thƣơng mại của DNNVV
Nói đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV có nghĩa là đề cập đến hai đối tượng nằm trong tương tác với nhau là ngân hàng và DNNVV. Bằng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, tác giả nhận thấy, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV sẽ bao gồm ít nhất từ bản thân hai đối tượng này, một là từ phía DNNVV, hai là từ phía ngân hàng. Dưới đây sẽ phân tích những nhân tố này.
1.4.3.1. Về phía DNNVV
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: để đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngân hàng, DNNVV phải hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Nhiều ngân hàng để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng đối với DNNVV yêu cầu tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn phải lớn. Ngược lại, nếu năng lực tài chính của khách hàng yếu là biểu hiện của tình trạng làm ăn kém hiệu quả, khi đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi lại khoản tín dụng đã cấp cho DNNVV.
- Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của ban lãnh đạo DNNVV: Sự thành bại của DNNVV vay vốn nào phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh và bộ máy quản lý. Nếu bộ máy quản lý kinh doanh của DN có năng lực kinh doanh tốt, có trình độ học vấn cao, có khả năng xoay xở trong mọi tình huống thì tính khả thi của dự án có hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, một bộ máy quản lý có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn sẽ đảm bảo xây dựng được những dự án/kế hoạch kinh doanh khả thi.
- Tài sản đảm bảo: Hoạt động của DNNVV luôn phải đối đầu với các rủi ro, vì vậy tài sản đảm bảo như một nguồn tài trợ thứ hai khi nguồn tài trợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo
25
là những tài sản thuộc sở hữu, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản đảm bảo cũng có thể được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng cho doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn sử dụng giá trị tài sản đảm bảo để đưa ra hạn mức tối đa cấp tín dụng cho DNNVV. Thuật ngữ này được gọi là tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.
- Việc sử dụng vốn vay của DNNVV: Việc DNNVV sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì phương án/dự án vay vốn của DNNVV gửi đến ngân hàng mới có giá trị thực tiễn. Nếu DNNVV sử dụng tiền vay không đúng mục đích sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý sự vận động của đồng vốn, ảnh hưởng tới công tác kiểm tra kiểm soát của ngân hàng đối với DNNVV trong quá trình cho vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
1.4.3.2. Về phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng ngân hàng: Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng, đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Do vậy, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng ngân hàng được coi là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó.
Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng ngân hàng, chính sách tín dụng có thể là mở rộng hoặc thu hẹp, chú trọng tới nhóm khách hàng nào… Ở những giai đoạn khác nhau và tùy theo định hướng phát triển, mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình chính sách tín dụng cụ thể.
- Chất lượng cán bộ: Yếu tố con người luôn được coi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mọi công việc nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Vì vậy việc tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo cả về mặt đạo đức lẫn chuyên môn. Như vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng mới có hiệu quả, chất lượng tín dụng của ngân hàng mới được nâng cao.
- Nguồn thông tin: nguồn thông tin đặc biệt là thông tin tín dụng có vai trò rất quan trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay đối với ngân hàng. Trên cơ
26
sở những thông tin thu thập được, cán bộ quản lý có thể ra những quyết định đúng đắn về việc đầu tư tín dụng, tư vấn kinh doanh cho khách hàng. Chính vì vậy, việc thu thập đầy đủ thông tin về đối tượng cho vay là hết sức quan trọng.
Thông tin có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ bên trong, bên ngoài hệ thống. Xây dựng một hệ thống thông tin với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp sẽ giúp ngân hàng có được các thông tin chính xác và nhanh chóng, góp phần vào thành công của hoạt động tín dụng, giảm thiểu các rủi ro và chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao.
- Kiểm soát nội bộ: các quy chế và các nguyên tắc cho vay nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây tổn thất, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Công tác kiếm soát nội sẽ đảm bảo việc tuân thủ cơ chế, pháp luật trong điều hành công việc của cán bộ tín dụng, mặt khác, nắm được những sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng để có biện pháp khác phục kịp thời. Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thông suốt hiệu quả, đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Nâng cao chất lượng công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngoài các nhân tố từ phía DNNVV và ngân hàng, các yếu tố về cơ chế chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV. Bởi lẽ, hai chủ thể này tồn tại trong sự quản lý của Nhà nước.
1.4.3.3. Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của Nhà nƣớc
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là hệ thống luật và văn bản pháp lý theo đó mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Không có pháp luật hoặc hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thường xuyên thay đổi, không phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế sẽ không đảm bảo tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng như cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu… Những thay đổi bất thường này sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của
27
DNNVV. Hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, ổn định sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc góp phần vào sự phát triển của DNNVV từ đó nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
- Môi trường kinh tế: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái... Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Cụ thể: Môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp hoạt động, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển. Như vậy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng đều được nâng cao trong môi trường kinh tế ổn định. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao, đầu tư mang lại hiệu quả thấp nhất là đối với DNNVV với năng lực tài chính hạn hẹp sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như: chi phí sản xuất cao, hàng hóa sản xuất ra khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp không đủ để trả nợ.
- Môi trường chính trị - xã hội: Tình hình chính trị ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động ngân hàng. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn, cho vay, phát triển các loại hình dịch vụ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.
Tóm lại, việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV chịu tác động của rất nhiều nhân tố như năng lực tài chính, trình độ lãnh đạo, giá trị tài sản đảm bảo của DNNVV; chính sách tín dụng, hệ thống thông tin thu thập được của ngân hàng; cùng với các điều kiện của nền kinh tế xã hội, môi trường pháp lý; ... Để có thể nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới nó để từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp.
28
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ ĐỊA PHƢƠNG VỀ VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA CÁC