Đánh giá sự tuân thủ

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex (Trang 76)

Theo yêu cầu ISO 14001 công ty cần xây dựng thủ tục dạng văn bản để đánh giá định kỳ sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các qui định môi trường liên quan. Việc đánh giá do tự công ty thực hiện, không cần phải do một bên độc lập thực hiện. Các yêu cầu cần được xem xét khi đánh giá sự tuân thủ tại PLC như sau:

- Giá trị các thông số môi trường từ các đợt quan trắc định kỳ để chứng minh sự tuân thủ với các tiêu chuẩn cho phép.

- Thủ tục xác định nhu cầu đào tạo theo yêu cầu và các qui định của pháp luật, bằng chứng về các khóa đào tạo đã được thực hiện.

69

- Các báo cáo như báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường, báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại và bằng chứng về các báo cáo đã nộp.

- Các yêu cầu kiểm tra của các đơn vị có chức năng và bằng chứng về việc thực hiện các cuộc kiểm tra đó.

- Các yêu cầu lưu giữ hồ sơ và bằng chứng về việc các hồ sơ được lưu giữ theo quy định của pháp luật.

- Công tác quản lý, vận chuyển chất thải nguy hại phải được thực hiện theo quy định và bằng chứng của việc thực hiện vận chuyển theo các yêu cầu này.

- Các yêu cầu về hành động khắc phục và bằng chứng về việc thực hiện hành động khắc phục một cách hợp lý.

Ban ISO công ty theo dõi sự tuân thủ của các phòng ban, đơn vị. Công ty cần ban hành danh mục kiểm tra sự tuân thủ, bao gồm tất cả các quy định và yêu cầu. Bất cứ sự không phù hợp nào được phát hiện trong quá trình đánh giá đều được ghi lại vào bản đánh giá, sau đó lập thành văn bản để có các hành động khắc phục.

3.4.4.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa:

Đối với những hành động không phù hợp đã xảy ra hoặc đang tiềm ẩn đều phải có những hành động khắc phục, phòng ngừa để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp và để duy trì tính hiệu lực của Hệ thống QLMT trong công ty.

Định nghĩa sự không phù hợp:

Sự không phù hợp được định nghĩa như là sự không đáp ứng/thỏa mãn yêu cầu của Hệ thống QLMT. Sự không phù hợp bao gồm các trường hợp sau:

- Sự không phù hợp phát sinh do sự cố. - Sự không phù hợp phát hiện qua khiếu nại.

- Sự không phù hợp phát hiện qua đánh giá môi trường nội bộ.

- Sự không phù hợp phát hiện qua việc đánh giá chứng nhận, đánh giá duy trì. - Các kết quá đo đạc môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Sự không phù hợp phát hiện qua hoạt động hàng ngày mà có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

70

Quy trình xử lý sự không phù hợp:

 Xử lý sự không phù hợp phát sinh do sự cố: xử lý theo quy trình sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp (mục 3.4.3.7).

 Xử lý sự không phù hợp phát sinh qua khiếu nại: xử lý theo quy trình trao đổi thông tin (mục 3.4.3.3).

 Xử lý sự không phù hợp phát hiện qua đánh giá môi trường nội bộ: xử lý theo quy trình đánh giá nội bộ (mục 3.4.4.5).

 Xử lý sự không phù hợp phát hiện qua đánh giá chứng nhận, đánh giá duy trì:

- Tổ chức đánh giá lập báo cáo về sự không phù hợp và gửi đến ban ISO. - Ban ISO xem xét nội dung điểm không phù hợp và xác nhận.

- Ban ISO phối hợp với phòng phát sinh sự không phù hợp tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất và thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa và làm văn bản gửi tổ chức đánh giá.

- Tổ chức kiểm tra sẽ căn cứ vào mức độ sự không phù hợp để quyết định hình thức kiểm tra việc thực hiện hành động khắc phục.

 Xử lý sự không phù hợp trong trường hợp các kết quả đo đạc môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép:

- Đối với kết quả đo đạc môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép, bộ phận theo dõi công tác đo đạc phải tìm hiểu nguyên nhân và báo cáo ngay lên ban ISO để xin hướng dẫn thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

 Xử lý sự không phù hợp phát hiện qua hoạt động hàng ngày có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh:

- Người phát hiện ra sự không phù hợp liên lạc với nhân viên ISO của phòng ban, đơn vị liên quan để đưa và biện pháp xử lý tạm thời.

- Nhân viên ISO đó có trách nhiệm liên lạc với ban ISO để tiến hành điều tra nguyên nhân và xử lý khắc phục.

- Quá trình xử lý sự không phù hợp cần phải được ghi chép lại và được xác nhận bởi lãnh đạo phòng ban xảy ra sự không phù hợp.

71

 Xử lý sự không phù hợp phát hiện bởi các cơ quan chức năng quản lý môi trường của nhà nước.

- Khi có sự không phù hợp phát hiện bởi các cơ quan quản lý môi trường nhà nước, phải báo cáo ngay lên ban ISO để xin hướng dẫn thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

3.4.4.4. Kiểm soát hồ sơ:

Hồ sơ được hiểu là các bằng chứng chứng minh rằng công việc nào đó đã được thực hiện. [5]

Công ty phải thiết lập và duy trì các hồ sơ cần thiết để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của Hệ thống QLMT của công ty.

Lập hồ sơ môi trƣờng:

Các phòng ban, đơn vị phải lập hồ sơ cần chỉ rõ ngày thiết lập, người lập, người kiểm tra và phê duyệt để chứng minh kết quả đạt được của các hoạt động môi trường, sự tuân thủ các yêu cầu của hệ thống QLMT và tiêu chuẩn ISO 14001.

Ví dụ danh mục hồ sơ môi trường tại công ty PLC gồm: - Chính sách môi trường.

- Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. - Các giấy phép môi trường.

- Quy trình tiếp cận luật và các yêu cầu khác. - Hồ sơ về các lần quan trắc.

- Các báo cáo môi trường ra bên ngoài.

- Các báo cáo về sự cố và hành động khắc phục.

- Hồ sơ diễn tập các thủ tục ứng phó với tình trạng khẩn cấp. - Hồ sơ về sự tuân thủ và kết quả đánh giá Hệ thống QLMT. - Hồ sơ về các cuộc họp xem xét của lãnh đạo.

Lƣu giữ hồ sơ môi trƣờng đảm bảo:

- Dễ đọc, dễ tìm.

- Dễ phân định và dễ tìm nguồn gốc của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan.

- Được bảo quản chống hư hỏng hoặc mất mát. - Thời gian lưu giữ cần được quy định và ghi lại.

72

Bảng 3.19: Đề xuất bảng kiểm soát hồ sơ môi trƣờng STT Tên hồ sơ Nơi lƣu

giữ Thời gian lƣu giữ Phƣơng pháp hủy bỏ Ghi chú 1 2 3.4.4.5. Đánh giá nội bộ:

Sau khi hoàn thành công tác xây dựng Hệ thống QLMT, công ty cần tiến hành đánh giá nội bộ, tự xem xét lại hệ thống của mình nhằm xem xét hiệu quả của các quá trình thực hiện, giải quyết các vấn đề tồn đọng trong hệ thống và cung cấp thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo. Quy trình đánh giá nội bộ có thể được xây dựng như sau:

Lựa chọn nhân viên đánh giá nội bộ:

- Nhân viên đánh giá môi trường nội bộ nên chọn là người đã hoàn thành khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ là “nhân viên đánh giá môi trường nội bộ”.

- Trưởng nhóm đánh giá nên chọn là nhân viên có kinh nghiệm nhiều lần tham gia đánh giá môi trường nội bộ (có thể ít nhất là 3 lần).

- Khi nhân viên đánh giá môi trường nội bộ đánh giá hoạt động môi trường tại một phòng ban, đơn vị thì chính phòng ban, đơn vị đó sẽ lại đánh giá năng lực của nhân viên đánh giá.

Lập kế hoạch đánh giá môi trƣờng nội bộ:

Ban ISO hoặc người được chỉ định chịu trách nhiệm lập chương đánh giá môi trường nội bộ. Chương trình đánh giá bao gồm:

- Thời gian tiến hành đánh giá. - Mục đích đánh giá.

- Phạm vi đánh giá.

- Phòng ban được đánh giá. - Chuẩn cứ đánh giá.

73

Thông báo chƣơng trình đánh giá:

Ban ISO gửi chương trình đánh giá tới các cá nhân, phòng ban, đơn vị liên quan trước khi tiến hành đánh giá.

Hƣớng dẫn đánh giá:

Ban ISO cần tổ chức họp nhóm đánh giá với sự có mặt của những người có liên quan với mục đích:

- Mô tả ngắn gọn tình trạng khắc phục các điểm không phù hợp từ lần đánh giá trước và kết quả đạt được.

- Thông báo các thay đổi lớn liên quan đến Hệ thống QLMT của công ty. - Giải thích về chương trình đánh giá.

- Hướng dẫn thực hiện đánh giá. - Phổ biến trình tự báo cáo đánh giá. - Phổ biến các mục khác.

Chuẩn bị nội dung đánh giá:

Nhóm đánh giá chuẩn bị xây dựng nội dung đánh giá theo các chuẩn cứ yêu cầu như: yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.

Tiến hành đánh giá môi trƣờng nội bộ:

- Nhóm đánh giá tiến hành đánh giá nội bộ theo nội dung đã chuẩn bị.

- Trưởng nhóm đánh giá tổng hợp kết đánh giá, ghi lại các điểm không phù hợp sau đó gửi phòng ban, đơn vị được đánh giá và ban ISO.

Báo cáo đánh giá:

- Nhóm đánh giá tổng hợp kết quả đánh giá nội bộ, làm sáng tỏ các vấn đề cần giải quyết báo cáo ban lãnh đạo công ty, ban ISO và các phòng ban trong công ty.

- Các hành kết quả cần có hành động khắc phục, phòng ngừa được đưa và dữ liệu hành động khắc phục phòng ngừa.

Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa:

- Phòng được đánh giá phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của sự không phù hợp, đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa gửi lên ban ISO.

74

- Nếu phòng được đánh giá không thể tự thực hiện hành động sửa chữa và các biện pháp khắc phục, ban ISO sẽ tiến hành giúp đỡ và thực hiện cùng phòng được đánh giá.

Kiểm tra việc thực hiện:

Sau thời gian quy định kể từ khi kết thúc phiên họp đánh giá nội bộ, ban ISO kiểm tra hành động khắc phục sửa chữa của phòng được đánh giá có phát hiện sự không phù hợp. Nếu phòng chưa tiến hành hoạt động khắc phục, sửa chữa hoặc tiến hành không hiệu quả thì sẽ thực hiện lại hành động khắc phục, sữa chữa.

Việc thực hiện đánh giá môi trường nội bộ được thực hiện theo thời gian định kỳ có thể là 1lần/1năm.

3.4.5. Xem xét của lãnh đạo:

Lãnh đạo công ty tiến hành xem xét định kỳ Hệ thống QLMT tại từng giai đoạn để đảm bảo tính bền vững, thích hợp và hiệu quả.

 Đầu vào cho quá trình xem xét của Ban lãnh đạo công ty: - Kết quả của các quá trình đánh giá Hệ thống QLMT.

- Thông tin liên lạc với các tổ chức quan tâm bên ngoài. - Kết quả hoạt động của Hệ thống QLMT.

- Việc thực hiện những mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. - Tình trạng các hành động khắc phục phòng ngừa.

- Những hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét lại của lãnh đạo trước đây.  Đầu ra của việc xem xét của Ban lãnh đạo:

Kết quả của việc xem xét lại của lãnh đạo có thể là các quyết định và hành động liên quan đến thay đổi hợp lý chính sách môi trường, những mục tiêu và chỉ tiêu môi trường và những yếu tố khác của Hệ thống QLMT phù hợp với cam kết cải tiến liên tục.

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex có thể rút ra một vài kết luận như sau:

- Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 đã và đang được triển khai một cách rộng rãi trên toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp định hướng để giải quyết hòa hợp những vấn đề về môi trường với hoạt động quản lý và vận hành hằng ngày nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

- Hệ thống quản lý môi trường tại công ty chưa hoàn thiện, chưa xây dựng các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cụ thể.

- Việc triển khai xây dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh tại thị trường trong nước và trên thế giới.

- Thuận lợi: Chính sách chất lượng của công ty đi đôi với ý thức bảo vệ môi trường. Lãnh đạo công ty ủng hộ việc thực hiện quản lý môi trường hiệu quả hướng tới sự phát triển bền vững.

- Khó khăn: Chưa có một đề tài hay công trình nghiên cứu việc triển khai xây dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex nên khi thực hiện sẽ thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực tế.

- Những kết quả nghiên cứu trong luận văn này có thể giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 và có thể tham khảo khi xây dựng hệ thống QLMT trong thực tế tại công ty.

KIẾN NGHỊ

Những kết quả đạt được của đề tài này có thể giúp công ty có sự chuẩn bị tốt cho việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.

- Để đạt được chứng chỉ ISO 14001 cho Hệ thống QLMT của công ty cần xây dựng hệ thống tài liệu và bắt đầu nghiên cứu áp dụng xây dựng thực tế tại công ty.

- Cần có hình thức tuyên truyền, phổ biến để người lao động nhận thức được lợi ích khi xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Từ đó tạo ra một phong trào thúc đẩy công ty xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Lê Huy Bá, Hệ quản trị môi trường ISO 14001(2006), Lý thuyết và thực tiễn), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

2. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (2011), Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ đợt 1 năm 2011.

3. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (2000), Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hoàng Thanh Nguyệt (2008), Đánh giá hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001 ở một số công ty điện tử tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

7. Trần Ngọc Phát, Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống Kê.

8. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Lao động.

9. Tài liệu đào tạo của trung tâm năng suất Việt Nam.

10.TCVN ISO 14001:2005 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

11.Trung tâm năng suất Việt Nam (2003), Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001- Chứng chỉ HTQLMT, NXB Thế giới.

Tài liệu tiếng Anh

12.JAS-ANZ (2010), 2010 JAS-ANZ Snapshot, published JAS-NAZ.

13.International Organization for Standardization (2008), The ISO Survey of Certification 2008, published International Organization for Standardization.

77

14.International Organization for Standardization (2009), The ISO Survey of Certification 2009, published International Organization for Standardization.

Trang web

15.Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, Quá trình hình thành và phát triển. http://www.plc.com.vn/Desktop.aspx/Gioi-Thieu/GioiThieu-

PLC/HINH_THANH-PHAT_TRIEN/

16.Lê Hiểu, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng Việt Nam, Quản lý môi

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)