Mục tiêu phát triển các DNNVV ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 68)

Mục tiêu

- Số DNNVV thành lập mới tăng 15%/năm;

- Tỷ lệ DNNVV trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt khoảng 4,5- 5% trong tổng số DNNVV;

- Tạo thêm khoảng 100.000 chỗ làm mới trong giai đoạn 2010- 2015;

- Khoảng 20.000 lao động được hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật, và các kỹ năng quản lý tại các DNNVV;

- DNNVV trên địa bàn Hà Nội được đáp ứng vốn vay là 120.000 tỷ đồng; - Đáp ứng cơ bản về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Kế hoạch hỗ trợ: Thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5629/QĐ- UBND ngày 12/11/2010 về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ DNNVV Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu kế hoạch nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu đến năm 2015, các DNNVV tham gia đáng kể vào việc giải quyết việc làm thông qua cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

- Nhiệm vụ hỗ trợ về năng lực cạnh tranh: kế hoạch hỗ trợ DNNVV tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và thông tin. Phát triển DNNVV cả về số lượng và chất

61

lượng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, thực hiện các chính sách xã hội.

- Nhiệm vụ trợ giúp về mặt bằng sản xuất: trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển kinh tế ngành của thành phố. Uỷ ban nhân dân Thành phố công bố công khai quỹ đất để thực hiện đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường và phù hợp quy hoạch.

- Nhiệm vụ trợ giúp về xúc tiến thương mại: trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hàng năm, thành phố triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư với mục đích trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng, tìm kiếm thị trường, cơ hội đầu tư trong và ngoài nước; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư được hỗ trợ một phần ngân sách.

- Nhiệm vụ trợ giúp phát triển nguồn nhân lực: khắc phục những điểm yếu tồn tại trong các doanh nghiệp bằng các khóa đào tạo ngắn hạn (trong đó lớp khởi sự doanh nghiệp sẽ đào tạo 12.000 lượt học viên với 300 khóa học, kinh phí là 7,2 tỷ đồng; lớp Quản trị doanh nghiệp sẽ đào tạo 8000 lượt học viên trong 200 khóa học, kinh phí là 5,2 tỷ đồng). Bên cạnh đó Thành phô cũng sẽ hỗ trợ đào tạo kiến thức giám đốc điều hành CEO, từng bước xây dựng một đội ngũ Giám đốc điều hành có kiến thức và tư duy kinh doanh hiện đại cho thủ đô, sẽ có 500 lượt học viên được hỗ trợ trong 20 khóa học với kinh phí vào khoảng 11,76 tỷ đồng.

- Nhiệm vụ trợ giúp về kinh phí: Thành phố giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp và bố trí kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguồn:http//www.hotrodoanhnghiep.gov.vn/Default.asp?mod=News&action=list& NewsID=11342&temp=HTDN_vn&Object=1&ItemID=100&Language=vn

62

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)