Nhóm giải pháp có liên quan đến quy trình, nghiệp vụ kiểm soát

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 80)

5. Bố cục của đề tài

4.2.2.Nhóm giải pháp có liên quan đến quy trình, nghiệp vụ kiểm soát

ngân sách Nhà nước

4.2.2.1. Thực hiện quy trình cấp phát NSNN trực tiếp từ KBNN đến đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thực hiện quản lý, cam kết chi NSNN

Việc duyệt dự toán, phân bổ kinh phí phải dàn đều các quý trong năm, đồng thời đơn vị phải xây dựng kế hoạch chi tiêu bám sát nhu cầu. Thay thế cơ chế KBNN kiểm soát bảng kê thanh toán tạm ứng bằng nội dung kiểm soát và thanh toán trực tiếp đến đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ hoặc ngƣời nhận thầu. Đối với các khoản chi lớn thực hiện việc đăng ký cam kết chi NSNN trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt và hợp đồng đã ký giữa đơn vị sử dụng NSNN

và tổ chức cung cấp hàng hóa nhằm đảm bảo cho việc chi tiêu NSNN đã có đầy đủ hồ sơ, thủ tục và chủ động trong bố trí tồn quỹ ngân sách. Thí điểm thực hiện khoán chi theo yêu cầu nhiệm vụ nhƣng cần thiết phải có một biện pháp quản lý chi NSNN trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hết sức khoa học và đƣơng nhiên mọi khoản chi tiêu NSNN đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN và các cơ quan chức năng.

Đối với các khoản chi từ NSNN cho đối tƣợng thụ hƣởng từ NSNN là cá nhân nhƣ chi lƣơng, phụ cấp lƣơng, tiền khoán chi điện thoại và các khoản thanh khác cho cá nhân, những đối tƣợng trên mở tài khoản ở các ngân hàng thƣơng mại và đƣợc cung cấp dịch vụ thẻ. KBNN thực hiện chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng cho các đối tƣợng đó để chủ động thực hiện chi tiêu theo nhu cầu. Nhƣ vậy sẽ tiết kiệm về nhân lực và tài lực cho KBNN nói riêng và cho xã hội nói chung.

4.2.2.2. Áp dụng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra

Đây là một phƣơng thức cấp phát NSNN tiên tiến, đang đƣợc nghiên cứu để có thể áp dụng trong thời gian tới. Theo đó, Nhà nƣớc không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chƣơng trình, mục tiêu đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo phƣơng thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của năm trƣớc để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Trên cơ sở dự toán chi cả năm đƣợc giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị phải lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ nhu cầu chi

hàng quý đã đăng ký và yêu cầu của nhiệm vụ chi, đơn vị dự toán lập giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch. Căn cứ vào dự toán năm đƣợc giao và nhu cầu chi quý đã đăng ký, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí đƣợc cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Định kỳ, cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trƣờng hợp phát hiện đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN đƣợc phép tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp. Nhƣ vậy, trong cơ chế kiểm soát chất lƣợng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã đƣợc thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lƣợng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục đƣợc những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo “đầu vào” hiện nay; đồng thời tăng cƣờng hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp cũng nhƣ phù hợp với chủ trƣơng cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nƣớc ta.

4.2.2.3. Cải cách thủ tục hành chính trong chi NSNN qua KBNN

Cải cách công tác quản lý chi NSNN (bao gồm cả vốn trong nƣớc, vốn ngoài nƣớc, chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ) theo hƣớng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát... thực hiện kiểm soát chi NSNN “một cửa”. Cần thực hiện công khai các thủ tục, hồ sơ, chế độ và quy trình nghiệp vụ của KBNN để các đơn vị giao dịch và nhân dân đƣợc biết nhằm thực hiện đúng các chế độ quy định, đồng thời thực hiện vai trò giám sát quá trình thực hiện của cơ quan KBNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 80)