Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Đại từ

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 42)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Đại từ

3.1.2.1. Dân số và lao động huyện Đại từ

Là mảnh đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, tƣ xa xƣa, huyện Đại Từ đã là nơi sinh sống của nhiều dân cƣ, dân tộc đến năm 2013 dân số huyện Đại Từ gần 18 vạn ngƣời.

Về thành phần dân tộc, huyện Đại Từ gồm 7 dân tộc chính; Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Ngái, Mƣờng.

Lao động và việc làm là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển và ổn định xã hội. Vì thế, đây luôn là vấn đề đƣợc Đảng bộ, chính quyền quan tâm và tìm cách giải quyết. Thực hiện có hiệu quả vấn đề này, huyện Đại Từ đã tuyên truyền giáo dục cho nhân dân có quan điểm đúng đắn về lao động - việc làm và thu nhập hợp pháp. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, co cấu lao động theo hƣớng giảm dần lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn, tang tỷ lệ lao động ở khu vực công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, mở rộng phát triển thị trƣờng, tạo điều kiện để lao động có việc làm thƣờng xuyên và ổn định. Việc hƣớng nghiệp dạy nghề, thực hiện các dự án giải quyết việc làm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện Đại Từ

Cơ sở hạ tầng là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Huyện đã có những chủ trƣơng cụ thể cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng, thực hiện tốt phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, đã vận dụng vốn, vật tƣ, lao động cho các công trình trọng điểm để phục vụ cho chƣơng trình kinh tế 100% số xã đã đƣợc sử dụng điện lƣới Quốc gia.

Nhờ kinh tế ổn định, nguồn thu ngân sách tăng nên công tác xây dựng cơ sở hạ tầng huyện đạt kết quả cao, 100% trụ sở trạm y tế xã đều đƣợc xây dựng nhà cấp 4 và kiên cố. Trƣờng học đƣợc kiên cố hóa đảm bảo không có trƣờng lớp phải học 3 ca.

Giao thông thủy lợi đƣợc đầu tƣ cải tạo, xây dựng đƣờng giao thông liên thôn, liên xã, xóm: Tuyến Phú Thịnh - Minh Tiến, Phú Lạc - Đức Lƣơng… Các cầu giao thông nhƣ cầu treo Vạn Thọ, cầu Thông - Hùng Sơn, Cầu Phú Thịnh. Đã xây dựng đƣợc nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ gồm hồ chứa, vai đập ở các xã, thƣờng xuyên duy tu bảo trì các công trình chứa nƣớc lớn nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Công tác quy hoạch và đầu tƣ xây dựng đã đƣợc thực hiện tốt: Trung tâm huyện, trụ sở các cơ quan, Khu văn hóa thể thao, khu thƣơng nghiệp, dịch vụ, Trụ sở làm việc các xã, Điểm văn hóa, chợ thị trấn, chợ nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nguồn nhân dân đóng góp… góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng nhanh, bền vững.

Thông tin truyền thông đã đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức từ trung tâm huyện đến các thôn xóm có hệ thống loa truyền thanh kịp thời truyền tải các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của địa phƣơng tới ngƣời dân, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

Hệ thống thông tin liên lạc đƣợc đầu tƣ để xây dựng nâng cấp các hệ thống dây dẫn, truyền phát đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt đảm bảo an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đại từ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)