Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 83)

5. Bố cục của đề tài

4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

4.2.3.1. Thống nhất mô hình tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ quản lý chi NSNN trong các đơn vị KBNN

Việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN hiện nay của KBNN tƣơng đối phức tạp, không gọn đầu mối và phần nào ảnh hƣởng đến giao dịch thanh toán đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể nhƣ sau:

Nếu xét theo nội dung chi và hình thức chi thì chi thƣờng xuyên và chi sự nghiệp kinh tế không có tính chất đầu tƣ về cơ bản nhƣ nhau, nhƣng hiện nay KBNN đang phân công hai đầu mối thực hiện kiểm soát chi đó là bộ phận kế hoạch và bộ phận kế toán. Hoặc nếu xét theo nội dung chi và tính chất, đặc điểm chi NSNN thì giữa chi đầu tƣ XDCB, chi chƣơng trình mục tiêu và chi sự nghiệp kinh tế có tính chất đầu tƣ về cơ bản nhƣ nhau, xong hiện nay đang phân công hai đầu mối kiểm soát chi đó là bộ phận thanh toán vốn đầu tƣ và bộ phận kế hoạch.

Việc phân công nhƣ vậy là chƣa hợp lý, đã không mang tính chuyên nghiệp, không hợp lý theo một dây chuyền công nghệ quy trình thống nhất, không tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Cùng một hình thức cấp phát kinh phí nhƣng lại dùng hai loại chứng từ kế toán khác nhau, hai đầu mối trong một đơn vị KBNN kiểm soát một loại kinh phí cho một đơn vị sử dụng NSNN. Đề nghị nên thống nhất lại thành hai đầu mối thực hiện kiểm soát chi đó là: kiểm soát chi thƣờng xuyên và chi sự nghiệp kinh tế phân công cho bộ phận kế toán thực hiện; kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB và vốn CTMT, vốn sự nghiệp kinh tế có tính chất đầu tƣ phân công cho bộ phận thanh toán vốn đầu tƣ thực hiện. Khi đó bộ phận kế hoạch chỉ thực hiện nhiệm vụ cân đối vốn, tổng hợp cân đối NSNN và báo cáo phân tích cân đối thu - chi NSNN.

4.2.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và chuyên môn của Kho bạc Nhà nước

Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN qua KBNN, đặc biệt trong điều kiện hiện nay và sắp tới, điều hết sức cấp thiết là phải nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức. Tình trạng “thoả hiệp” trong quản lý hoặc “dĩ hoà vi quý” vẫn có, đặc biệt một số ít cán bộ công chức KBNN có thái độ phục vụ không tốt, gây khó khăn cho đơn vị và cá nhân giao dịch với KBNN. Để ngăn ngừa tiêu cực, tham ô, lãng phí trong chi tiêu NSNN, Nhà nƣớc giao nhiệm vụ cho KBNN làm nhiệm vụ "gác cổng" kiểm soát chi trƣớc khi xuất quỹ cho các cơ quan, đơn vị sử dụng. KBNN Thái Nguyên đã tổ chức học tập, quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức trong ngành về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí...Tăng cƣờng các biện pháp triệt để trong quản lý thu, chi quỹ NSNN phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn; bảo đảm từng đồng tiền của Nhà nƣớc cấp ra phải đƣợc các cơ quan, đơn vị sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.

Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hƣớng:

+ Nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tác nghiệp; đồng thời, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển KBNN trong thời kỳ mới.

+ Sắp xếp, hợp lý hóa nguồn nhân lực cả trung ƣơng và địa phƣơng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN.

+ Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lƣợng và chất lƣợng công việc đƣợc giao; thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Sử dụng triệt để, có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp thay thế việc bố trí biên chế cán bộ KBNN vào một số công việc, lĩnh vực không cần thiết.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN. Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức KBNN nói chung và đặc biệt là những công chức đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát chi NSNN. Trong đó tập trung đào tạo theo hƣớng: Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, công chức KBNN cần nắm vững tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng và các chính sách chế độ của Nhà nƣớc, công chức KBNN phải hiểu đƣợc nội dung, tính chất của từng khoản chi, từng bƣớc phải nắm đƣợc định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề, các quy định về đấu thầu...để cấp phát thanh toán đƣợc chặt chẽ không để thất thoát tiền, tài sản của Nhà nƣớc. Vì vậy cán bộ công chức KBNN phải thƣờng xuyên học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ và của công tác quản lý chi NSNN.

Thƣờng xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ, rèn luyện tƣ cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác của công chức. Tại tất cả các đơn vị KBNN đều phải có hòm thƣ góp ý. Hòm thƣ phải đƣợc đặt tại nơi khách giao dịch dễ dàng nhìn thấy. Đồng thời thông báo các số điện thoại của lãnh đạo KBNN để ngƣời dân và các đơn vị biết để có thể phản ánh về các vấn đề liên quan đến chất lƣợng công tác giao dịch của KBNN. Cần có cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thƣởng hợp lý, linh hoạt, dƣới nhiều hình thức, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng say làm việc,

phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi ngƣời, mặt khác bổ sung kịp thời những điều kiện vật chất, góp phần giúp cán bộ yên tâm công tác. Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm sai chính sách, chế độ, gây phiền hà khó khăn với khách hàng.

4.2.4. Nhóm giải pháp về hiện đại hóa công nghệ Kho bạc Nhà nước

4.2.4.1. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại và đồng bộ

Hiện đại hoá quy trình công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng. Vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng đƣợc hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ƣơng đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Cần xây dựng và hoàn thiện các chƣơng trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chƣơng trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Cùng với việc kết nối mạng thông tin, thanh toán trong toàn hệ thống, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính, xây dựng và triển khai đồng bộ có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc (TABMIS), thông qua chƣơng trình này, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN, trƣớc mắt là phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.

4.2.4.2. Xây dựng các quy trình công nghệ theo hướng hiện đại và chuẩn mực quốc tế

Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển công nghệ thanh toán của thế giới và nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có công nghệ thanh toán của KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các

nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành NSNN nói riêng. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là làm thế nào để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, vì gây nhiều lãng phí cho xã hội và là mầm mống của tiêu cực. Nhà nƣớc cần kiên quyết chấn chỉnh và ban hành các văn bản quy định có tính pháp lý cao về chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tƣợng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí lƣu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Cần xây dựng Luật thanh toán, theo đó có chế tài đủ mạnh bắt buộc các đơn vị và mọi đối tƣợng sử dụng NSNN có điều kiện phải mở tài khoản và nhận lƣơng qua tài khoản mở tại các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng chi bằng tiền mặt từ NSNN, kiểm soát đƣợc thu nhập để hạn chế các tiêu cực và là cơ sở để tính toán thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời có chế tài bắt buộc các đơn vị phải thanh toán chuyển khoản chi tiêu thƣờng xuyên NSNN, hạn chế và tiến tới chấm dứt thanh toán bằng tiền mặt.

3.2.4.3. Ứng dụng mạng internet trong quản lý, điều hành, kiểm soát, thanh toán và xây dựng mô hình kiểm soát chi điện tử

Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại; tiếp cận nhanh, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động của KBNN; hình thành Kho bạc điện tử. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu - chi NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu - chi NSNN theo thời gian thực. Tăng cƣờng sử dụng hình thức quản lý, chỉ đạo điều hành công việc, trao đổi thông tin, báo cáo trên mạng internet và intranet trong nội bộ hệ thống KBNN.

Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hƣớng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch;

đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Xây dựng hệ thống thanh toán tập trung trong nội bộ KBNN trong điều kiện triển khai TABMIS. Hoàn thiện công tác thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống KBNN; tham gia thanh toán điện tử song phƣơng giữa KBNN với các đơn vị thanh toán.

Từng bƣớc xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.

4.3. Kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp trên, xin đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau:

* Đối với Trung ương:

- Cần tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp cho địa phƣơng nhằm nâng cao tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng trong điều hành ngân sách.

- Các Bộ ngành trung ƣơng, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính đặc biệt là các chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo nhất quán, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn. Hoàn thiện các chỉ tiêu, định mức chi tiêu Ngân sách, quy định mức khung và cho phép địa phƣơng đƣợc cụ thể hoá áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phƣơng. Đổi mới tổ chức bộ máy và phân định rõ nhiệm vụ quản lý chi NSNN nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo giữa cơ quan Tài chính và KBNN tại địa phƣơng.

- Cơ cấu lại chi NSNN theo hƣớng triệt để chống bao cấp, tập trung vào việc xử lý kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng (tập trung cho các công trình trọng điểm không thu hồi đƣợc vốn, không có khả năng sinh lời trực tiếp nhƣng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế xã hội), hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chi phát triển con ngƣời.

- Tiếp tục cải cách chế độ tiền lƣơng, giải quyết những bất hợp lý trong chính sách tiền lƣơng và thu nhập, có chính sách hữu hiệu ngăn chặn nạn chảy máu chất xám trong cơ quan hành chính Nhà nƣớc.

* Đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh, huyện:

- Tiếp tục xây dựng cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ điều tiết và phân bổ ngân sách cho các cấp thuộc địa phƣơng đƣợc ổn định 3-5 năm.

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về kinh phí và biên chế cho các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập kể cả các cơ quan đảng, đoàn thể. Thực hiện tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm mở rộng diện thực hiện trong toàn tỉnh nhằm tạo cho các đơn vị thụ hƣởng ngân sách chủ động trong điều hành và sử dụng kinh phí NSNN một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất.

- Chỉ đạo triển khai mạnh mẽ luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, tham nhũng, xây dựng và hoàn thiện các chế độ chính sách, hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền của địa phƣơng.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị dự toán và các chủ đầu tƣ, xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc, định mức, tiêu chuẩn và chế độ kế toán tài chính, thận trọng ngay từ khi thẩm định và quyết định dự án đầu tƣ nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tƣ.

* Đối với cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước:

- Quan tâm đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức có đầy đủ phẩm chất, trình độ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Tăng cƣờng sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vào công tác quản lý, điều hành và thực hành các nghiệp vụ trong quản lý, kiểm soát chi NSNN. Tăng cƣờng công tác quản lý nội bộ, công tác kiểm tra kiểm soát nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của KBNN.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc không thể thắng lợi nếu nhƣ lĩnh vực tài chính - NSNN không đổi mới kịp thời. Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN qua hệ thống KBNN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trƣởng bền vững đƣợc lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và các cấp, các ngành quan tâm, là vấn đề chiến lƣợc lâu dài của tỉnh Thái Nguyên và của đất nƣớc. Tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát NSNN. Làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính Quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng đƣợc nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nƣớc ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu, từ những phƣơng diện lý luận và thực tiễn công việc đang thực hiện, đề tài đã phân tích, làm rõ thêm về quản lý chi NSNN; vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN trong việc quản lý và kiểm soát chi NSNN, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các đơn vị sử dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)