Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex (Trang 29)

Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản

22

xuất kinh doanh các sản phẩm hóa dầu. Công ty đã được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn các danh hiệu sau:

- Thương hiệu Petrolimex- PLC được hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao giải thưởng “Sao vàng đất Việt”.

- Thương hiệu dầu nhớt Racer được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Được xếp vào top 500 thương hiệu uy tín tại Việt Nam do các độc giả Báo Thương mại điện tử bình chọn.

- Huy chương vàng Hội chợ Expo nhiều năm.

- Tháng 10/2006, công ty PLC được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng “Cúp Vàng ISO- Chìa khoá hội nhập”.

Bảng 1.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (Giai đoạn 2008 – 2010)

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Tổng doanh thu Tr. Đồng 1.445.438 2.000.502 2.593.864

Tổng lợi nhuận trước thuế Tr. Đồng 38.740 41.961 63.734

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh Tr. Đồng 28.050 38.569 57.699

Lợi nhuận ròng Tr. Đồng 38.740 36.109 55.065

( Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm của PLC đã được kiểm toán)

Từ bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của PLC liên tục tăng. Ghi nhận các thành tích đã đạt được, công ty đã được trao tặng các danh hiệu cao quý như huân chương lao động hạng II, III, bằng khen của Chính phủ năm 2001, cờ thi đua của Chính phủ ...

23

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (PLC) bao gồm các phòng ban, nhà máy, kho bãi…được chia ra làm 03 khối dựa vào chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Khối văn phòng: Trụ sở chính đóng tại Hà Nội, thực hiện chức năng điều hành hoạt động của toàn công ty, chịu trách nhiệm về tài chính, pháp luật,…

- Khối nhà máy: có 02 nhà máy là nhà máy dầu nhờn Thượng Lý - Hải Phòng, nhà máy dầu nhờn Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm sản xuất, tồn chứa và phân phối sản phẩm ra thị trường.

- Khối kho bãi trung chuyển: kho dầu nhờn Đức Giang - Hà Nội, là nơi trung chuyển, tồn chứa sản phẩm để phân phối ra thị trường.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hệ thống QLMT của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex mà cụ thể là tại 03 khối đơn vị nói trên. Bởi mỗi khối đơn vị có chức năng nhiệm vụ đặc trưng riêng, nghiên cứu 03 khối đơn vị trên sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về Hệ thống QLMT trong toàn công ty.

Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chưa thực hiện quá trình xây dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001, luận văn này nghiên cứu xây dựng Hệ thống QLMT tại công ty PLC theo tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản mới nhất ISO 14001:2005.

2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: 2.2.1. Mục tiêu: 2.2.1. Mục tiêu:

- Nắm rõ nội dung tiêu chuẩn ISO 14001 và quá trình áp dụng tiêu chuẩn. - Xác định thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 xây dựng Hệ thống QLMT tại công ty PLC.

2.2.2. Nhiệm vụ đề tài:

- Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam. - Tìm hiểu cơ cấu, hoạt động, tình hình phát triển của công ty PLC.

24

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại công ty PLC.

- Điều tra tìm hiểu thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty PLC.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu:

- Thu thập tài liệu liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14001. Thu thập số liệu về tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.

- Thu thập thông tin về công nghệ sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả tăng trưởng về sản lượng và doanh thu, nhu cầu xây dựng Hệ thốngQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Thu thập thông tin môi trường từ báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của công ty.

- Thu thập thông tin từ kết quả điều tra thực tế.

- Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp phổ biến khi nghiên cứu một vấn đề bất kỳ bởi phương pháp này ít tốn kém, cung cấp cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên chất lượng tài liệu thu được có thể rất khác nhau nên cần có thời gian để xem xét, nghiên cứu kỹ.

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu:

- Phân tích các yêu cầu như: nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường, xu hướng toàn cầu hóa về môi trường, các thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.

- Phân tích số liệu từ các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại các đơn vị của công ty, so sánh với các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường.

- Phân tích các điều kiện thuận lợi và khó khăn tại PLC khi triển khai xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Những việc cần làm để đáp ứng yêu cầu của ISO 14001.

- Đề xuất xây dựng một chương trình quản lý môi trường cụ thể theo từng bước của tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty PLC.

25

2.3.3. Phƣơng pháp điều tra:

 Mục đích điều tra:

- Điều tra sự quan tâm của cán bộ công nhân viên đối với công tác quản lý môi trường của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Điều tra thông tin về sự hiểu biết của cán bộ, người lao động trong công ty về tiêu chuẩn ISO 14001.

- Từ kết quả điều tra, rút ra thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001 tại công ty PLC.

 Phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra: - Phạm vi: trong công ty PLC.

- Đối tượng: cán bộ người lao động trong công ty.

- Đơn vị điều tra: văn phòng công ty, 2 nhà máy, kho trung chuyển. - Số lượng cán bộ, người lao động điều tra: 50 người.

 Thiết lập phiếu điều tra

- Phiếu điều tra là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp có trình tự và theo nội dung nhất định giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập. [7]

- Phiếu điều tra tại công ty PLC được thiết lập gồm 03 câu hỏi, với nội dung tìm hiểu chung sự quan tâm của cán bộ công nhân viên trong công ty đến vấn đề môi trường và tiêu chuẩn ISO 14001. Câu hỏi được sử dụng trong phiếu điều tra là câu hỏi đóng. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi đã có trước những phương án trả lời cụ thể mà người trả lời chỉ việc lựa chọn một hoặc một số phương án mà họ cho là phù hợp nhất [7]. Sử dụng câu hỏi đóng có những thuận lợi và khó khăn sau:

+ Thuận tiện cho người trả lời, chỉ cần lựa chọn một phương án đã được nêu ra trong phiếu điều tra.

+ Người được hỏi hiểu câu hỏi một cách thống nhất, theo cùng một nghĩa. + Thuận lợi cho việc xử lý kết quả điều tra.

+ Tuy nhiên câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra là câu hỏi đóng nên bó hẹp tư duy của người được điều tra, không mở ra các khía cạnh mới.

26  Phương pháp chọn mẫu:

- Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn mẫu mà trong đó các đơn vị của tổng thể mẫu được chọn ra trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tượng và kinh nghiệm thực tế. [5]

- Số cán bộ người lao động trong toàn công ty PLC là 300 người, thực hiện cuộc điều tra thu thập thông tin phục vụ đề tài này, tiến hành lựa chọn 50 người trong toàn bộ công ty trong đó 15 người tại văn phòng, mỗi nhà máy 12 người, kho Đức Giang 11 người bao gồm cán bộ quản lý chuyên viên và công nhân.

- Phiếu điều tra được gửi đến các đối tượng điều tra thông qua email. Các đơn vị của công ty PLC có vị trí địa lý cách xa nhau (văn phòng đóng tại Hà Nội, 01 nhà máy ở Hải Phòng, 01 nhà máy ở TP.Hồ Chí Minh). Với cách thức gửi email này, kết quả điều tra không ghi nhận được thái độ của người được điều tra và các trường hợp ngoại lệ phát sinh.

- Thuận lợi của phương pháp điều tra chọn mẫu: chỉ tiến hành nghiên cứu trên một bộ phận của tổng thể nên tiết kiệm về sức người và thời gian. Tuy nhiên, các đơn vị của tổng thể được chọn ra không phải một cách ngẫu nhiên nên không đảm bảo kết quả mang tính khách quan.

 Sai số

- Sai số trong điều tra là điều thường gặp, nó làm chênh lệch giữa giá trị thực và kết quả điều tra mang lại. Trong phạm vi đề tài này, để đảm bảo kết quả điều tra đạt độ chính xác cao, một số biện pháp được sử dụng để hạn chế sai số như: chuẩn bị tốt việc thiết lập phiếu điều tra, kiểm tra các phiếu điều tra có đầy đủ thông tin không, các câu trả lời trong từng phiếu có đủ và hợp logic không, thận trọng khi nhập kết quả vào máy.

 Tổng hợp thống kê:

- Các kết quả từ phiếu điều tra tập hợp, kiểm tra có hợp lệ không.

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả thu được. Kết quả cuối cùng được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %. Từ kết quả mục đích điều tra sẽ được thể hiện.

27

2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá hiện trạng môi trƣờng và quản lý môi trƣờng doanh nghiệp:

Mô tả thực trạng công tác QLMT và kết quả quan trắc tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex để phân tích, đánh giá những nội dung sau:

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt, môi trường không khí, điều kiện vi khí hậu tại công ty PLC. Dựa trên kết quả phân tích chỉ tiêu môi trường đối chiếu với tiêu chuẩn chất lượng môi trường của Việt Nam để đưa ra nhận xét hiện trạng chất lượng môi trường và mức độ tác động đến môi trường.

- Phân tích các nguyên nhân phát sinh chất thải, nước thải, khí thải tại các đơn vị của công ty PLC.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý môi trường tại công ty, những thuận lợi, khó khăn. Các vấn đề bất cập cần giải quyết trong thời gian tới.

- Phân tích hoạt động tại các đơn vị của công ty PLC có liên quan đến môi trường và những vấn đề cần thực hiện trong thời gian tới.

- Dự báo về nguồn tác động, các yếu tố tác động tới môi trường, diễn biến chất lượng môi trường trong thời gian tới, các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường.

2.3.5. Phƣơng pháp phân tích vòng đời sản phẩm:

Dựa vào sơ đồ quy trình sản xuất của công ty, sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để đánh giá tổng thể về môi trường từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất , đến phân phối sản phẩm và xử lý chất thải phát sinh.

Vòng đời sản phẩm – LCA là phép phân tích một hệ sản phẩm hoặc dịch vụ xuyên suốt mọi giai đoạn của chu trình từ khi mua nguyên liệu, nhập nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, sử dụng, tái sử dụng, duy trì, quản lý chất thải và các hệ cung cấp năng lượng liên quan. [1]

Thuận lợi khi sử dụng phương pháp LCA giúp công ty quản lý được thành phần chất thải phát sinh trong toàn bộ quy trình sản xuất và kiểm soát các rủi ro môi trường. Tuy nhiên sử dụng phương pháp LCA cũng gặp phải một số khó khăn đó là quá trình LCA phân tích rất phức tạp đòi hỏi nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nên mất nhiều thời gian.

28

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng môi trƣờng tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex: 3.1.1. Cơ cấu tổ chức Hệ thống QLMT: 3.1.1. Cơ cấu tổ chức Hệ thống QLMT:

Tổng giám đốc chỉ đạo thống nhất việc quản lý và thực hiện công tác bảo vệ môi trường từ văn phòng công ty tới các đơn vị là nhà máy, kho bãi.

Phòng kỹ thuật công ty là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường trong toàn công ty. Phòng kỹ thuật có một chuyên viên phụ trách công tác môi trường đồng thời kiêm nhiệm theo dõi công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy trong toàn công ty.

Tại các đơn vị bộ phận kỹ thuật cơ sở giữ vai trò đầu mối theo dõi công tác môi trường tại đơn vị mình dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy hoặc trưởng kho. Trong quá trình hoạt động các vấn đề phát sinh, báo cáo phòng kỹ thuật công ty để chỉ đạo thực hiện và kịp thời xử lý, đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.

3.1.2. Phân công trách nhiệm trong Hệ thống QLMT:

Tổng giám đốc chỉ đạo và phê duyệt các định hướng chiến lược, mục tiêu, kế hoạch dài hạn về công tác bảo vệ môi trường trong toàn công ty.

Phòng kỹ thuật công ty chịu trách nhiệm chính trong công tác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

- Tham mưu cho Tổng giám đốc hướng dẫn thống nhất các đơn vị triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường.

- Tham mưu cho Tổng giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ và gửi kết quả báo cáo cho ban giám đốc cũng như các bộ phận liên quan.

Lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo phòng kỹ thuật tại đơn vị mình và các bộ phận liên quan theo dõi công tác môi trường tại đơn vị, tình trạng kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải đề phòng sự cố bất thường xảy ra. Đảm bảo hoạt động của đơn vị không gây tác động tới môi trường xung quanh.

29

3.1.3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trƣờng:

Phương châm hoạt động của công ty PLC là “Chất lượng đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. Công ty thường xuyên có hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho toàn bộ công nhân viên như phổ biến nội dung cơ bản của Luật Môi trường và các văn bản môi trường mới ban hành liên quan đến hoạt động của công ty để mọi người được biết và nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định. Công ty thực hiện chính sách khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích về bảo vệ môi trường, kỷ luật những trường hợp vi phạm quy định, nội quy.

Công ty xây dựng chương trình giám sát môi trường định kỳ. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý môi trường. Từ kết quả quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường và có biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp. Đối với hoạt động sản xuất, công tác giám sát sẽ nhằm vào các mặt: chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước và các yếu tố vi khí hậu

Nhận xét thực trạng công tác quản lý môi trƣờng tại PLC:

Trong quá trình hoạt động, công ty PLC đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên công tác này chưa được chú trọng được thể hiện qua các điểm sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)