Nhận xét ưu điểm và khiếm khuyết của từng phương

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4.3. Nhận xét ưu điểm và khiếm khuyết của từng phương

- Đối với phương pháp của WB và TCTK lấy số liệu về chi tiêu để xác định ngưỡng nghèo là hoàn toàn chính xác bởi người nghèo thường không có thu nhập ổn định nên việc xác định thu nhập của người nghèo sẽ rất khó khăn. Do vậy xác định bằng chi tiêu chính xác hơn thu nhập bởi vì trong bất kỳ trường hợp nào dù không có thu nhập người nghèo vẫn phải chi tiêu để duy trì sự sống. Đối với rổ hàng hoá WB đưa ra gồm 40 mặt hàng để tính cho nhu cầu 2100 Kcal người / ngày. Trong đó có nhiều mặt hàng xa xỉ người nghèo không thể tiếp cận được, nhiều mặt hàng lại không biết giá, hàm lượng Kcal chứa trong đó do vậy rất khó xác định, nếu qui đổi tương đương rất phức tạp.

- Đối với phương pháp của đại diện tổ chức lao động quốc tế ILO.

Về rổ hàng hoá do đại diện ILO đề xuất là thích hợp và dễ tính toán, phù hợp với thực tế người nghèo ở Việt Nam. Theo ILO đề xuất: rổ lương thực được chọn sẽ là 75 % lương thực, 25 % còn lại là thực phẩm thịt lợn, dầu ăn do vậy xác định được rõ lượng chi phí để mua LTTP trên với giá là phù hợp nhất đối với người nghèo. Còn theo ILO nếu tính toán như WB/TCTK thành phần khẩu phần ăn gạo 75%, 25 % còn lại là các sản phẩm trong rổ 40 sản phẩm sẽ rất khó khăn trong việc xác định giá và hàm lượng Kcal. Nhiều loại hàng hoá rất đắt đỏ có thể nói là xa xỉ đối với người nghèo.

- Đối với phương pháp của Bộ LĐTB & XH:

Theo phương pháp này thì chuẩn nghèo đói chỉ được tính bằng gạo, đây là chuẩn nghèo đói tuyệt đối, thấp hơn mức chuẩn của TCTK/WB chỉ bằng 1/2

chuẩn nghèo WB/TCTK. Mặt khác thu thập số liệu bằng cách các gia đình tự kê khai thu nhập thường không chính xác. Theo WB/TCTK nếu tính theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTB & XH thì Việt Nam đến năm 2005 sẽ không còn hộ nghèo. Nhưng với phương pháp này thì dễ tính toán xác định hộ nghèo.

1.2. Tác động của các chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nƣớc Việt nam.

1.2.1. Tổng quan về nghèo nghèo đói ở Việt nam.

1.2.1.1. Thời kỳ trước đổi mới: (thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp). chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp).

Ở thời kỳ nền kinh tế hiện vật với mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cũng có hiện tượng nghèo đói với hai đặc trưng nổi bật là nghèo dai dẳng kéo dài và nghèo cấp độ lớn. Đại đa số dân cư trong xã hội thời kỳ này rơi vào tình trạng nghèo hoặc chỉ vừa đủ cho những sinh hoạt tiêu dùng vốn rất hạn chế về nhu cầu. Theo đánh giá của UNDP trước đổi mới (1986) trên 70 % dân số Việt Nam ở vào tình trạng nghèo đói. Đây là vấn đề gay gắt đã và đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nhiệm vụ phải giải quyết. Với một nền kinh tế lạc hậu có chiến tranh, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là giải phóng đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã buộc chúng ta áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình kinh tế này xét theo quan điểm lịch sử cụ thể, có những mặt hợp lý, cần thiết và có tác dụng tích cực đã huy động sức người sức của góp phần vào việc giải phóng đất nước. Tuy nhiên việc kéo dài những phương pháp cũ trong tình hình mới khi điều kiện thực tế đã thay đổi (sau giải phóng) đã bộc lộ nhiều nhược điểm của mô hình và cơ chế. Trong thời kỳ này nghèo đói dường như không được nhìn nhận như một tồn tại thực tế trong xã hội. Bởi quan niệm trước đây trong CNXH không thể có nghèo đói. Nó chỉ có trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Do đó cách nhìn nhận đánh giá về nghèo đói ở đây có

phần méo mó thiếu khách quan và không khoa học. Với một nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển không thể không có nghèo đói. Nguyên nhân nghèo đói trong thời kỳ này không phải chủ yếu do người lao động tay nghề kém ... mà chủ yếu là do cơ chế kìm hãm sự phát triển của cá nhân và xã hội (những nguyên nhân khách quan). Ở thời kỳ này, hoạt động kinh tế không có cạnh tranh, phân phối theo kiểu bình quân chủ nghĩa, không mở rộng thị trường, không có sự kích thích cá nhân năng động, tháo vát, đổi mới cách làm cách nghĩ. Nó chỉ thúc đẩy con người làm thế nào để có một vị thế trong xã hội, có điều kiện bao cấp ưu đãi của nhà nước. Hiện tượng lãi giả lỗ thật của đa số các đơn vị kinh tế quốc doanh thời bao cấp là một thực tế vì không hạch toán đúng và đủ. Do chính sách không dựa trên động lực và lợi ích cá nhân người lao động, các năng lực tiềm tàng bị mai một đi, không có điều kiện để bộc lộ phát triển, xã hội rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài dẫn đến khủng hoảng – kinh tế xã hội những năm 80, làm cho tình trạng nghèo đói ở nước ta càng trở lên trầm trọng hơn.

Tóm lại ở thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thực hiện việc phân phối theo kiểu bình quân chủ nghĩa đã làm thui chột động lực cá nhân, thiếu hụt các nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế.

Nghèo đói không phải do lười biếng hoặc bị thua lỗ phá sản trong cạnh tranh của sản xuất và kinh doanh mà chủ yếu là do bị kìm hãm không có điều kiện và môi trường để thi thố tài năng của con người. Do đó có thể nói nghèo đói trong thời kỳ bao cấp ở trạng thái “bùng nhùng” không tìm ra lối thoát. Nó là hậu quả của sự kìm hãm, trói buộc sức sản xuất xã hội và năng lực sản xuất của nhân tố con người. Vi phạm qui luật lợi ích, qui luật phân phối theo lao động, không đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội.

Nhận rõ đặc điểm và những biểu hiện của giầu nghèo trong thời kỳ này là cần thiết để thấy rõ sự khác biệt của nó so với nghèo đói trong thời kỳ đổi mới, mở cửa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.

1.2.1.2. Thời kỳ đổi mới đến nay.

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh đi cùng với phân hoá giầu nghèo và phân tầng xã hội. Đổi mới là bước ngoặt trong con đường phát triển ở Việt nam. Và thực chất nó chính là đổi mới mô hình phát triển chuyển từ mô hình kế hoạch tập trung bao cấp khép kín sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đã mở ra những khả năng mới để giải phóng sức sản xuất xã hội và các năng lực sản xuất của từng cá nhân. Những nhân tố kìm hãm, trói buộc sự phát triển trước đây dần dần được khắc phục. Thị trường và cơ chế thị trường đã đòi hỏi và làm bộc lộ những yêu cầu liên quan tới sự phát triển kinh tế – xã hội mà mỗi chủ thể kinh doanh phải đáp ứng.

Trong kinh tế thị trường, người ta buộc phải tính toán bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân đã thúc đẩy cạnh tranh là động lực kích thích tính năng động, chủ động sáng tạo của người lao động. Cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con người vào sự thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khẳng định mình, phải thường xuyên tự đổi mới, phát triển vượt qua sự đào thải thậm chí phải chấp nhận sự đào thải.

Kinh tế thị trường mở ra vô số những khả năng cho con người phát triển, cung cấp cho con người những phương án để lựa chọn, đồng thời cũng phơi bày những yếu kém, những bất cập của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh buộc con người phải nỗ lực cá nhân rất cao để khắc phục. Tuy nhiên

kinh tế thị trường không phải là không có những khiếm khuyết. Do chạy theo lợi nhuận, và lợi ích cá nhân, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết dẫn đến phân hoá giầu nghèo càng thêm sâu sắc dễ gây ra nguy cơ xung đột giai cấp và xã hội. Mặt khác kinh tế thị trường thúc đẩy phát triển không chỉ về kinh tế mà cả sự phát triển về mặt xã hội nếu có sự điều tiết kịp thời của nhà nước theo mục tiêu đã đề ra. Nghèo đói trong kinh tế thị trường là nghèo đói trong tiến trình của sự phát triển. Nhờ có định hướng đúng trong đổi mới kinh tế nền kinh tế nước ta đã có mức tăng trưởng nhanh trong suốt thập kỷ 90.

Biểu 3: Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế (năm sau so với năm trước) giá so sánh 1994.

Năm Nền kinh tế

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1992 8,7 6,88 12,79 7,58 1993 8,08 3,28 12,62 8,64 1994 8,83 3,37 13,39 9,56 1995 9,54 4,8 13,6 9,93 1996 9,34 4,4 14,46 8,8 1997 8,15 4,33 12,62 7,14 1998 5,76 3,53 8,33 5,08 1999 4,77 5,23 7,68 2,25 2000 6,75 4,04 10,07 5,57 2001 6,84 2,79 10,32 6,13 Nguồn số liệu: [11]

Các ước tính dựa trên mức nhu cầu Kcal tính theo đầu người ngày là 2100 Kcal, đồng thời tính đến việc thay đổi giá cả của từng vùng. Về mặt cơ cấu, mức độ nghèo khổ ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, gấp đôi ở thành thị. Như vậy khoảng 90 % người nghèo đói tập trung ở các vùng nông thôn.

Biểu 4 : Tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn Đơn vịtính %

Cả nƣớc Thành thị Nông thôn

1993 1998 1993 1998 1993 1998

Tỷ lệ nghèo LTTP 24,9 15 7,9 2,3 29,1 18,3

Tỷ lệ nghèo chung 58,1 37,4 25,1 9,0 66,4 44,9

Nguồn số liệu:[22]

Nghèo đói theo cách đánh giá của Bộ LĐTB & XH

Nếu xét tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói của Bộ LĐTB & XH qua các năm như sau:

Năm 1993 tỷ lệ nghèo đói 26% Năm 1994 tỷ lệ nghèo đói 23,14 % Năm 1995 tỷ lệ nghèo đói 20,3 %

Xét theo tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói của Bộ LĐTB & XH năm 1996 (chuẩn nghèo đói được nâng cao hơn) thì tỷ lệ nghèo đói như sau:

Năm 1996 tỷ lệ nghèo đói 19,23 % Năm 1997 tỷ lệ nghèo đói 17 - 18 % Năm 1998 tỷ lệ nghèo đói 15,7 % Năm 1999 tỷ lệ nghèo đói 13,8 % Năm 2000 tỷ lệ nghèo đói 11 %

Xét theo con số tuyệt đối, tỷ lệ nghèo đói ở nước ta đã giảm đáng kể từ 30 % với 3,8 triệu hộ (khoảng 20 triệu người) năm 1992 xuống 13,8 % với gần 2.33

triệu hộ (khoảng 11 triệu người) năm 1999. Trung bình mỗi năm giảm được 2% tương ứng từ 250.000 – 300.000 hộ khoảng 7,5 triệu người [26].

Dù tính theo phương pháp nào thì nghèo đói trong thời gian qua cũng giảm đáng kể, thế giới cũng đã thừa nhận mặc dù nghèo đói vẫn còn tồn tại ở tình trạng nghiêm trọng nhưng công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đưa nước này tiến đúng hướng trong nỗ lực xoá đói giảm nghèo. Nói cách khác giảm nghèo ở nước ta là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển

1.2.2. Tác động của các chính sách nhà nƣớc trong xoá đói giảm nghèo ở Việt nam.

1.2.2.1. Chủ trương chính sách.

Xoá đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế xã hội, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo. Đây còn là vấn đề chiến lược, một chương trình lớn của quốc gia, phục vụ rất hữu ích cho CNH –HĐH, cho việc thực hiện mục tiêu “dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Nó thể hiện sâu sắc quan điểm nhân văn tất cả vì con người của chủ tịch Hồ Chí Minh: “... ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được sống vui tươi hạnh phúc”.

Từ đại hội VII (năm 1991) Đảng ta đã đề ra chủ chương xoá đói giảm nghèo. Nghị quyết đại hội VII nêu rõ “cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giầu nghèo vượt quá giới hạn cho phép”. Đến nghị quyết TW5 khoá VII Đảng ta đã cụ thể hoá thêm một bước chủ trương này: “phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quĩ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân. Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giầu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”.

Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã xác định: “ xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế – xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài” và nhấn mạnh, phải thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo nhất là đối với các vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quĩ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cả nước từ 20 – 25 % hiện nay xuống còn khoảng 10 % vào năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 300.000 hộ/năm trong 2,3 năm đầu của kế hoạch 5 năm tập trung xoá cơ bản hộ đói kinh niên.

Với những quan điểm và chủ trương trong những năm qua, chính phủ đã cụ thể hoá bằng những chính sách cơ chế, chương trình dự án và kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp – nông thôn; xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và đời sống; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi đảm bảo an ninh về lương thực.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo như:

- Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, thuỷ lợi giao thông.

- Chương trình định canh, định cư, chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. (Quyết định số 327/CT của chủ tich hội đồng Bộ Trưởng ngày 15/9/1992), sau này phát triển lên và được thay thế bằng dự án trồng 5 triệu ha rừng và nhiều chính sách quan trọng khác. Chương trình quốc gia về việc làm trên cơ sở nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (quyết định 126/1998/QĐ- TTg, ngày 14/7/1998. Đặc biệt tháng 7 năm 1998 chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 (QĐ số 133/1998/TTg, ngày23/7/1998) với 9 nội dung:

+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo

+ Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, định canh, định cư, di dân kinh tế mới.

+ Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn + Hỗ trợ tín dụng

+ Hỗ trợ y tế, giáo dục cho người nghèo

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề, đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo.

+ Tiếp đó, chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế đối với các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa (QĐ số 135/1998/QĐ- TTg, ngày 31/7/1998) theo đó chính phủ sẽ tập trung đầu tư cho 1715 xã đặc biệt khó khăn (gồm 1658 xã miền núi, 147 xã vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc 267 huyện của 46 /61 tỉnh thành trong cả nước.

Mục tiêu là đầu tư cho hai lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)