Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 39)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1.Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ

3.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Đại từ

Huyện Đại Từ nằm ở vùng Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với tọa độ địa lý từ 0

21 30’ đến 0

21 50’ độ vĩ Bắc, từ 0

105 32’ đến 0

105 42’ độ kinh đông; phía Bắc giáp huyện Định Hóa, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Phú Lƣơng và phía Tây giáp hai tỉnh tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Trung tâm huyện là thị trấn Hùng Sơn nằm cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía Tây Bắc.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn huyện Đại từ

Do nằm dọc theo thung lũng phía Đông dãy núi Tam Đảo và hệ thống núi thấp (núi Hồng, núi Chúa ở phía Bắc, núi Pháo ở phía Đông) nên khí hậu Đại Từ ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm từ 0

20 C đến 0

27 C, lƣợng mƣa trung bình hằng năm từ 1.800mm đến 2.000mm, về mùa nóng thỉnh thoảng có những cơn giông tạo thành lốc xoáy.

Về địa chất, Đại Từ nằm trong khu vực tạo sơn Caledoni, cách ngày nay khoảng 480 triệu năm và hình thành xong trong thời kỳ Đại cổ sinh cách ngày nay khoảng 255 triệu năm. Trong lần vận động kiến tạo cách ngày nay khoảng 25 đến 28 triệu năm đã làm cho khu vực Đại Từ đƣợc nâng lên thêm 200 đến 500m. Dãy Tam Đảo dài 60 km rộng 15 km chạy dọc phía tây huyện cấu tạo chủ yếu bằng riolit, sƣờn núi dốc có nơi dốc 0

25 C đến 0

20 C. Dải núi Chúa phía Bắc huyện đƣợc cấu tạo bởi đá gabbro có màu hơi thẫm. Dải núi Pháo nằm ở địa bàn xã Cù Vân có đỉnh cao 434m.

Đặc điểm sông ngòi Đại Từ có nhiều sông suối nhỏ. Trong đó sông Công là lớn nhất bắt nguồn từ huyện Định Hóa, chạy dọc suốt từ Bắc xuống Nam huyện. Sông Công là nguồn nƣớc chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Đại Từ có nhiều hồ,đập nhân tạo, hồ Núi cốc là hồ nhân tạo có diện tích lớn nhất tỉnh với 2.500 ha, trong đó diện tích mặt nƣớc là 769 ha có đập chính dài 480m và 6 đập phụ, độ sâu trung bình là 23 m, dung tích 175 triệu m3 nƣớc đảm bảo cung cấp nƣớc cho các khu công nghiệp thuộc thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và cung cấp nƣớc cho 12.000 ha lúa, 6.900 ha cây trồng của các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên.

3.1.1.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Đại từ

Đại Từ có diện tích tự nhiên 577,4 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 166,01 km2

, chiếm 28,75% đất tự nhiên đất lâm nghiệp là 278,15km2 chiếm 48,17% đất tự nhiên, đất nuôi trồng thủy sản là 6,51 km2, đất phi nông nghiệp là 84,38 km2, đất chƣa sử dụng là 42,35 km2. Toàn huyện có 153,48 km2, rừng từ thiên nhiên chiếm 55,48% đất lâm nghiệp và 90,544 km2, rừng trồng từ 30 năm tuổi trở lên.

Huyện Đại Từ với diện tích đất nông nghiệp và đất đồi, rừng có khả năng sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích khá lớn trong diện tích đất tự nhiên. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 70 đến những năm đầu thập kỷ 80, Đại Từ đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện là nông - lâm - công nghiệp, chủ yếu tập trung chỉ đạo sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, đồng thời chú trọng phát triển vùng chè, từng bƣớc chuyên môn hóa sản xuất, phân công lao động trên địa bàn huyện, tạo ra sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa có tích lũy để tái sản xuất mở rộng.

Là huyện có diện tích đồi núi và rừng chiếm 86% diện tích tự nhiên nên rất chú ý đến việc trồng cây gây rừng. Diện tích rừng tập trung chủ yếu ở các

xã dải theo chân Tam Đảo các xã Yên Lãng, Mỹ Yên, Văn Yên, Ký Phú, Cát Nê, Quân Chu và Thị trấn Quân Chu.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất của huyện Đại Từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012 /2011 2013/ 2012 Lƣơng thực 74.736 71.026 71.168 95,00 100,10 Đàn gia súc 21.532 19.505 21.077 90,50 108,05 Sản xuất thủy sản 4.050 4.822 5.206 119,06 107,96

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

3.1.1.4. Tình hình khoáng sản huyện Đại từ

Huyện Đại Từ là một trong những huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất tỉnh Thái Nguyên với 16 trên tổng số 30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng khoáng sản. Than có ở các xã Yên Lãng, Hà Thƣợng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Trên địa bàn huyện có 3 mỏ than lớn nhất là mỏ than Làng Cẩm với trữ lƣợng than mỡ 1,6 triệu tấn, chất lƣợng khá tốt có thể khai thác từ 15- đến 17 năm, mỏ than Núi Hồng thuộc xã Yên Lãng có trữ lƣợng khoảng 15 triệu tấn và mỏ than Bắc Làng Cẩm trữ lƣợng khoảng 1,4 triệu tấn.

Quặng thiếc có rất nhiều ở khu vực xã Hà Thƣợng, Vonfram có nhiều ở khu vực đá liền với trữ lƣợng rất lớn. Hiện nay, mỏ khoáng sản đa kim Núi Pháo đã đi vào hoạt động ở khu vực xã Hà Thƣợng là mỏ khoáng sản với nhiều loại khoáng sản quý nhƣ Vàng, vonfram,… là mỏ khoáng sản đa kim lớn nhất Đông Nam Á, là mỏ vonfram lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, quặng thiếc còn có rải rác ở các xã Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Văn Yên, Tân Thái, Lục Ba,…

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 39)