Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.3. Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình

Trong quá trình đổi mới kinh tế, kinh tế của Quảng Bình cũng từng bước ăn nhịp và hoà nhập vào thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Thời gian qua đã có sự chuyển biến tạo ra những thành tựu đáng khích lệ về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp nói chung của vùng này vẫn còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, nhiều vấn đề xã hội còn khó khăn. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1989 – 1991 đạt 1.7 %/năm, những năm sau này tăng cao hơn. Cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm giai đoạn 1996 – 2000, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 8,2 %; bình quân hàng năm, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,3 %, công nghiệp tăng 17,2 %, dịch vụ tăng 7 %. Cùng với tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trong nông nghiệp và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Bình năm 1996 và 2001 như sau:

Biểu 6: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh

Đơn vị tính:%

T. số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1996 2001 1996 2001 1996 2001

Quảng Bình

100 44,1 35,7 17,7 26 38,2 38,3

Nguồn số liệu: [12], [7]

Cơ cấu lao động: cùng với dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, cơ cấu sử dụng lao động cũng ít chuyển đổi. Đại bộ phận hơn 80 % làm việc trong nông nghiệp với năng suất và thu nhập rất thấp không có điều kiện tái sản xuất sức lao động.

Biểu 7: Nguồn lao động của tỉnh Quảng Bình

Đơn vị tính:1000 người

Tổng số Từ 15-24 tuổi Từ 25-44 tuổi Từ 44 trở lên

Quảng Bình 492,8 140,5 182,7 169,6

Riêng nông thôn 432,2 123,4 158,1 150,7

Nguồn số liệu: [12]

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)