Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex (Trang 73)

Tình trạng khẩn cấp tại PLC là sự cố cháy nổ, sự cố tràn dầu, sự cố nứt bồn gây rò rỉ dầu nhưng chưa gây tràn dầu. Quy trình ứng phó như sau:

Đối với trình trạng khẩn cấp liên quan đến sự cố tràn dầu:

Sự cố tràn dầu có thể xảy ra khi truyền tải nguyên vật liệu. Các đơn vị của công ty đều nằm trong diện tích đất của tổng kho xăng dầu tại các khu vực ( nhà máy dầu nhờn Thượng Lý nằm trong diện tích đất Tổng kho xăng dầu khu vực III, nhà máy dầu nhờn Nhà Bè nằm trong diện tích đất Tổng kho xăng dầu khu vực II) nên hằng năm công ty đều ký hợp đồng ứng phó với sự cố tràn dầu với tổng kho. Khi có sự cố xảy ra sẽ liên lạc với các bộ phận có chức năng đã quy định trong hợp đồng để khắc phục sự cố).

Đối với tình trạng khẩn cấp liên quan đến sự cố cháy nổ:

 Trách nhiệm:

Thành lập ban chỉ huy PCCC cơ sở và đội PCCC cơ sở tại các đơn vị.

Ban chỉ huy PCCC cơ sở:

- Chỉ đạo việc thực hiện các công tác liên quan đến PCCC.

- Cung cấp các điều kiện về nguồn lực, trang thiết bị cần thiết để thực hiện các công tác an toàn PCCC.

- Lập phương án đảm bảo an toàn PCCC trình cơ quan chức năng phê duyệt. - Chỉ đạo khắc phục hậu quả liên quan khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

Đội PCCC cơ sở:

- Tham gia diễn tập PCCC theo định kỳ.

- Tham gia các lớp tập huấn để trao dồi kiến thức và kinh nghiệm.

- Khi xảy ra sự cố phải thực hiện khắc phục, xử lý sự cố theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định.

66  Hành động phòng ngừa:

- Hàng năm lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị PCCC, bảo hộ lao động cũng như các thiết bị cần thiết.

- Có kế hoạch đào tạo, tập huấn an toàn PCCC.

- Thực hiện kiểm định các thiết bị an toàn và thiết bị PCCC.

- Lập phương án chữa cháy tại chỗ (nếu cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới) và các nội dung cần thiết khác.

 Ứng phó khi xảy ra sự cố cháy nổ:

Khi xảy ra sự cố cháy nổ, thực hiện ứng phó như trong phương án chữa cháy tại chỗ đã được phê duyệt.

 Báo cáo sau khi xảy ra sự cố:

Ngay sau khi khắc phục xong sự cố cháy nổ phát sinh tại cơ sở, đơn vị phát sinh sự cố phải gửi ngay báo cáo lên ban ISO.

Ứng phó với sự cố nứt vỡ bồn chƣa gây tràn dầu:

 Ứng phó sự cố:

- Đơn vị phát hiện vị trí nứt, vỡ bồn dầu phải thực hiện ngay hành động giảm tải của bể xảy ra sự cố. Hành động giảm tải bao gồm: ngưng bơm dầu gốc, phụ gia vào bể. Bơm lượng nguyên vật liệu đang chứa trong bể sang bể khác.

- Lượng dầu đã bị rò chảy được thu gom trong mương rãnh tiêu độc, nằm trong phạm vi đê ngăn cháy.

- Thực hiện thu gom lượng dầu bị rò chảy.

- Thực hiện hành động gia công, sữa chữa vị trí gây ra sự cố.  Hành động phòng ngừa:

- Thiết kế mương tiêu độc, đê ngăn cháy bao quanh bồn bể, đảm bảo dung tích chứa dầu tràn khi xảy ra sự cố nứt, vỡ bồn.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bồn bể.  Báo cáo sau khi xảy ra sự cố:

Ngay sau khi khắc phục xong sự cố cháy nổ phát sinh tại cơ sở, đơn vị phát sinh sự cố phải gửi ngay báo cáo lên ban ISO.

67

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)