V. Địa hình do biển
v n Địa hình tự nhiên à nhàn sinh
3.1.1. Hiện trạng
Khu vực Hạ Long - cẩm Phả, trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ trượt lở đất và 10 bùn đá nguy hiểm. Hiện tượng tai biến này ngoài tác động tự nhiên còn do ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động khai thác than. Với hiện trạng khai thác than như hiện nay, một lượng lớn đất đá được bốc lên, tạo thành những bãi thải cao với vật liệu là đất đá bở rời. Chính những vùng này, đến mùa mua hay vào thời điểm có các nhiễu động thời tiết đặc biệt, là nơi phải gánh chịu nước trôi, lũ cuốn và đất, đá do sạt lở. Những trận mưa với lưu lượng lớn cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2006 đã làm vỡ đập chắn Khe Dè. Đất đá từ bãi thải của Công ty than Cọc 6 sụt xuống làm sập sáu nhà dân, làm ngập hàng trăm hộ dân khác ở khu 2, khu 4 phường Cẩm Thịnh và thị trấn Cửa Ông (ảnh 3.1).
Cũng vào mùa mưa năm 2005, gần nửa triệu m3 đất đá từ bãi thải Cao Sơn đã đổ xuống lấp kín cả hệ thống đê chắn và một cửa lò than ở mức + 36 vỉa 69 của công ty than M ông Dương. Theo tính toán, khôi phục lại được cửa lò và đập chắn phải chi không dưới 20 tỷ đổng.
Mưa lớn do cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh đầu tháng 8 năm 2006 đã gây ra lũ tại nhiều nơi, gây ách tắc một sô' tuyến đường giao thông như tại tràn Quảng Đức làm tắc tuyến quốc lộ 18C từ Hải Hà đi cửa khẩu Hoành Mô; tràn Bản Tạt 1 làm tắc tuyến quốc lộ 18C từ Tiên Yên đi Bình Liêu. Bên cạnh đó, mưa còn làm sạt lở hàng trăm m 3 đất đá tại các taluy, xói lở lề đường trên tuyến đường Hải Lạng (Tiên Yên) - Lương Mông (Ba Chẽ) (tỉnh ]ộ 330) và tuyến quốc lộ 18C.
Ảnh 3.1 . Bãi thải từ hoạt động khai thác than lộ thiên trên mỏ than Cọc 6 và
những ngôi nhà bị phá hủy bởi trận lũ bùn đá dọc theo Khe Dè (ảnh Nguyễn Hiệu)
Ảnh 3.2. Cành đ ổ vật liệu thải từ khai thác than xuống lòng suối ở thượng nguồn
sông Mông Dương tại mỏ than Cao Sơn (ảnh Nguyễn Hiệu)
Chi nêng tren đìa ban TP Hạ Long đã có trên 100 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất. Cũng trong đợt mưa đầu tháng 8/2006, mưa lớn đã gây sạt lờ mạnh tại khu vực cầu Bãi Cháy, phường Hòn Gai, phường Yết Kiêu. Rất may đã có Công tác phòng tránh kịp thời nên không có thiệt hại vế người.
Nứt đất và trượt lở đất là các hoạt động gây biến dạng địa hình, thường nứt đất phát sinh trước tiếp sau là trượt lở đất. Trong khu vực khai thác than chủ yếu thấy loại nứt đất phát triển gần và song song với các mong khai thác, hay trên các sườn đồi hay các bãi thải dốc, phản ánh tác động của các hoạt động nhân sinh phá hủy cân bằng tự nhiên của các sườn dốc và là dấu hiệu của trượt lở sắp xảy ra trong một tương lai gần. V í dụ hệ thống nứt đất ở khu sườn đồi núi TB mỏ than Hà Ráng trải dài trên gẩn như toàn bộ bề mặt quả đồi, bao gồm nhiều khe nứt song song, rất sâu (> lOm), khá dài tới 200m rộng 1.5 m phát triển trên mặt lớp của đá bột cát kết trên than hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg), kéo dài theo phương gần như á kinh tuyến là phương của đứt gãy Hà Ráng nhưng cũng là phương của trục lớn của mong khai thác hình oval. Ngoài ra có những nứt đất tạo điều kiện cho mương xói phát triển trên chính bản thân chúng ; ví dụ các vết nứt có phương á vĩ tuyến liên quan chù yếu đến các hoạt động đứt gãy A-A ở các điểm lộ QN 2110, độ rộng vết nứt từ vài cm đến gần lm trông gần giống như những rãnh xói xuôi theo sườn dốc.
Qua đó có thể thấy rằng, nguy cơ về tai biến trượt lở, lũ bùn đá trong khu vực nghiên cứu là rất cao và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đạc biệt là ở những khu vực bãi thải từ hoạt động khai thác than lộ thiên. Bởi vậy, việc nghiên cứu cơ chế, cũng như đánh giá được nguy cơ xảy ra các lọai hình tai biến này là điều hết sức cấp thiết.