2.1.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh
a) Về doanh thu
Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, DNNVV có nhịp độ tăng trưởng doanh thu tương đối ổn định.
Bảng 2.4 Doanh thu bình quân của DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu bình quân 297 413 458
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2009
Bảng 2.4 cho thấy, doanh thu của DNNVV tăng qua các năm nhưng với tốc độ giảm dần. Cụ thể: doanh thu năm 2007 tăng 39% so với năm 2006, doanh thu năm 2008 tăng 10,8% so với năm 2007. Tốc độ tăng doanh thu chậm lại một phần do năm 2008 nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
b) Về lợi nhuận
DNNVV Hà Nội là đội ngũ doanh nghiệp rất năng động và thích ứng nhanh với biến động của thị trường, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nên dễ dàng điều chỉnh, do đó mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng hoạt động của doanh nghiệp vẫn duy trì và có hiệu quả.
Doanh nghiệp Hà Nội có mức doanh thu thuần là 2.381 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế trung bình khoảng 388 triệu đồng.
c)Về khả năng cạnh tranh
Hầu hết DNNVV chưa xây dựng được thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Khả năng liên kết của DNNVV ở Việt Nam cũng như trên địa bàn Hà Nội còn những hạn chế. Ở nhiều nước, doanh nghiệp nhỏ là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho những doanh nghiệp vừa và những doanh nghiệp này cung ứng cho những doanh nghiệp lớn hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả. Cơ cấu quản lý gọn
36
nhẹ, linh hoạt, dễ dàng chuyển đổi cơ chế hoạt động, linh hoạt trong diễn biến phức tạp của kinh tế thị trường. Các DNNVV là những doanh nghiệp bám sát thị trường nhất, đồng thời có thể điều chỉnh phương hướng kinh doanh của mình với tốc độ nhanh nhất. Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ không cần qua nhiều cấp, với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn. Do đó, DNNVV Hà Nội cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn, phạm vi các tỉnh, Thành phố và kể cả các quốc gia khác.
d) Về máy móc thiết bị, công nghệ khoa học kỹ thuật
- DNNVV do quy mô về vốn nhỏ nên khả năng đầu tư, trang thiết bị máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại rất hạn chế. Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở DNNVV còn yếu.
Công nghệ tốt giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất ra được các sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giảm chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường. Một số trường hợp doanh nghiệp không đổi mới khoa học công nghệ vì doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của khoa học công nghệ, một số doanh nghiệp nhận thức được và muốn đổi mới công nghệ nhưng khả năng về vốn không đáp ứng được.
- Mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ thấp so với các thành phần kinh tế khác. Tỷ lệ tăng qua các năm nhưng so với các thành phần kinh tế khác thì tỷ lệ này khá khiêm tốn, từ 8-21%.
DNNVV có sự tăng trưởng đáng kể về mặt số lượng, tuy nhiên về chất lượng còn hạn chế và yếu kém. DNNVV có đặc điểm chung là vốn ít, máy móc công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin, trình độ quản lý chiến lược thấp, chủ yếu hoạt động trong
37
các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, chi phí cao, năng suất và hiệu quả thấp, tỷ suất lợi nhuận bình quân không cao, khả năng tích lũy vốn thấp,... DNNVV trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhỏ bé, chưa thể là lựa chọn của các đối tác, các tập đoàn lớn. Khi lựa chọn các đối tác cung cấp dịch vụ và thiết bị phụ trợ, không chỉ các tập đoàn lớn nước ngoài mà ngay cả các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà nội cũng thường coi trọng năng lực doanh nghiệp cung ứng. Do hạn chế về vốn, công nghệ, tài sản cố định nên DNNVV rất khó tham gia những dự án đó.
2.1.2.2. Đóng góp của các DNNVV với phát triển kinh tế xã hội Hà Nội
Về hoạt động, tuy quy mô nhỏ nhưng DNNVV đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế được thể hiện trên một số mặt cụ thể sau:
Một là, DNNVV là kênh huy động vốn đáng kể trong xã hội, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, với
mức vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp là 1,5 tỷ đồng, với lực lượng trên 37.000 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội tổng vốn đăng ký lên tới khoảng 55.500 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 28,8% trên tổng nguồn vốn hoạt động, số vốn còn lại cho hoạt động của các doanh nghiệp này là phải huy động từ các nguồn trong xã hội.
Trong những năm qua, số vốn DNNVV đã đóng góp hàng năm khoảng 15.000 tỷ đồng để phát triển kinh tế, chiếm tỷ trọng trên 10% vốn đầu tư của toàn xã hội, trong đó đầu tư khu vực tư nhân chiếm 31,1% tổng đầu tư toàn thành phố. Hàng năm nộp ngân sách khoảng 460 tỷ đồng.
Khu vực DNNVV phát triển đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệpvà trong toàn bộ nền kinh tế. Khu vực này đã đóng góp khoảng 26% GDP của nền kinh tế và tạo ra 31% giá trị sản xuất công nghiệp. Đặc biệt ở một số địa phương, DNNVV của các làng nghề ở nhiều xã, phường đã tạo ra giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp từ 150-250 tỷ đồng/năm, chiếm tới trên 90% GDP của các xã đó.
38
Hai là, đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu. DNNVV không chỉ sản
xuất hàng hoá, tham gia thị trường trong nước mà còn trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lâm thuỷ sản, may mặc, tiêu dùng có giá trị cao của DNNVV đã tham gia tích cực vào thị trường xuất khẩu; có nhiều doanh nghiệp tuy không sản xuất nhưng thông qua mạng lưới khai thác cũng đã tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu trên địa bàn giảm 11,2 % so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, xuất khẩu địa phương giảm 10,5%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội 9 tháng giảm 30,8%, trong đó kim ngạch nhập khẩu địa phương giảm 25,4% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu rất đáng phấn khởi bởi lẽ điều đó chứng tỏ thị trường trong nước đã có vai trò to lớn trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế; kinh tế trên địa bàn Hà Nội tăng trưởng không phụ thuộc vào xuất nhập khẩu như các năm trước đây (trong các năm trước, mức tăng trưởng xuất khẩu thường gấp 1,5 lần đến 2 lần mức tăng trưởng GDP và là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm GDP tăng trưởng cao), đạt được thành tích đáng khích lệ này có một phần không nhỏ từ đóng góp của DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Ba là, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Từ thực tiễn hoạt động
và những đóng góp của DNNVV cho nền kinh tế đất nước nói chung, kinh tế Thủ đô nói riêng trong thời gian qua, là minh chứng cho xu hướng phát triển ngày càng lớn mạnh của loại hình doanh nghiệp này và tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. Theo thông tin của Hiệp hội các DNNVV trong lễ sơ kết hoạt động năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát nhưng DNNVV vẫn tăng trưởng khoảng 52%, đóng góp cho xã hội hàng trăm nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, DNNVV đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 425.000 lao động trên địa bàn Hà Nội.
Nguồn: Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương.
2.2.THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DNNVV 2.2.1. Mức độ tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV
2.2.1.1 Số lƣợng các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tín dụng trên địa bàn Hà Nội
Theo số liệu điều tra từ Tổng Cục Thống kê cung cấp tỷ lệ các DNNVV phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng chiếm khoảng 80 -90%.
39
Bảng 2.5 Số lƣợng DNNVV trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu vay vốn
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số DNNVV 20.952 23.764 37.624 70.600 90.250 Số DN có nhu cầu vay 12.110 18.417 30.099 57.892 77.200
Nguồn: Số liệu Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, năm 2010
Hình 2.4 Số lƣợng DNNVV có nhu cầu vay vốn
0 20.000 40.000 60.000 80.000100.000 Số lượng DN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng DNNVV có nhu cầu vay vốn
Số DN có nhu cầu vay Số DNNVV
Nguồn: Số liệu Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, năm 2010
Nhìn vào biểu đồ mô tả số lượng DNNVV trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu vay vốn trong tổng số DNNVV cho thấy số lượng DNNVV có nhu cầu vay vốn ngày càng tăng theo thời gian. Cụ thể tỷ lệ DNNVV có nhu cầu vay vốn ngân hàng năm 2006 chiếm khoảng 57,8% tổng số DNNVV, năm 2007 là 77,5%, năm 2008 khoảng 80%, năm 2009 là 81% và năm 2010 là 85%. Như vậy, tỷ lệ số DNNVV có nhu cầu vay vốn tăng lên nhanh chóng qua các năm, đặc biệt tăng trong năm 2010, năm được xem là năm các DNNVV có tốc độ tăng trưởng lớn đồng thời cũng là năm chính phủ bắt đầu triển khai thực hiện nghị quyết số 22/NQ-CP về việc trợ giúp phát triển DNNVV. Do đó, DNNVV cũng tìm đến với ngân hàng nhiều hơn.
40
2.2.1.2. Mức độ tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Theo điều tra của ngân hàng Nhà nước Hà Nội, trung bình chỉ có khoảng 32,88% DNNVV trên địa bàn Hà Nội có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,28% không thể tiếp cận được. Như vậy, nguồn vốn ngân hàng thương mại chưa đáp ứng hết nhu cầu cho DNNVV.
Bảng 2.6 Số DNNVV đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn Hà Nội
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số DNNVV có nhu cầu vay vốn 12.110 18.417 30.099 57.892 77.200 Số DNNVV được đáp ứng 2.301 6.556 12.341 23.754 29.336
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, năm 2010
Hình 2.5 Số lƣợng DNNVV đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số DNNVV đƣợc vay vốn
Số DNNVV có nhu cầu vay vốn Số DNNVV được đáp ứng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, năm 2010
Tỷ lệ DNNVV được đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều. Cụ thể, trong năm 2006 là 19%, năm 2007 là 35,6%, năm 2008 khoảng 41%, năm 2010 khoảng 38%. Có thể nhận thấy tỷ lệ DNNVV được đáp ứng vốn tín dụng trong năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 cũng là do trong năm 2007, tín dụng ngân hàng được mở
41
rộng, cũng vì thế mà các doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2010, tỷ lệ này lại giảm sút một phần do chính sách hạn chế phát triển tín dụng của ngân hàng nhà nước trong năm 2010 và các ngân hàng trở lên khắt khe hơn trong quá trình thẩm định cho vay.
Bảng 2.7 Số lƣợng DNNVV đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn Hà Nội phân theo ngành nghề
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số DNNVV được đáp ứng 3.981 6.055 9.715 23.754 29.336 Ngành CN và xây dựng 557 1.029 874 2.375 3.226 Ngành thương mại, dịch vụ 3.065 4.311 7.383 16.627 19.948 Ngành khác 360 716 1.458 4.752 6.162
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hà Nội năm 2010
Bảng số liệu cho thấy, số lượng các DNNVV thuộc ngành thương mại và dịch vụ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thương mại nhiều nhất, trung bình chiếm khoảng 70% số lượng các DNNVV được đạp ứng nhu cầu về vốn. Lý do của khả năng tiếp cận nhiều hơn so với các ngành khác là: một mặt, ngành thương mại và dịch vụ là ngành có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DNNVV trên địa bàn Hà Nội; mặt khác, đây là ngành được ngân hàng ưu đãi cho vay so với các ngành nghề khác do vòng quay vốn lưu động tương đối nhanh, khả năng hoàn vốn nhanh.
2.2.1.3. Quy mô vốn vay
Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay nền kinh tế trên địa bàn năm 2010 ước tăng 31,2% so với thời điểm cuối năm 2009. Báo cáo mới này cũng phản ánh số lượng doanh nghiệp đang còn quan hệ tín dụng với ngân hàng là 14.668 doanh nghiệp, chiếm trên 50% số DNNVV được ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn. Trong số DNNVV hiện đang có quan hệ tín dụng với các NHTM, 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, 73,2% DNNVV hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn.
42
Bảng 2.8 Dƣ nợ cho vay DNNVV
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ trên địa bàn 116.244 185.697 258.869 368.710 457.356 Dư nợ cho vay DNNVV 27.899 60.362 79.214 119.851 150.801
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hà Nội năm 2010
Hình 2.6 Tổng dư nợ cho vay DNNVV trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dƣ nợ cho vay DNNVV
Tổng dư nợ trên địa bàn Dư nợ cho vay DNNVV
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hà Nội năm 2010
Năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm khoảng 33% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, Khối NHTM Nhà nước là 71.932 tỷ đồng chiếm 47,7%, Khối NHTM Cổ phần là 70.982 tỷ đồng chiếm 47,07%, Khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.887 tỷ đồng, chiếm 2,5%. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, năm 2010 còn được coi là năm tín dụng đối với khối DNNVV có tốc độ tăng cao nhất so với các nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên, xét về mặt tương đối tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV vẫn chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng, ví dụ: như chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách đào tạo nhân sự, chính sách cho vay có bảo lãnh của ngân hàng phát triển Việt Nam cũng như hàng loạt các chương trình tài trợ của quốc tế. Tuy nhiên các DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ này.
43 Nguyên nhân của những khó khăn trên là do:
- DNNVV ít có dự án/kế hoạch kinh doanh khả thi, hoặc mức độ khả thi thấp hay một số DNNVV lại không biết cách lập dự án/kế hoạch kinh doanh nên nếu được ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng thì cũng chỉ tiếp cận được nguồn vốn rất