Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

Qua phân tích các đặc điểm nghèo đói của người nghèo ở Quảng Bình tại từng vùng sinh thái thấy rằng, nghèo đói ở Quảng Bình cũng có những nét tương đồng đối với các vùng đói nghèo tương tự trong cả nước. Tuy nhiên đói nghèo ở Quảng Bình tựu chung lại phần lớn là do điều kiện phát triển kinh tế còn thấp kém, khó khăn, tình trạng rủi ro trong sản xuất rất lớn. Mặt khác đói nghèo còn do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác như địa lý sinh thái không thuận lợi, thời tiết khắc nghiệt vv... nhưng điều nổi trội hơn cả đối với các hộ nghèo đói đó là đông con, trình độ văn hoá, dân trí thấp. Đặc biệt đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều hủ tục lạc hậu. Đói nghèo còn do sản xuất thuần nông, sản xuất canh tác nông nghiệp theo kiểu truyền thống.

Để phân tích rõ thêm các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Quảng Bình xem nguyên nhân nào là nguyên nhân sâu xa nhất của nghèo đói, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp giúp cho các hộ nghèo đói, xoá được đói giảm được nghèo. Biểu dưới đây đưa ra bảng gồm 9 nguyên nhân được xếp theo thứ tự đánh giá mức độ của từng nguyên nhân.

Biểu 22: tổng số điểm đánh giá mức độ của các nguyên nhân nghèo đói theo nhóm hộ.

Nguyên nhân Không nghèo Đói Nghèo Chung

Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng 1.Thiếu vốn S. xuất 5936 1 8588 1 4070 1 18594 1 2.Đ.kiệnS.xuất KK 4530 2 6661 2 2956 2 14147 2 3. Thiếu p.tiện SX 4491 3 5921 3 3008 3 13420 3 4. Không có KNSX 3427 4 5268 4 2381 4 10076 4 5. ít đất sản xuất 3060 5 4834 5 2059 6 9953 5 6. Đông con 2739 6 4536 6 2112 5 9387 6 7. Thiếu lao động 2593 7 4394 7 1885 7 8872 7 8.Không có ai thuê 1766 8 3051 8 1411 8 6228 8 9. Nguyên nhân # 1043 9 933 9 554 9 2530 9 Nguồn số liệu: [23]

Theo bảng tính điểm mức độ từng nguyên nhân thì cả 3 nhóm hộ đều đánh giá cho rằng nguyên nhân số 1 là nguyên nhân thiếu vốn sản xuất, tiếp đó là nguyên nhân điều kiện sản xuất khó khăn, thứ 3 là thiếu phương tiện sản xuất, nguyên nhân thứ 4 là thiếu kinh nghiệm hoặc không có kinh nghiệm sản xuất tiếp theo đó là đông con, ít đất sản xuất, thiếu lao động vv...

Để phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo đói theo từng vùng sinh thái, biểu dưới đây sẽ cho ta thấy việc xếp thứ bậc nguyên nhân giữa các vùng như sau:

Biểu 23: Xếp hạng mức độ phổ biến của các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói theo vùng sinh thái.

Nguyên nhân Vùng đồi Đồng bằng Vùng biển Vùng núi

Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng 1.Thiếu vốn S. xuất 2982 1 6696 1 2835 1 6081 1 2. Đ.kiện S.xuất KK 2298 2 5286 2 1913 3 4640 2 3. Thiếu p.tiện SX 2235 3 5009 3 2267 2 3774 4 4. Không có KNSX 2137 4 3514 4 1309 4 4116 3 5. ít đất sản xuất 1754 6 3368 7 1229 6 3692 5 6. Đông con 1773 5 3388 6 1087 7 2964 6 7. Thiếu lao động 1729 7 3401 5 1291 5 2451 7 8. Không có ai thuê 1284 8 2536 8 778 8 1630 8 9. Nguyên nhân # 186 9 790 9 691 9 779 9 Nguồn số liệu: [23]

Số liệu trên đây chỉ là đánh giá chủ quan từ phía hộ nghèo do vậy muốn đánh giá chính xác mức độ của từng nguyên nhân thì phải đi vào chi tiết của từng nguyên nhân.

* Nguyên nhân thiếu vốn sản xuất:

Hầu hết các hộ điều tra đều thống nhất ý kiến tập trung vào điểm 10. Với 69 % số hộ cho rằng nguyên nhân thiếu vốn dẫn đến nghèo đói cho ở mức 10 điểm. Chỉ có 2 % trả lời không phải do nguyên nhân thiếu vốn. Nguyên nhân này kể cả theo nhóm hộ và vùng sinh thái đều đánh giá ở thứ hạng 1. Điều này cho thấy sự tiếp cận của người nghèo tới các nguồn vốn còn rất nhiều hạn chế. Theo thống kê tỷ lệ hộ vay vốn ngân hàng mới chiếm 54,14% với lãi suất vay trung bình là 1,18 %, bình quân mỗi hộ vay là 1.440.000 đồng, còn hơn 45% số hộ nghèo chưa được vay vốn. Trong tổng số hộ vay ngân hàng có tới 50,63% số hộ không có khả năng trả được số nợ quá hạn.

Những hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn, một phần là do họ chưa có được một phương án kinh doanh mang tính khả thi, nhiều hộ vay rồi nhưng không biết làm gì; mặt khác do thủ tục vay rườm rà lãi suất vay còn cao. Mặc dù lãi suất cho vay thấp hơn thị trường tự do nhưng do thủ tục phức tạp cộng với những khoản vay nhiều khi không phải cho sản xuất mà cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày nên các hộ nghèo vẫn thường xuyên phải vay tư nhân với lãi suất 2,8 % tháng, kết quả điều tra cho thấy 47,17 % phải vay vốn của tư nhân để sản xuất và tiêu dùng. Số liệu cho thấy các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là ngân hàng phục vụ người nghèo cần nghiên cứu đưa ra các biện pháp giúp đỡ người nghèo để họ không bị rơi vào vòng xoáy của nợ chồng chất. Mặt khác số liệu cũng cho thấy có tới trên 50% số hộ nghèo vay vốn không có khả năng trả được nợ quá hạn. Do vậy ngân hàng cũng như các tổ chức đoàn thể, tổ chức tín dụng khác ngoài việc cung cấp vốn cho người nghèo thì phải giúp đỡ hướng dẫn người nghèo sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả như: giúp người nghèo tìm phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện của từng vùng, giảm bớt những rủi ro không đáng có cho người nghèo. Do vậy trước khi cho người nghèo vay vốn cần phải đào tạo hướng dẫn lập dự án phát triển kinh tế và cách sử dụng vốn để giảm tỷ lệ người nghèo không trả được nợ quá hạn, giúp người nghèo sản xuất có hiệu quả thoát được đói nghèo.

* Điều kiện sản xuất khó khăn.

Nguyên nhân này các hộ trả lời khá tập trung vào mức 5 – 10 điểm, nhưng khẳng định mức độ 10 điểm 25 %. Tuy nhiên, khi so sánh mức độ của từng nguyên nhân theo vùng sinh thái thì nguyên nhân này đứng ở hạng thứ 3 và nguyên nhân thiếu phương tiện sản xuất đứng ở mức 2. Điều kiện sản xuất thường gắn với vùng địa lý lãnh thổ do vậy xác định mức độ khó khăn của

sản xuất theo từng vùng sinh thái là chính xác hơn cả trên cơ sở đó đề ra các giải pháp khắc phục cho từng vùng.

- Vùng núi: vùng núi có đặc điểm là vùng cao xa xôi hẻo lánh, giao thông cách trở, hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu gặp nhiều khó khăn cụ thể: đối với nông nghiệp trồng trọt, khó khăn chủ yếu là thiếu nguồn nước, hệ thống tưới tiêu kênh mương xuống cấp, thiếu thốn các dịch vụ khuyến nông như lựa chọn giống cây trồng phù hợp, phân bón, khoa học kỹ thuật. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thì mắc phải vấn đề vốn, khi vốn có rồi thì rủi ro cao do thiếu các dịch vụ thú y, phòng trừ dịch bệnh rồi đầu ra bán ở đâu. Lâm nghiệp thì mạnh ở vùng núi nhưng nạn phá rừng bừa bãi, người dân chưa gắn chặt quyền lợi của mình với rừng, cộng với chính sách khai thác rừng chưa rõ ràng.

- Đối với vùng đồi: trong sản xuất trồng trọt cũng gặp những khó khăn tương tự như vùng núi 4/4 xã điều tra đều đề cập đến khó khăn lớn nhất là thuỷ lợi, thiếu nguồn nước tưới, hệ thống cống đập, trạm bơm xuống cấp, trong chăn nuôi cũng vậy cũng gặp khó khăn về giống và các dịch vụ thú y. Đối với sản xuất lâm nghiệp, một số xã như Sơn Hoá gặp khó khăn về giao đất giao rừng do thiếu kinh phí để đo đạc, cấp sổ, vốn trồng rừng.

- Vùng biển: Đối với 18 xã vùng bãi ngang thuộc diện nghèo nhất của tỉnh, trong sản xuất trồng trọt khó khăn lớn nhất là chưa có hệ thống kênh mương, do vậy không có đủ nước tưới cho cây trồng đặc biệt là lúa và hoa màu rồi vấn đề xử lý đất bạc màu. Trong chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn như các vùng khác. Trong lâm nghiệp khó khăn lớn nhất là thiếu giống cây lâm nghiệp phù hợp với vùng đất cát để trồng rừng chắn cát. Trong nghề thuỷ sản thì khó khăn về vấn đề lưới cụ và chế biến sản phẩm.

- Vùng đồng bằng: trồng trọt cũng nổi lên khó khăn về tưới tiêu. Hệ thống kênh mương chủ yếu vẫn còn tạm bợ, chưa kiên cố, có nơi xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là cống ngăn mặn. Đối với các ngành nghề khác cũng có khó

khăn tương tự như các vùng khác. Nhưng vấn đề khó khăn hơn cả là vấn đề sau thu hoạch, vấn đề thị trường, không có thị trường tiêu thụ. Do đặc tính sản xuất chăn nuôi ở Quảng Bình vẫn còn mang năng hình thức tự cấp tự túc chưa thương mại hoá được nền nông nghiệp nông thôn, người dân chưa có tư duy của sản xuất hàng hoá. Do vậy chưa quan tâm đến chi phí hay lỗ lãi.

* Nguyên nhân dân trí thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất: Mặc dù các hộ đều thống nhất xếp ở hạng thứ 4, chỉ có vùng núi xếp hạng thứ 3. Khi phân tích mức thứ hạng nguyên nhân theo vùng sinh thái. 57% số hộ trả lời khá tập trung vào mức 6,7,8 điểm, 9 % số hộ trả lời ở mức 10 điểm. Điều này cho thấy người nghèo hình như lảng tránh không giám thừa nhận mình bị thiếu hụt về tri thức, kiến thức làm ăn để từ đó tự mình vươn lên học hỏi, tự mình thoát nghèo. Nhưng các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng sự đánh giá của người dân là mang tính chủ quan. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất nên người nghèo mới không tìm được giải pháp để tự thoát nghèo. Mặt khác theo thống kê của huyện cho thấy mới có 11,27 % số hộ được tập huấn khuyến nông (riêng hộ nghèo là 15,5%), 3,68 % số hộ được tập huấn về làm dự án. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động dấu dốt lại không được hướng dẫn cách thức làm ăn đã dẫn đến cảnh nghèo đói triền miên, đối với những hộ gia đình thuần nông đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Điều này cũng đúng với kết quả điều tra hơn 50 % số hộ nghèo vay vốn không có khả năng trả được nợ quá hạn. Từ đócó thể khẳng rằng muốn các hộ thoát nghèo trước hết cần phải giúp họ kiến thức, cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm ăn giỏi, sau đó mới cung cấp vốn cho họ thì mới có hiệu quả. Do vậy phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các khâu vốn, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và nỗ lực từ phía bản thân người nghèo quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giầu.

* Nguyên nhân ít đất: nguyên nhân này đối với vùng núi là trầm trọng hơn cả xếp thứ hạng 5 trong khi các vùng khác xếp thứ 6,7. Tình trạng thiếu đất tuy đánh giá ở mỗi vùng khác nhau nhưng tập trung chủ yếu là thiếu đất sản xuất lương thực (đất trồng lúa) bình quân mỗi khẩu ở xã miền núi chỉ có 397,8 m2 đất lúa, xã Quảng Châu thấp nhất 172,1 m2/người. Thậm chí một số xã vùng biển không có hoặc không đáng kể đất trồng lúa (Ngư Thuỷ, Hải Ninh). Thiếu đất sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) có thể coi là nguyên nhân cơ bản làm cho các hộ này bị đói triền miên. Nhưng vấn đề là phải làm thế nào để người dân có được thu nhập bằng cách sản xuất các sản phẩm khác và tạo ra được thị trường trao đổi thông thương giữa các vùng, tức là vấn đề đầu ra đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung, để tạo cho họ có được thu nhập.

* Nguyên nhân thiếu việc làm: kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ đều đánh giá nguyên nhân này không phải là nguyên nhân chính. Tất cả đều thống nhất tập trung vào thứ hạng 8. Điều này cho thấy việc đi làm thuê rất ít. Theo cơ cấu GDP của tỉnh thì có tới trên 80 % dân số làm nông nghiệp, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, do vậy không có nhu cầu tuyển dụng công nhân.

Người nông dân trong lúc nhàn rỗi tìm việc rất khó khăn, kết quả điều tra ở 2.050 hộ cho thấy có 2.265 lượt người đi tìm việc bên ngoài nhưng chỉ có 495 (chiếm 21,85 %) người tìm được việc làm. Trong tổng số 28 xã điều tra có 8 xã (29,62%) không có lao động đi làm thuê (thường xuyên hoặc thời vụ), 10 xã (37,03%) không có người đi làm thuê thường xuyên. Điều này một phần là do tình hình sản xuất kinh doanh còn khó khăn của các doanh nghiệp trong tỉnh. Mặt khác người dân còn mặc cảm với khái niệm đi làm thuê. Khi phân tích mức đánh giá các hộ nghèo đói theo thu nhập của từng ngành nghề thì mức thu nhập của người làm thuê đối với hộ không nghèo là cao nhất, gấp hơn 3 lần so với hộ là nông + lâm nghiệp. Do vậy việc mở rộng thành phần

này là rất quan trọng trong việc tăng thêm thu nhập cho người nghèo. Đặc biệt là giảm bớt được các sức ép hay bế tắc về tình trạng thiếu đất, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá được các nguồn thu nhập, tránh được những rủi ro tổn thương cho người nghèo.

* Nguyên nhân thiếu phương tiện sản xuất: theo mức điểm có tới 23 % số hộ cho mức điểm 10 còn lại thì trả lời khá tản mạn 16% cho mức 5 điểm, 15 % ở mức 8 điểm... thậm chí có tới 12 % cho rằng không phải do nguyên nhân thiếu phương tiện sản xuất mà rơi vào cảnh nghèo đói. Phân tích theo nhóm các hộ nghèo đói thì nguyên nhân này đứng ở vị trí thứ 3. Nhưng nếu phân theo vùng sinh thái thì vùng biển nguyên nhân này tỏ ra trầm trọng hơn xếp hạng thứ 2. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế bởi ngư dân ở vùng biển chủ yếu sống nhờ vào nghề đánh bắt hải sản. Do vậy phương tiện tầu thuyền, lưới cụ đánh bắt cá là rất quan trọng trong khi đó nguồn tài nguyên biển ở gần bờ đã bị khai thác cạn kiệt, phải đi đánh bắt xa bờ, cần phải có tầu lớn, lưới lớn, phương tiện đánh bắt cá hiện đại. Mặt khác khi đánh bắt được rồi thì phải cần khâu chế biến giữ được cho hải sản còn tươi. Nên nguyên nhân thiếu tư liệu sản xuất ở vùng biển được đánh giá quan trọng là chính xác. Muốn giải quyết được khó khăn này, cần phải có những chính sách khuyến khích ngư dân tự nguyện lập lên các hợp tác xã để có thể vay vốn trang bị các phương tiện đánh bắt cá xa bờ giúp họ vượt qua nghèo đói. Mặt khác cần phải đẩy mạnh và phát triển các dịch vụ chế biến hải sản, dịch vụ buôn bán nhỏ thu hút lao động nữ không có khả năng làm nghề đánh bắt hải sản. Có như vậy mới giúp người nghèo vượt qua nghèo đói vươn lên làm giầu bền vững.

* Nguyên nhân do thiếu lao động: tình trạng thiếu lao động đối với các hộ nghèo là khá phổ biến. Kết quả cho thấy nguyên nhân thiếu lao động được xếp hàng thứ 7/9. Nhưng xếp theo vùng sinh thái thì có vài sự khác biệt: ở vùng biển, đồng bằng tình trạng thiếu lao động là trầm trọng nhất, nên được

xếp ở mức thứ 5, ở vùng núi xếp ở mức thứ 7. Như vậy vùng đồng bằng và vùng biển có nhu cầu về lao động nhiều hơn. Phần lớn thiếu lao động rơi vào các hộ neo đơn, các hộ có chủ hộ là nữ, đặc biệt ở vùng biển tỷ lệ chủ hộ là nữ nhiều. Kết quả điều tra cho thấy 54,54 % là lao động nữ, cao nhất là Đồng

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)