Đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất dƣợc phẩm là việc gia nhập ngành của các công ty mới là tƣơng đối khó khăn. Thực tế, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc chế tạo ra một loại thuốc mới của các công ty sản xuất dƣợc phẩm là rất đáng kể. Chính vì dƣợc phẩm là loại hàng hoá ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của ngƣời tiêu dùng, nên phải sau một quá trình đánh giá rất dài của Chính phủ, các hãng mới có thể nhận đƣợc đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từ đặc quyền sáng chế này, các công ty mới có thể sản xuất và cung cấp các loại dƣợc phẩm ra thị trƣờng trong thời gian dài. Sự khó khăn trong việc gia nhập ngành này cho phép các hãng, các công ty sản xuất dƣợc phẩm tạo ra tỷ lệ thu nhập ròng trên doanh thu (12,2%) cao hơn nhiều so với các hãng kinh doanh khác. Tuy nhiên, các hãng dƣợc phẩm phải đối mặt với những rủi ro dễ mắc phải do tính đơn nhất
của sản phẩm, cũng nhƣ rủi ro khi mà các đối thủ cạnh tranh sẽ phát triển những loại tân dƣợc cao cấp hơn, tân tiến hơn. Lúc đó, những loại thuốc cũ sẽ bị lỗi thời hoặc sẽ hết hạn sử dụng do sức tiêu dùng yếu đi. Bởi những rủi ro kinh doanh trên mà các hãng dƣợc phẩm có xu hƣớng ngày càng thắt chặt tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn, hay nói cách khác, họ thích sự an toàn hơn sự mạo hiểm bằng cách tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ và giảm vốn vay đến mức nhỏ nhất có thể.
Kết luận chƣơng 1
Với mục đích hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chƣơng 1 của luận văn đã giải quyết những vấn đề sau:
1. Hệ thống hoá các khái niệm, quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nêu lên vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nội dung, phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Từ đó hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và đƣợc chia thành 6 nhóm chính: (1) nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động; (2) nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản; (3) nhóm chi tiêu hiệu quả sử dụng chi phí; (4) nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi; (5) nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và khả năng thanh toán; (6) nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội.
2. Luận văn đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành dƣợc, bao gồm sự phát triển của thị trƣờng thuốc thế giới và Việt Nam, sự phát triển của các doanh nghiệp dƣợc trong nƣớc và đặc điểm kinh tế của ngành dƣợc.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC -THIẾT BỊ Y TẾ HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 2004-2006