých tăng giá xăng thì thị trường Việt Nam còn phải chịu thêm gánh nặng của việc ngành điện quyết định tăng giá 15,3%.
Với việc hai nguồn nguyên liệu chủ yếu của xã hội là xăng và điện cùng tăng giá thì việc các loại hàng hóa trong xã hội cũng dần dần tăng giá theo là một điều khó tránh khỏi. Điều này đã khiến kinh tế Việt Nam chìm sâu hơn vào vòng xoáy lạm phát.
2.1.2.7. Việc phá giá đồng bạc Việt Nam, bất ổn trong cán cân thanh toán cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VND
Trong thời gian từ 2006-2011, Việt Nam đã phá giá VND rất nhiều lần và trong khoảng thời gian này trị giá của VND đã giảm tổng cộng khoảng 20%so với USD. Trong lần gần đây nhất ngày 11/2/2011, VND sụt giá 9.3% so với USD. Hối suất chính thức của VND tăng từ 18,932 lến đến 20,693 cho một USD. Ngân hàng Nhà nước quyết định phá giá VND là để giảm bớt sự chênh lệch giữa hối suất chính thức và hối suất chợ đen, đôi khi sự cách biệt lên đến 9% và làm giảm sự khan hiếm ngoại tệ. Sự phá giá VND cũng giúp tăng xuất khẩu và giảm chênh lệch cán cân thương mai vì làm giảm chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, VND mất giá cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VND.
2.1.2.8. Chính sách neo tỷ giá cứng nhắc với USD:
Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến (chỉ tính riêng năm 2007 đã tới 20 tỷ USD), về nguyên tắc khi nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng VND sẽ lên giá để tạo ra điểm cân
bằng mới (quan hệ cung cầu). Tuy nhiên, với chiến lược dựa vào xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành tiền để mua lại số ngoại tệ này với mục đích kìm tỷ giá của VND với USD thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh về giá cả xuất khẩu. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này là do phải tung VND để mua lại USD nên từ năm 2006 đến nay lượng cung tiền của Việt Nam đã tăng 135% và nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua.
Mặt khác, trong những năm gần đây, thâm hụt thương mại khổng lồ cộng với khủng hoảng nhà đất vào cuối năm 2007 đã khiến USD của Mỹ mất giá so với các đồng ngoại tệ khác như Bảng Anh, Yên Nhật, Nhân dân tệ Trung Quốc…từ đó giá xăng dầu tính theo USD cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, giá của VND thời gian này hầu như không biến đổi so với USD. Như vậy, qua việc neo tỷ giá vào USD thì VND cũng đang mất giá so với các ngoại tệ khác. Chính sách VND yếu mặc dù có thúc đẩy xuất khẩu nhưng vô hình chung nó lại góp phần nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam.
Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VND thời kỳ neo tỷ giá USD là nguyên nhân dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo. Chi phí sản xuất tăng cao, lượng cung tiền lớn do vậy lạm phát phi mã là điều không thể tránh khỏi.
2.1.2.9. Nhân tố lạm phát tâm lý:
Nguyên nhân cuối cùng cũng không kém phần quan trọng dẫn đến tình trạng lạm phát ở Việt Nam đó chính là tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam hay đúng hơn là lòng tin vào VND của chính những người Việt Nam.
Giá cả tăng lên không xuất phát từ yếu tố chi phí mà chủ yếu từ tâm lý “ăn theo” giá các hàng khóa khác cũng như tâm lý tích trữ hàng hóa (vàng) khi tiền mất giá của công chúng.
Điều này là một hệ lụy tất yếu của sự bất ổn tiềm tàng trong VND. Từ khi ra đời đến nay, VND liên tục mất giá so với vàng và USD. Sức mua của VND giảm sút nhanh càng khiến cho người dân hướng tới vàng và USD như một phương tiện cất trữ tài sản. Tâm lý tích trữ vàng và USD của một bộ phận lớn dân cư đã góp phần đẩy giá vàng và USD lên cao, đồng thời ngày càng làm mất giá trị của VND. Vòng luẩn quẩn ấy đã khiến cho tình hình lạm phát ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, VND đã mất giá 8.5%. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định phá giá thêm VND, một USD nay đổi được 20.900 VND, theo tỷ giá hối đoái chính thức trong khi giá chợ đen lên tới khoảng 21.500 VND. Và có thời điểm trong giá vàng thì lên cao đột biến, đạt mức xấp xỉ 50 triệu đồng một lượng. Các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa khó có thể điều tiết kiểu lạm phát phi tiền tệ này.