Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 34)

1.3.2.1. Lạm phát do cầu kéo

Xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Như vậy bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đạt cân bằng.

Ngay cả khi sản lượng chưa đạt tiềm năng nhưng vẫn xảy ra lạm phát, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp. Nguyên nhân là do cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện…) là nguyên nhân đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy tổng cầu không đổi nhưng nhưng giá cả tăng lên và sản lượng giảm xuống.

1.3.2.3. Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.

1.3.2.4. Lạm phát do nhập khẩu

Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường hợp OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.

1.3.2.5. Lạm phát đẻ ra lạm phát

Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại làm cho tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá tăng gây ra lạm phát ngày một tăng.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 34)