Nhóm giải pháp về phía các DNNVV trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 82)

3.3.2.1. Tăng cƣờng pháp chế trong hoạt động quản lý các DNNVV

Kết quả hoạt động của khối DNNVV góp phần chủ yếu và quan trọng vào tăng GDP trên địa bàn Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Thành phố và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay còn một khoảng trống yếu kém lớn, đó là quá trình áp dụng, vận dụng pháp luật vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành của doanh nghiệp. Có thể nói, công tác pháp chế trong các DNNVV hiện nay gần như chưa được quan tâm đúng mức.

- Nguyên nhân thực trạng yếu kém:

+ Thứ nhất, trong một thời gian ngắn kể từ khi Luật doanh nghiệp 2005 (sửa

đổi) cho đến nay số lượng doanh nghiệp mỗi năm đã tăng lên đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp, tuy nhiên nền tảng ý thức pháp luật và nhận thức về vai trò, ý nghĩa của pháp luật của đa phần chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, không được đào tạo cơ bản về pháp luật, cá biệt có nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp khi thành lập ra nhưng không hiểu gì về mô hình hoạt động của Hội đồng quản trị,

75

Hội đồng thành viên trong công ty như thế nào? Điều đó đã dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về pháp lý diễn ra sau đó mà pháp luật hiện nay đang rất khó khăn trong việc giải quyết hậu quả như vấn đề doanh nghiệp bỏ trốn, vấn đề lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, vấn đề doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước,…;

+ Thứ hai, do thiếu ý thức pháp luật và không có cán bộ pháp chế tham mưu

nên khi có những khó khăn vương mắc trong các vấn đề pháp lý doanh nghiệp vẫn hay tìm đến với các mối quan hệ mang tính chất tình cảm để giải quyết. Điều đó càng làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái yếu thế hơn, đặc biệt là khi xảy ra các tranh chấp quốc tế;

+ Thứ ba, việc phát huy vai trò của các Hội doanh nghiệp trong việc bảo vệ

quyền lợi cho các hội viên chưa thực sự được quan tâm, các doanh nghiệp khi gặp các vấn đề pháp lý chưa biết tìm các hội mà doanh nghiệp tham gia để đề xuất nói lên tiếng nói của Hiệp hội với cơ quan bộ ngành nhằm mục tiêu tháo gỡ. Đa phần các doanh nghiệp tìm hướng giải quyết một cách đơn lẻ hoặc đến với các dịch vụ pháp lý, tuy nhiên hoạt động dịch vụ pháp lý hiện nay đa phần mới chỉ tập trung ở một vài đô thị lớn và cũng không đồng đều về chất lượng, các luật sư trẻ có kinh nghiệm tư vấn, giải quyết các vấn đề về kinh tế, tranh chấp thương mại quốc tế còn quá ít về số lượng;

+ Thứ tư, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông

tin pháp luật, không biết cách khai thác hệ thống thông tin pháp luật, trong khi hệ thống pháp luật của chúng ta lại có quá nhiều văn bản hướng dẫn thực thi luật của chính phủ, bộ ngành Trung ương và cả địa phương;

+ Thứ năm, các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc

phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho doanh nghiệp; nhiều thắc mắc của doanh nghiệp về nội dung các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật chưa được các cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải đáp kịp thời, do đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp gặp khó khăn.

76

- Giải pháp cho những yếu kém:

Xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản nêu trên, tác giả nhận thấy rằng công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp còn kém hiệu quả. Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành nhiều, nhưng việc tổ chức triên khai thi hành vẫn còn chưa tốt. Điều đó ảnh hưởng tới việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

Đối với DNNVV, cùng với những hạn chế về công nghệ, năng lực quản lý, thị trường..., việc hiểu biết hạn chế về pháp luật đã làm cho năng lực cạnh tranh của DNNVV đã thấp lại càng thấp hơn và hiện đang gây bất lợi cho DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.2.2. Chú trọng xây dựng và củng cố thƣơng hiệu

Nâng cao thương hiệu là vấn đề mà các DNNVV cần chú trọng và hướng tới. Thương hiệu được thể hiện dưới hình thức số lượng người tiêu dùng biết đến, hàng hóa sản phẩm được nhiều người mua từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Để xây dựng được thương hiệu thì các doanh nghiệp cần phải:

- Đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ nhân viên; - Nâng cao chất lượng sản phẩm;

- Đổi mới khoa học công nghệ và dây chuyền sản xuất; - Đổi mới phong cách phục vụ bán hàng;

- Chú trọng khâu bảo hành chất lượng sản phẩm hàng hóa; - Khuyến mại sản phẩm;

- Thông qua các phương tiện truyền thông, hoạt động từ thiện để khuếch trương sản phẩm, quảng bá thương hiệu.

3.3.2.3. Giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và DNNVV

Sự thiếu hiểu biết giữa ngân hàng và người đi vay làm cho ngân hàng khó và tốn kém để nhận ra những rủi ro trong các dự án của doanh nghiệp đi vay trong khi hồ sơ dự án của doanh nghiệp không đầy đủ và rõ ràng. Các ngân hàng thường chỉ phân biệt các đối tượng vay tiền theo các tiêu thức chung chung. Trong bối cảnh như vậy, các ngân hàng miễn cưỡng khi cho các doanh nghiệp vay bởi ngân hàng

77

không đánh giá được mức độ thành công của các dự án, hoặc nếu có thì quá tốn nhiều chi phí, đặc biệt là việc vay vốn để tạo lập doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp chưa có tài sản tích lũy cũng như chưa chứng minh được năng lực cạnh tranh.

Công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của các ngân hàng đến doanh nghiệp cũng cần mở rộng hơn nữa, ngân hàng tích cực có biện pháp tiếp thị tìm đến với doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp khi cần vốn vay, doanh nghiệp dễ dàng nắm được các điều kiện, thủ tục và các quy định khác về quan hệ tín dụng với ngân hàng, đồng thời có đủ thông tin để lựa chọn ngân hàng vay vốn thuận tiện, dễ dàng, chi phí thấp.

Bên cạnh những giải pháp từ phía ngân hàng thì các DNNVV cũng cần phải nâng cao trình độ quản lý, nâng cao khả năng xây dựng các dư án kinh doanh, thiết lập cơ chế tài chính minh bạch, rõ ràng để ngân hàng hiểu được hoạt động của doanh nghiệp khi xác định xét duyệt cho vay.

3.3.2.4. Nâng cao chất lƣơng thông tin tài chính

Các DNNVV cần quan tâm đầu tư đúng mức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, tổ chức hệ thống thông tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Ngoài việc vận dụng báo cáo tài chính, một trong những phương án khả thi là xây dựng hệ thống báo cáo nhanh bao gồm các chỉ tiêu thể hiện rõ khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này có thể dựa trên một phạm vi hẹp trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời, các tài sản kinh doanh và tài sản cá nhân.

3.3.2.6. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý

Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp cũng như cán bộ nhân viên trong hệ thống DNNVV trên địa bàn Hà Nội vẫn còn thấp, do đó để nâng cao được hiệu quả quản lý, các DNNVV cần phải chú trọng đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên, thông qua việc liên kết với các trường đại học, trung tâm dạy nghề,...Việc nắm bắt được các kiến thức này không thể thực hiện được trong một khoảng thời gian ngắn. Do vậy, cần có chính sách khuyến khích việc mở rộng và đào tạo các kiến thức cho cán bộ nhân viên, để họ trở thành những cán bộ có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt đặc biệt là có tâm huyết

78

với nghề, đi sâu đi sát cơ sở để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)