7. Kết cấu của luận văn
1.2.2.1. Chủ trương chính sách
Xoá đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế xã hội, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo. Đây còn là vấn đề chiến lược, một chương trình lớn của quốc gia, phục vụ rất hữu ích cho CNH –HĐH, cho việc thực hiện mục tiêu “dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Nó thể hiện sâu sắc quan điểm nhân văn tất cả vì con người của chủ tịch Hồ Chí Minh: “... ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được sống vui tươi hạnh phúc”.
Từ đại hội VII (năm 1991) Đảng ta đã đề ra chủ chương xoá đói giảm nghèo. Nghị quyết đại hội VII nêu rõ “cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giầu nghèo vượt quá giới hạn cho phép”. Đến nghị quyết TW5 khoá VII Đảng ta đã cụ thể hoá thêm một bước chủ trương này: “phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quĩ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân. Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giầu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”.
Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã xác định: “ xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế – xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài” và nhấn mạnh, phải thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo nhất là đối với các vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quĩ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cả nước từ 20 – 25 % hiện nay xuống còn khoảng 10 % vào năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 300.000 hộ/năm trong 2,3 năm đầu của kế hoạch 5 năm tập trung xoá cơ bản hộ đói kinh niên.
Với những quan điểm và chủ trương trong những năm qua, chính phủ đã cụ thể hoá bằng những chính sách cơ chế, chương trình dự án và kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp – nông thôn; xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và đời sống; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi đảm bảo an ninh về lương thực.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo như:
- Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, thuỷ lợi giao thông.
- Chương trình định canh, định cư, chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. (Quyết định số 327/CT của chủ tich hội đồng Bộ Trưởng ngày 15/9/1992), sau này phát triển lên và được thay thế bằng dự án trồng 5 triệu ha rừng và nhiều chính sách quan trọng khác. Chương trình quốc gia về việc làm trên cơ sở nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (quyết định 126/1998/QĐ- TTg, ngày 14/7/1998. Đặc biệt tháng 7 năm 1998 chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 (QĐ số 133/1998/TTg, ngày23/7/1998) với 9 nội dung:
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo
+ Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, định canh, định cư, di dân kinh tế mới.
+ Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn + Hỗ trợ tín dụng
+ Hỗ trợ y tế, giáo dục cho người nghèo
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề, đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo.
+ Tiếp đó, chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế đối với các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa (QĐ số 135/1998/QĐ- TTg, ngày 31/7/1998) theo đó chính phủ sẽ tập trung đầu tư cho 1715 xã đặc biệt khó khăn (gồm 1658 xã miền núi, 147 xã vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc 267 huyện của 46 /61 tỉnh thành trong cả nước.
Mục tiêu là đầu tư cho hai lĩnh vực chủ yếu Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư phát triển sản xuất
Trong đó bao gồm: đầu tư cho công tác qui hoạch, qui hoạch đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, qui hoạch bố trí lại dân cư, qui hoạch bố trí lại công trình hạ tầng. Đầu tư hạ tầng: đầu tư giao thông thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sạch cho dân cư nói chung, phát triển điện lưới hoặc xây dựng thuỷ điện nhỏ. Xây dựng các trường học, trạm xá; xây dựng trung tâm cụm xã ở những nơi có điều kiện thích hợp. Ngày 26/3/2001, Thủ tướng chính phủ lại có quyết định số 42/2001/QĐ - TTg về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của chương trình 135. Theo quyết định này, cả nước bổ sung thêm 447 thuộc 192 huyện của 33 tỉnh thành phố trực thuộc TW vào diện xã đặc biệt khó khăn và được hưởng các chính sách giành cho chương trình từ kế hoạch năm 2001 đưa tổng số xã đặc biệt khó khăn cả nước lên 2162 xã .
Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước nhằm giúp đỡ các cộng đồng nghèo, vùng nghèo, đưa kinh tế ở các xã này nhanh chóng phát triển kịp với các xã khác, vùng khác nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, công bằng, giảm sự chênh lệch quá mức về trình độ phát triển kinh tế và phân phối tổng thu nhập giữa các hộ, các xã, các vùng trong cả nước.