Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 30)

5. Bố cục của đề tài

1.4.Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà

nƣớc của một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp

Kế toán Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện xuất quỹ theo lệnh chuẩn chi (quyết định chi) sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra có tính nghiệp vụ

Kiểm tra tƣ cách ngƣời chuẩn chi; Kiểm tra mục đích của khoản chi; Kinh phí dành cho các khoản chi còn hay không? Kiểm tra tính hợp thức:

Hiện nay cơ chế quản lý và kiểm soát chi đang có những thay đổi theo hƣớng nâng cao hiệu quả kiểm soát chi với những nội dung cụ thể gọi là kiểm soát theo ngƣỡng chi trên cơ sở phân tích rủi ro các khoản chi, việc kiểm tra sẽ căn cứ vào các tiêu thức là: phạm vi, thời điểm và cƣờng độ kiểm tra.

Để kiểm soát theo ngƣỡng chi đạt hiệu quả thì phải phân tích đƣợc mức độ rủi ro của các khoản chi, việc phân tích này dựa vào bản chất khoản chi và chất lƣợng của chi tiêu đó…

Công tác kiểm soát chi theo ngƣỡng chi tại Pháp đã mang lại hiệu quả thiết thực về cơ chế quản lý chi và kiểm soát chi NSNN, cụ thể là:

- Thời gian thanh toán các khoản chi giảm;

- Số tiền kiểm soát lớn nhƣng không phải kiểm tra nhiều món chi.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Nguyên lý cơ bản của lập ngân sách theo kết quả đầu ra ở Singapore là đòi hỏi các nhà quản lý khu vực công có trách nhiệm hơn đối với công việc đƣợc giao, đồng thời tạo điều kiện cho họ có thêm quyền tự chủ trong quản lý để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Với việc thực hiện lập kế hoạch ngân sách theo kết quả đầu ra, các Bộ, ngành sẽ đƣợc quản lý theo mô hình tự chủ tài chính. Các cơ quan thực hiện tự chủ tài chính là các cơ quan Nhà nƣớc có kết quả đầu ra và mục tiêu hoạt động đã đƣợc xác định rõ, những cơ quan này đƣợc linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả hơn.

Có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra: Theo cơ chế điều hành ngân sách hiện hành, nguồn vốn ngân sách cấp nếu cuối năm không sử dụng hết thì phải hoàn trả ngân sách. Do đó, các Bộ, ngành có xu hƣớng cố gắng sử dụng hết nguồn ngân sách thừa trƣớc khi kết thúc năm tài khoá. Để khuyến khích hoạt động có hiệu quả hơn, các cơ quan thực hiện đạt và vƣợt mục tiêu ban đầu đề ra sẽ đƣợc phép giữ lại phần ngân sách còn thừa.

Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị sẽ đƣợc trao quyền chủ động và linh hoạt tối đa đối với các vấn đề có liên quan đến tổ chức, nhân sự và tài chính trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt.

Trong quá trình lập ngân sách theo kết quả đầu ra ở Singapore, việc xác định kế hoạch đầu ra là một công đoạn quan trọng nhất. Kế hoạch đầu ra là một công cụ tổng hợp đối với tất cả các cơ quan tự chủ, là cơ sở cho việc thực hiện lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

Ở Singapore, sử dụng 5 chỉ số để đánh giá kết quả hoạt động của một đơn vị, tự chủ tài chính áp dụng theo kết quả đầu ra: kết quả tài chính; số

lƣợng sản phẩm đầu ra; chất lƣợng dịch vụ; hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động.

Thông qua các mô hình trên chúng ta thấy rằng mỗi nƣớc khác nhau có mô hình tổ chức khác nhau. Tuy nhiên các Kho bạc đều có chức năng và nhiệm vụ chung giống nhau đó là:

- Tổ chức quản lý tiền, tài sản của Nhà nƣớc và thực hiện các nhiệm vụ tập trung Ngân sách, thanh toán chi trả của Chính phủ.

- Huy động các nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nƣớc và đầu tƣ (cả trong nƣớc và nƣớc ngoài).

- Thực hiện chức năng kế toán Nhà nƣớc, quản lý thu chi của Chính phủ.

1.4.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách Nhà nước một số địa phương ở Việt Nam. Bài học kinh nghiệm rút ra về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm công tác kiểm soát chi tại KBNN tỉnh Thái Nguyên

Theo quy định tại luật NSNN, Nghị định của Chính phủ thì việc phân bổ, giao dự toán NSNN phải đƣợc các cấp, các ngành thực hiện xong trƣớc 31/12 năm trƣớc năm kế hoạch, xong trong thực tế hiện nay UBND tỉnh Thái Nguyên giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN thƣờng xuyên bị chậm, cá biệt có trƣờng hợp đến tháng 4, tháng 5 mới giao dự toán xong, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng nhƣ sắp xếp bố trí nhân lực, nguồn vốn… của KBNN để thực hiện chức năng quản lý, kiểm soát chi NSNN.

Công tác kiểm soát chi đƣợc KBNN tỉnh triển khai các quy trình đúng theo quy định của Luật, các quy định của Bộ Tài chính và KBNN. Tuy nhiên với ảnh hƣởng của công tác phân bổ và giao dự toán hàng năm nhƣ trình bày ở trên dẫn đến thời gian chất lƣợng kiểm soát đầu ra còn chƣa đạt đƣợc nhƣ

mong muốn. Đƣợc thể hiện trên kết quả công tác hàng năm và ý kiến của ngƣời dân, các đơn vị thị hƣởng ngân sách Nhà nƣớc, các Chủ đầu tƣ, các Ban QL dự án về việc kiểm soát thanh toán còn chậm do vốn, dự toán đƣợc giao chậm vào cuối năm dẫn đến công việc của Cán bộ KBNN bị tăng lên làm việc có ngày trên 15h/ ngày.

Việc chấp hành chế độ chính sách đƣợc thực hiện một cách triệt để, thể hiện trên tất cả các khâu: từ khi tiếp nhận, kiểm soát phân giao nhiệm vụ cán bộ kiểm soát,… đƣợc thực hiện đúng quy trình công khai.

Việc sắp sếp nhân lực thự hiện nhiệm vụ theo đúng sở trƣờng năng lực của từng công chức đảm bảo hiệu quả, khách quan trung thực.

Công tác tiếp dân đƣợc đơn vị quan tâm, kịp thời thu nhận và xử lý các thông tin đảm bảo thuận lợi nhất cho các đơn vị giao dịch với KBNN.

1.4.2.2. Kinh nghiệm công tác kiểm soát chi tại KBNN Hiệp Hòa - Bắc Giang

Việc chấp hành Luật Ngân sách Nhà nƣớc, của Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc đơn vị chấp hành theo đúng quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ quan Tài chính, Thuế, Ngân hàng và Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cụ thể về giao dự toán: Ngay sau khi đƣợc HĐND thông qua, trên cơ sở báo cáo của cơ quan chuyên môn nhƣ Phòng tài chính kế hoạch UBND huyện đã ra quyết định giao dự toán cho các cơ quan thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn.

Công tác Thu ngân sách Nhà nƣớc: Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND, công tác thu đƣợc các ngành trong khối tài chính thực hiện có hiệu quả kịp thời khai thác các khoản thu, thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nƣớc. Phân chia tỉ lệ điều tiết cho các cấp đúng Luật, đúng Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ Theo Luật NSNN.

Qua kinh nghiệm kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc tại một nƣớc Châu Âu, Châu Á tại 1 KBNN Tỉnh và 01 KBNN huyện rút ra một số kinh nghiệm:

Một là, sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự lập, thảo luận và

phê duyệt dự toán NSNN từ cấp cơ sở đến khi phê chuẩn của cơ quan lập pháp. Quỹ thời gian dành cho công tác chuẩn bị ngân sách của các nƣớc này là rất dài, thƣờng là 12 tháng trƣớc khi năm ngân sách có hiệu lực. Chính vì vậy mà dự toán ngân sách sau khi đƣợc phê chuẩn là một dự toán chi tiết đến từng mục thu và từng mục chi của từng bộ, ngành và tƣơng đối phù hợp với nhu cầu chi thực tế của các đơn vị, do dự toán đƣợc tổng hợp từ dƣới lên và trải qua một quá trình thảo luận rất kỹ ở cấp bộ, ngành, chính phủ và tại nghị viện.

Hai là, công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi chi NSNN đƣợc thực hiện bởi một quy trình khép kín theo một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân và từng bộ phận tham gia vào quá trình chi ngân sách, đó là kiểm soát viên tài chính, chuẩn chi viên, kế toán, thanh tra tài chính, toà thẩm kế hoặc tổng kiểm toán Nhà nƣớc. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ chi tiêu, Bộ Tài chính, Chính phủ và cơ quan lập pháp đƣợc phân định rõ ràng và thể chế hoá thành Luật.

Ba là, trong quản lý chi, mở rộng phƣơng thức quản lý theo đầu ra. Lấy

kết quả đầu ra của các chƣơng trình, khoản chi tiêu để đánh giá hiệu quả. Mô hình này có thể áp dụng đối với một số chƣơng trình, khoản chi tiêu của Việt nam trong khi chƣa thể ban hành hết các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu.

Bốn là, phải tăng cƣờng cải cách các thủ tục hành chính trong cơ chế

kiểm soát chi NSNN đảm bảo đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

Năm là, giao nhiệm vụ quyết toán quỹ NSNN cho cơ quan kho bạc đảm

nhận. Đồng thời, thành lập cơ qua kiểm tra kế toán để thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình chi của đơn vị, kế toán, kiểm soát của KBNN và của ngân hàng.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đại Từ?

- Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đại Từ nhƣ thế nào?

- Để nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đại Từ cần có những giải pháp nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Đại Từ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện. Chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện đó là:

- Thị trấn Hùng Sơn vùng giữa. - Xã Phúc Lƣơng ở vùng Bắc. - Xã An Khánh ở vùng Nam.

Những xã thị trấn này có thể đại diện cho từng vùng và cho huyện. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng đƣợc cho cả huyện Đại Từ.

Chọn mẫu là cán bộ quản lý kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc.

2.2.2. Thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ƣơng, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tạp chí,

báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của huyện và các xã huyện Đại Từ, các tổ chức, dự án, chƣơng trình đã có các hoạt động tại huyện, các tài liệu xuất bản liên quan đến huyện; những số liệu này đã đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Thái Nguyên; Chi cục Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nội vụ, phòng Lao động thƣơng binh - Xã hội, phòng Tài nguyên-Môi trƣờng, phòng Kinh tế-Hạ tầng, phòng Y tế, phòng Giáo dục- Đào tạo, phòng Tài chính-Kế hoạch... huyện Đại Từ, luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế - xã hội trong các vùng của huyện; luận văn thừa kế các tài liệu đã công bố trƣớc đây.

2.2.2.2. Thu thập số liệu mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phương pháp điều tra: Gồm các bƣớc sau:

- Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành lựa

chọn các vùng, các đơn vị điều tra theo bảng sau:

Bảng số 2.1. Số lƣợng mẫu điều tra

STT Đơn vị Số lƣợng

1 Phòng Tài chính - Kế hoạch 6

2 Kho bạc Nhà nƣớc Đại từ 10

3 Văn phòng UBND huyện Đại từ 5

4 Xã Phúc Lƣơng ở vùng Bắc 3

5 Thị trấn Hùng Sơn ở vùng giữa 3

6 Xã An Khánh ở vùng Nam 3

Tổng 30

2.2.3. Phương pháp phân tích

* Phương pháp phân tổ thống kê

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc trên cơ sở đó tìm ra đƣợc bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn này phƣơng pháp thống kê đƣợc dùng để mô tả thực trạng tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tƣơng đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tƣợng theo thời gian cũng nhƣ ảnh hƣởng của hiện tƣợng. Từ đó thấy đƣợc sự biến đổi về lƣợng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hƣớng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

* Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của chi ngân sách trên địa bàn huyện qua 3 năm từ 2011 đến 2013. Các chỉ tiêu của phƣơng pháp này đƣợc đƣa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.

* Phương pháp dự báo thống kê

Dựa vào xu hƣớng biến động của việc chi ngân sách qua các năm và tiềm năng của các khoản chi ngân sách để có thể dự báo đƣợc con số chi và đƣa ra kế hoạch để phân bổ và kiểm soát chi ngân sách. Việc dự báo thống kê dựa vào xu thế để dự báo

* Phương pháp chuyên gia

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cụ thể của phƣơng pháp này là tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý ở các cấp ngân sách và ý kiến của họ trong đánh giá cũng nhƣ đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc hiện nay.

2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích

2.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đại Từ

- Đất đai, dân số, lao động.

- Chỉ tiêu SX, KD, cơ cấu kinh tế. - Giáo dục, y tế.

- Cơ sở hạ tầng.

2.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đại Từ

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô NS: Kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đại Từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu và sự biến động nguồn chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đại Từ qua các năm.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xu hƣớng biến động về quy mô chi ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đại Từ tăng chi qua các năm.

2.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đại Từ

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 30)