7. Kết cấu của luận văn
2.1.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên xã hội tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình có tổng diện tích 805.186 ha gồm 7 huyện, thị xã và 153 xã, phường.
Các huyện gồm: Đồng Hới, Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Minh Hoá, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, với tổng dân số khoảng 803.000 người trong đó người kinh chiếm 97,9 % tổng dân số của Tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn, giới hạn phía bắc là đèo Ngang và giới hạn phía nam là đèo Hải Vân. Đây là miền đất hẹp nằm gọn ở sườn Đông và dốc đứng của dãy Trường Sơn. Ở đây có nhiều sông ngắn bắt nguồn từ Trường Sơn chạy quanh qua vùng đồi và đồng bằng trước khi đổ ra biển. Chế độ thuỷ văn ở đây cũng rất thất thường. Khí hậu ở Quảng Bình thuộc khí hậu gió mùa, trong sự phân hoá mùa mưa ẩm phản ánh tác động cực kỳ quan trọng của địa hình Trường Sơn đối với hoàn lưu.
Những nét đặc trưng của khí hậu vùng này: mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến giữa mùa đông tháng 12 hoặc tháng 1, lệch pha hẳn so với khí hậu chung toàn bán đảo Đông Dương. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 – 2.200 mm/năm. Hai tháng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 trung bình mỗi tháng từ 600 – 700 mm. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 2 kết thúc vào tháng 8. Tháng ít mưa nhất là tháng 2 và 3 lượng mưa trung bình khoảng 60 – 70 mm. Trong mùa hè, thời tiết khô nóng đặc biệt. Vì vậy trong khi trên toàn bán đảo Đông Dương đã bước vào mùa mưa ngay khi gió mùa hạ đến thì ở Quảng Bình lại vào thời kỳ khô nóng. Nhiệt độ trung bình từ 24 – 25 độ c ở đồng bằng và trung du, ở vùng núi từ 22 – 23 độ c. Nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất 29,5 độ c. Độ ẩm trung bình từ 85 – 88 % thời kỳ có độ ẩm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4. Tháng ẩm nhất là tháng 12 và tháng 1 (độ ẩm của tháng này 90 – 93 %). Thời kỳ khô hạn từ tháng 5 đến tháng 8 độ ẩm trung bình là 75 – 80 %. Nắng; phía bắc Quảng Bình tương đối nhiều nắng, trung bình hàng năm có tới 1.800 – 1.900 giờ nắng. Thời kỳ nắng từ tháng 5 đến tháng 8 số giờ nắng trung bình tháng khoảng 200 giờ. Gió: ở Quảng Bình hướng gió chủ yếu trong mùa đông là tây bắc, mùa hạ tây và tây nam (gần 50 %). Tốc độ gió khá mạnh, trung bình năm khoảng 2 – 3m/ giây. Tốc độ gió bão đạt 40 m/ giây Quảng Bình là vùng chịu tác động mạnh của bão. Thời kỳ bão nhiều là tháng 9 và tháng 10 đôi khi tháng 11. Bão ở đây rất dữ dội, gây ra mưa lớn có khi 200 – 300 mm/24 giờ.
* Đặc điểm đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Địa thế của Quảng Bình vừa có núi, ven biển, đồng bằng và đồi trung du do vậy có các loại đất cồn cát trắng vàng, đất cát biển, đất mặn sú vẹt đước, đất mặn nhiều, đất mặn trung bình.
Hiện trạng đất trống đồi núi trọc ở Quảng Bình tổng số 251.000 ha chiếm 32,1 % trong đó 4.000 ha núi đồi trơ đá, 21.000 ha là cồn bãi cát biển, đất hoang đồi núi trọc là 208.000 ha. Đất trống đồi núi trọc có thể hiểu là đất không có rừng che phủ và hiện tại chưa được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Đó có thể là những cồn cát, bãi ven biển chưa có cây mọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng cải tạo, đất phù sa cũ và mới bị khai phá cạn kiệt, có năng suất sinh học quá thấp không có hiệu quả kinh tế trong sử dụng.
- Tài nguyên khoáng sản:
Quảng Bình có các loại khoáng sản như: than bùn ở rìa núi đá vôi Lệ Thuỷ, Ba Đồn, sắt có ở huyện Quảng Ninh, Sen Thuỷ huyện Lệ Thuỷ, Thọ Lộc huyện Bố Trạch Quảng Bình. Mỏ sắt ở Lệ Thuỷ có trữ lượng khoảng 1 triệu tấn. Chì và kẽm ở Ba Dền, U Bò, Mỹ Đức, An Mỹ huyện Lệ Thuỷ. Vonfram
ở Kim Lũ, huyện Tuyên Hoá, Đolomít ở Quảng Ninh, sét chịu lửa ở Bố Trạch Quảng Bình, phốt pho rít ở vùng đá vôi Quảng tiến Tuyên Hoá, Xuân Sơn huyện Bố Trạch, cao lanh ở Bắc Lý thuộc địa phận Đồng Hới, đá hoa ở Bố Trạch Quảng Ninh, Lệ Thuỷ; đá vôi đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho xây dựng và sản xuất xi măng Tuyên Hoá , Bố Trạch, Quảng Ninh, Quảng Trạch; nước khoáng ở Thanh Lâm huyện Quảng Trạch, Lệ Thuỷ. Số liệu trên cho ta thấy rằng tuy khoáng sản ở Quảng Bình phong phú và đa dạng về chủng loại nhưng rất phân tán manh mún, trữ lượng thấp khó khăn trong khai thác công nghiệp. Chỉ có loại khoáng vật cát, sắt, đá hoa, đá vôi, nước khoáng, cao lanh là có trữ lượng tương đối lớn có thể khai thác công nghiệp thuận lợi.
* Tài nguyên rừng: diện tích rừng của Quảng Bình tổng diện tích tự nhiên 798.400 ha trong đó tổng số diện tích rừng 369.500 ha, rừng tự nhiên 343.600 ha, rừng trồng 25.900 ha; tổng số trữ lượng gỗ 30.352.600 m3, trữ lượng rừng tre nứa 59.400 m3, rừng tự nhiên chiếm trữ lượng gỗ 29.834.600 m3, rừng tre nứa tự nhiên chiếm 59.000 m3, rừng gỗ trồng chiếm 518.000 m3.
Biểu 5: Tổng diện tích rừng và gỗ bình quân theo đầu người.
Quảng Bình Dân số Diện tích ha Trữ lƣợng gỗ m3 Diện tích rừng BQ ha 812.000 501.900 30.352.600 0.48 Nguồn số liệu: [6,7]
Tài nguyên thực vật: Quảng Bình có khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha, động Phong Nha; cây công nghiệp có cao su, cà phê, chè; cây ăn quả có cam, chanh, quýt, bưởi, mít ... cây lương thực có ngô, khoai, sắn, đỗ lạc vừng; cây lâm nghiệp bạch đàn, keo lá các loại và một số loài thông. Động vật khá phong phú và đa dạng quí hiếm như Voọc đầu vàng, khỉ vv... các loài động
vật hiện tồn tại ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và ở các vùng sâu, vùng xa hiểm trở.
Tài nguyên biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116 km, từ đèo Ngang đến Hạ Cờ, với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển Quảng Bình có 5 cửa sông chính: Roòn, Gianh, Dinh, Lý Hoà, Nhật Lệ, tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Biển Quảng Bình giàu hải sản và có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như : tôm hùm, mực ống, mực nang ... Theo số liệu điều tra và đánh giá của Bộ thuỷ sản, trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình khoảng trên 51.000 tấn, trữ lượng tôm biển khoảng 20.000 tấn, trữ lượng mực từ 8 – 10.000 tấn. Ngoài ra, Quảng Bình còn có tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khoảng 15.000 ha. Cùng với đất đai, rừng, biển, khoáng sản, Quảng Bình còn có tài nguyên du lịch đa dạng, đủ điều kiện để phát triển các loại hình du lịch. Các khu danh thắng nổi tiếng như: khu danh thắng đèo Ngang nằm ở phía bắc tỉnh, khu danh thắng Lý Hoà, khu danh thắng Nhật Lệ, khu danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, cửa Nhật Lệ, bãi tắm đá nhảy, bãi biển Bảo Ninh, cảng Gianh, vịnh Hòn La ... là những nơi tắm biển nghỉ mát kỳ thú. Đặc biệt nói đến tiềm năng du lịch Quảng Bình phải nói nói đến vùng KAST Phong Nha – Kẻ Bàng. KAST này có trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là “vương quốc hang động” đang tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám hiểm du khách, du lịch.
* Đặc điểm con người: Quảng Bình có khoảng gần 1000 người dân tộc bao gồm dân tộc Mã Liềng, Vân Kiều, Cờ Tu, Bru, Tà ôi, Thái, Sách. Trước đây vùng Quảng Bình có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Tà ôi, Cờ tu, Bru, Vân Kiều sinh sống. Nhưng do rừng bị tàn phá, đất bị sói mòn rửa trôi, không còn thích hợp cho cuộc sống du canh, du cư , đốt rừng làm rẫy nên họ
đã lùi xa vào vùng sâu tận chân Trường Sơn. Vì vậy hiện nay rất ít đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
* Đặc điểm văn hoá: văn hoá làng ở Quảng Bình không còn khép kín. Hệ cấu trúc văn hoá làng nước theo một diện mạo mở, các thiết chế cộng đồng rất thấp, phong tục tập quán nếp sống, sinh hoạt ngôn ngữ rất gần gũi giữa người kinh và người dân tộc kể cả các tập tục như lễ hội, cúng tế, ma chay, cưới xin vv... đều có sự gần gũi khó phân biệt bản sắc.
Nhìn chung người kinh cũng như Bru, Vân Kiều đều “an phận thủ thường” trong điều kiện nền kinh tế tự cung tự cấp và khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường họ cũng không hối hả, chụp giật như ở các vùng khác. Các người dân bản địa rất coi trọng các chuẩn mực truyền thống của dân tộc: nhân ái,vị tha, kính già, yêu trẻ.