Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 87)

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cũng như hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào đều chịu sự tác động và chi phối của các cơ chế chính sách Nhà nước. Qua phân tích và đánh giá trên, để tạo điều kiện cho DNNVV phát triển cũng như tạo thuận lợi các DNNVV tiếp cận với vốn vay ngân hàng, Nhà nước và các Bộ ngành liên quan cần có các chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa, nhất là chính sách tín dụng. Sau đây, tác giả đưa ra một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan:

- Chính phủ cần củng cố và phát triển các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương tạo điều kiện cho các DNNVV trong vay vốn. Đồng thời trong trường hợp các DNNVV gặp phải rủi ro không trả nợ được nợ vay ngân hàng, các Quỹ bảo lãnh này sẽ đứng ra trả nợ thay. Hàng năm bổ sung nguồn vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn của các định chế tài chính trong và ngoài nước và từ chính các DNNVV.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động doanh nghiệp, các giải pháp tín dụng, hải quan, thuế, … tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp thuận lợi nắm bắt và khai thác thời cơ trong sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước cần xác lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng. Triển khai thực hiện tốt thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo; cập nhật đầy đủ, kịp thời và cung cấp các thông tin về giao dịch đảm bảo một cách thuận tiện nhất. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng

80

trong việc hoàn thiện thủ tục thế chấp tài sản, vay vốn ngân hàng cũng như xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng.

- Các cấp, các ngành có liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện đề án quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở cho các cá nhân, các tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thế chấp ngân hàng.

- Bên cạnh việc tạo các điều kiện giúp đỡ DNNVV, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp này. Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để vừa có tính chất hỗ trợ, vừa quản lý DNNVV hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Cần nghiên cứu để đưa ra chế độ kế toán phù hợp đối với thực tế DNNVV và phù hợp với luật kế toán hiện hành.

- Tổng cục thuế cần có biện pháp cương quyết và hữu hiệu hơn trong công tác quản lý tài chính, hoá đơn cũng việc chấp hành luật thuế của DNNVV.

- Các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ các DNNVV trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tổ chức các lớp đào tạo cho các DNNVV về công tác tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập.

81

KẾT LUẬN

Vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV nói riêng và đặc biệt là các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đang ngày càng được khẳng định và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế của thủ đô hiện nay. Các DNNVV tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động. Ngoài ra, các DNNVV còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nỗ lực phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cư khác nhau, tạo ra sự phát triển đồng đều hơn nữa giữa các vùng, khu vực trong phạm vi toàn quốc.

Với quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn chế, đội ngũ quản lý kinh doanh có chuyên môn thấp, chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho quá trình hội nhập quốc tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh còn thấp, khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế,... Tình trạng các DNNVV trên địa bàn Hà Nội gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là tình trạng phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn phổ biến ngày cả với các nước khác trên thế giới. Do đó, DNNVV Hà Nội cần có các chính sách hỗ trợ của các Sở, Ban, Ngành của Thành Phố, các Hiệp hội để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Mặc dù đã rất cố gắng nỗ lực, song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp, và những người quan tâm để bổ sung hoàn thiện luận văn có chất lượng cũng như nâng cao nhận thức. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội và đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (2008), Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng. 2. Bộ Công Thương (2008), Tác động từ việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế

giới đến KT-XH Việt Nam, Dự án nghiên cứu.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đề tài cấp Bộ.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Chương trình phát triển Kinh tế tư nhân, Chuyên đề nghiên cứu Kinh tế tư nhân của dự án MPDF.

5. Các văn bản có liên quan:

 Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010.

 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về việc trợ giúp phát triển DNNVV.

 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về việc trợ giúp phát triển DNNVV.

 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng ban hành kềm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ –NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam. 6. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2008), Niên giám thống kê 2007.

7. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998.

8. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hội thảo minh bạch thông tin tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi.

9. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999.

10.Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ (2001), ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11.Nguyễn Thị Cành, Trần Viết Hoàng, Trần Thọ Phú, Cung Trần Việt, Nick Freedman, David Ray, Chính sách tín dụng cấp tỉnh cho các doanh nghiệp

83

vừa và nhỏ tại VN, Báo cáo nghiên cứu chính sách-VNCI, Số 8, tháng 7/2006.

12.Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn Thủ đô Hà Nội năm 2008.

13.Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6/ 2009, TTXVN, VOV 19/8/2009 - Theo CLCSCN số 11.

14.Tổng cục Thống kê (2007), Thực trạng Doanh nghiệp năm 2004, 2005, 2006. 15.Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.

16.Website:

 Đảng cộng sản Việt Nam: www.dangcongsan.vn/

 Ngân hàng nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/

 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI: www.vcci.com.vn

 Sở Kế hoach và Đầu tư Thành phố Hà Nội: hapi. org.vn  Thông tin kinh tế Việt Nam và thế giới: www.tinkinhte.com

 Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn/

 Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc: www.hotrodoanhnghiep.gov.vn

 Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung Ương: www.vnep.org.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 87)