7. Kết cấu của luận văn
1.1.3.2. Nguyên nhân của nghèo đói
Tổng hợp các quan điểm về nguyên nhân của đói nghèo bao gồm những nguyên nhân sau:
- Sự cách trở về địa lý, xã hội, tri thức;
- Sự rủi ro quá cao (mất mùa, bệnh tật, sinh con ngoài ý muốn);
- Không đủ các nguồn lực sản xuất (thiếu lao động có tay nghề, thiếu
đất đai hoặc vốn).
- Thiếu khả năng duy trì bền vững (chủ yếu do diện tích rừng bị thu
hẹp).
- Thiếu sự tham gia thích đáng của chính phủ vào hoạch định và thực
hiện các nỗ lực nhằm xoá đói giảm nghèo. Hoặc có thể chia theo nhóm nguyên nhân sau:
- Nhóm nguyên nhân do tự bản thân người nghèo: thiếu kinh nghiệm , thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn hoặc không có vốn, neo đơn, thiếu sức lao động, đông con rủi ro hoạn nạn hoặc rượu chè, số đề, nghiện hút ...
- Nhóm nguyên nhân do môi trường: rừng bị chặt chụi, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lụt, hạn hán, đất đai cằn cỗi, thiếu nước không canh tác được, mất mùa thường xuyên, làm mà không có thu hoạch.
- Chưa có giải pháp đồng bộ và bước đi thích hợp trong phát triển kinh tế.
1.1.4. Một số phƣơng pháp chủ yếu xác định về chuẩn nghèo đói hiện nay.
1.1.4.1. Phƣơng pháp xác định ngƣỡng nghèo của các tổ chức Quốc tế.
- Phương pháp xác định ngưỡng nghèo của ngân hàng Thế giới: ngân
hàng Thế giới đưa ra 2 ngưỡng nghèo
+ Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một số lương thực gọi đó là ngưỡng nghèo lương thực.
+ Ngưỡng nghèo thứ 2 là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực gọi là ngưỡng nghèo chung.
- Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm là lượngthức ăn tiêu thụ phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với hàm lượng Kcal là 2100 cho mỗi người một ngày tương ứng với số tiền để mua số lương thực thực phẩm bao gồm 40 loại sản phẩm. Bằng phương pháp này ngân hàng Thế giới định ra chuẩn nghèo đói về lương thực thực phẩm theo cách định giá một lượng 2100 Kcal cho một người ngày. Một hộ nghèo đói về lương thực nếu chi tiêu trung bình cho một đầu người dưới 1.286.000 đồng/năm (ngưỡng nghèo năm 1998)
Ngưỡng nghèo chung = ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm + ngưỡng nghèo phi lương thực.
Các chi tiêu ngoài lương thực được tính toán cộng thêm vào với chi phí lương thực để định ra ranh giới nghèo đói chung. Một hộ được coi là nghèo nếu chi tiêu trung bình theo đầu người dưới 1.789.000 đồng/ năm (ngưỡng nghèo năm 1998)
Biểu 2: Tỷ lệ nghèo đói cả nước năm 1998 (đơn vị: %)
Cả nƣớc Thành thị Nông thôn
Tỷ lệ nghèo LTTP 15 2,3 18,3
Tỷ lệ nghèo chung 37,4 9,0 44,9
Nguồn số liệu: [1]
- Phương pháp xác định ngưỡng nghèo của tổ chức lao động quốc tế (ILO).
Đại diện của tổ chức lao động quốc tế ông Vali Jaman. Ông vẫn dựa trên cách tính ngưỡng nghèo của ngân hàng Thế giới, nhưng ông đi sâu nghiên cứu rổ lương thực, thực phẩm của người nghèo trong việc đáp ứng đủ 2100 Kcal người /ngày. Theo ông đối với người nghèo thì rổ lương thực với 40 loại sản phẩm thì có rất nhiều loại sản phẩm người nghèo không bao giờ có
được chi phí để sử dụng, mà người nghèo chỉ có thể sử dụng những sản phẩm với chi phí là thấp nhất để cung cấp đủ hàm lượng 2100 Kcal, tập trung chủ yếu là lương thực. Theo ông nguồn Kcal rẻ nhất là các sản phẩm tinh bột ngũ cốc và củ rễ, các sản phẩm này cung cấp hơn 60 % lượng Kcal mỗi ngày, còn các sản phẩm khác như là hàng xa xỉ đối với người nghèo. Từ lập luận trên đại diện ILO đưa ra phương pháp tính toán ngưỡng nghèo đói, mức nghèo đói được chọn là một rổ lương thực thực phẩm với 75 % Kcal từ gạo, còn các hàng hoá còn lại được gộp lại là gia vị cung cấp 25 % Kcal.
Tương ứng với cách tính của ILO chuẩn nghèo đói lương thực thực phẩm có giá trị là = 868.700 đồng/người/ năm.
1.1.4.2. Phương pháp xác định ngưỡng nghèo của các tổ chức tại Việt nam.
- Phương pháp xác định ngưỡng nghèo của Bộ LĐTB & XH:
Bộ LĐTB & XH là cơ quan thường trực của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo đưa ra mục tiêu xác định chuẩn nghèo, ai là người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo.
Theo Bộ LĐTB & XH: hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người qui ra gạo tuỳ theo từng vùng: (15, 20, 25 Kg gạo tương ứng cho miền núi, trung du và đồng bằng). Chuẩn nghèo đói tương ứng theo thu nhập bằng tiền là 80.000 đồng/tháng đối với nông thôn miền núi, nông thôn là 100.000 đồng/tháng, thành thị là 150.000 đồng/tháng.
Cơ sở của tính toán cũng dựa trên nhu cầu năng lượng tối thiểu 2100 Kcal/người/ngày.
Xã nghèo: một xã được coi là nghèo nếu có trên 40 % số hộ nghèo cộng với thiếu 1 trong 6 công trình hạ tầng cơ bản.
Về cơ bản TCTK xác định theo phương pháp đo lường của WB. Tổng cục thống kê chia đối tượng nghèo thành hai khu vực thành thị và nông thôn. Và cũng tính toán khẩu phần ăn dựa trên số hàm lượng tiêu dùng bằng 2100 Kcal ngày/ người. TCTK chọn trong rổ lương thực 12 nhóm mặt hàng để tính toán xác định ngưỡng nghèo.
1.1.4.3. Nhận xét ưu điểm và khiếm khuyết của từng phương pháp.
- Đối với phương pháp của WB và TCTK lấy số liệu về chi tiêu để xác định ngưỡng nghèo là hoàn toàn chính xác bởi người nghèo thường không có thu nhập ổn định nên việc xác định thu nhập của người nghèo sẽ rất khó khăn. Do vậy xác định bằng chi tiêu chính xác hơn thu nhập bởi vì trong bất kỳ trường hợp nào dù không có thu nhập người nghèo vẫn phải chi tiêu để duy trì sự sống. Đối với rổ hàng hoá WB đưa ra gồm 40 mặt hàng để tính cho nhu cầu 2100 Kcal người / ngày. Trong đó có nhiều mặt hàng xa xỉ người nghèo không thể tiếp cận được, nhiều mặt hàng lại không biết giá, hàm lượng Kcal chứa trong đó do vậy rất khó xác định, nếu qui đổi tương đương rất phức tạp.
- Đối với phương pháp của đại diện tổ chức lao động quốc tế ILO.
Về rổ hàng hoá do đại diện ILO đề xuất là thích hợp và dễ tính toán, phù hợp với thực tế người nghèo ở Việt Nam. Theo ILO đề xuất: rổ lương thực được chọn sẽ là 75 % lương thực, 25 % còn lại là thực phẩm thịt lợn, dầu ăn do vậy xác định được rõ lượng chi phí để mua LTTP trên với giá là phù hợp nhất đối với người nghèo. Còn theo ILO nếu tính toán như WB/TCTK thành phần khẩu phần ăn gạo 75%, 25 % còn lại là các sản phẩm trong rổ 40 sản phẩm sẽ rất khó khăn trong việc xác định giá và hàm lượng Kcal. Nhiều loại hàng hoá rất đắt đỏ có thể nói là xa xỉ đối với người nghèo.
- Đối với phương pháp của Bộ LĐTB & XH:
Theo phương pháp này thì chuẩn nghèo đói chỉ được tính bằng gạo, đây là chuẩn nghèo đói tuyệt đối, thấp hơn mức chuẩn của TCTK/WB chỉ bằng 1/2
chuẩn nghèo WB/TCTK. Mặt khác thu thập số liệu bằng cách các gia đình tự kê khai thu nhập thường không chính xác. Theo WB/TCTK nếu tính theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTB & XH thì Việt Nam đến năm 2005 sẽ không còn hộ nghèo. Nhưng với phương pháp này thì dễ tính toán xác định hộ nghèo.
1.2. Tác động của các chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nƣớc Việt nam.
1.2.1. Tổng quan về nghèo nghèo đói ở Việt nam.
1.2.1.1. Thời kỳ trước đổi mới: (thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp). chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp).
Ở thời kỳ nền kinh tế hiện vật với mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cũng có hiện tượng nghèo đói với hai đặc trưng nổi bật là nghèo dai dẳng kéo dài và nghèo cấp độ lớn. Đại đa số dân cư trong xã hội thời kỳ này rơi vào tình trạng nghèo hoặc chỉ vừa đủ cho những sinh hoạt tiêu dùng vốn rất hạn chế về nhu cầu. Theo đánh giá của UNDP trước đổi mới (1986) trên 70 % dân số Việt Nam ở vào tình trạng nghèo đói. Đây là vấn đề gay gắt đã và đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nhiệm vụ phải giải quyết. Với một nền kinh tế lạc hậu có chiến tranh, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là giải phóng đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã buộc chúng ta áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình kinh tế này xét theo quan điểm lịch sử cụ thể, có những mặt hợp lý, cần thiết và có tác dụng tích cực đã huy động sức người sức của góp phần vào việc giải phóng đất nước. Tuy nhiên việc kéo dài những phương pháp cũ trong tình hình mới khi điều kiện thực tế đã thay đổi (sau giải phóng) đã bộc lộ nhiều nhược điểm của mô hình và cơ chế. Trong thời kỳ này nghèo đói dường như không được nhìn nhận như một tồn tại thực tế trong xã hội. Bởi quan niệm trước đây trong CNXH không thể có nghèo đói. Nó chỉ có trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Do đó cách nhìn nhận đánh giá về nghèo đói ở đây có
phần méo mó thiếu khách quan và không khoa học. Với một nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển không thể không có nghèo đói. Nguyên nhân nghèo đói trong thời kỳ này không phải chủ yếu do người lao động tay nghề kém ... mà chủ yếu là do cơ chế kìm hãm sự phát triển của cá nhân và xã hội (những nguyên nhân khách quan). Ở thời kỳ này, hoạt động kinh tế không có cạnh tranh, phân phối theo kiểu bình quân chủ nghĩa, không mở rộng thị trường, không có sự kích thích cá nhân năng động, tháo vát, đổi mới cách làm cách nghĩ. Nó chỉ thúc đẩy con người làm thế nào để có một vị thế trong xã hội, có điều kiện bao cấp ưu đãi của nhà nước. Hiện tượng lãi giả lỗ thật của đa số các đơn vị kinh tế quốc doanh thời bao cấp là một thực tế vì không hạch toán đúng và đủ. Do chính sách không dựa trên động lực và lợi ích cá nhân người lao động, các năng lực tiềm tàng bị mai một đi, không có điều kiện để bộc lộ phát triển, xã hội rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài dẫn đến khủng hoảng – kinh tế xã hội những năm 80, làm cho tình trạng nghèo đói ở nước ta càng trở lên trầm trọng hơn.
Tóm lại ở thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thực hiện việc phân phối theo kiểu bình quân chủ nghĩa đã làm thui chột động lực cá nhân, thiếu hụt các nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế.
Nghèo đói không phải do lười biếng hoặc bị thua lỗ phá sản trong cạnh tranh của sản xuất và kinh doanh mà chủ yếu là do bị kìm hãm không có điều kiện và môi trường để thi thố tài năng của con người. Do đó có thể nói nghèo đói trong thời kỳ bao cấp ở trạng thái “bùng nhùng” không tìm ra lối thoát. Nó là hậu quả của sự kìm hãm, trói buộc sức sản xuất xã hội và năng lực sản xuất của nhân tố con người. Vi phạm qui luật lợi ích, qui luật phân phối theo lao động, không đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội.
Nhận rõ đặc điểm và những biểu hiện của giầu nghèo trong thời kỳ này là cần thiết để thấy rõ sự khác biệt của nó so với nghèo đói trong thời kỳ đổi mới, mở cửa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.
1.2.1.2. Thời kỳ đổi mới đến nay.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh đi cùng với phân hoá giầu nghèo và phân tầng xã hội. Đổi mới là bước ngoặt trong con đường phát triển ở Việt nam. Và thực chất nó chính là đổi mới mô hình phát triển chuyển từ mô hình kế hoạch tập trung bao cấp khép kín sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đã mở ra những khả năng mới để giải phóng sức sản xuất xã hội và các năng lực sản xuất của từng cá nhân. Những nhân tố kìm hãm, trói buộc sự phát triển trước đây dần dần được khắc phục. Thị trường và cơ chế thị trường đã đòi hỏi và làm bộc lộ những yêu cầu liên quan tới sự phát triển kinh tế – xã hội mà mỗi chủ thể kinh doanh phải đáp ứng.
Trong kinh tế thị trường, người ta buộc phải tính toán bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân đã thúc đẩy cạnh tranh là động lực kích thích tính năng động, chủ động sáng tạo của người lao động. Cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con người vào sự thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khẳng định mình, phải thường xuyên tự đổi mới, phát triển vượt qua sự đào thải thậm chí phải chấp nhận sự đào thải.
Kinh tế thị trường mở ra vô số những khả năng cho con người phát triển, cung cấp cho con người những phương án để lựa chọn, đồng thời cũng phơi bày những yếu kém, những bất cập của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh buộc con người phải nỗ lực cá nhân rất cao để khắc phục. Tuy nhiên
kinh tế thị trường không phải là không có những khiếm khuyết. Do chạy theo lợi nhuận, và lợi ích cá nhân, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết dẫn đến phân hoá giầu nghèo càng thêm sâu sắc dễ gây ra nguy cơ xung đột giai cấp và xã hội. Mặt khác kinh tế thị trường thúc đẩy phát triển không chỉ về kinh tế mà cả sự phát triển về mặt xã hội nếu có sự điều tiết kịp thời của nhà nước theo mục tiêu đã đề ra. Nghèo đói trong kinh tế thị trường là nghèo đói trong tiến trình của sự phát triển. Nhờ có định hướng đúng trong đổi mới kinh tế nền kinh tế nước ta đã có mức tăng trưởng nhanh trong suốt thập kỷ 90.
Biểu 3: Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế (năm sau so với năm trước) giá so sánh 1994.
Năm Nền kinh tế
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1992 8,7 6,88 12,79 7,58 1993 8,08 3,28 12,62 8,64 1994 8,83 3,37 13,39 9,56 1995 9,54 4,8 13,6 9,93 1996 9,34 4,4 14,46 8,8 1997 8,15 4,33 12,62 7,14 1998 5,76 3,53 8,33 5,08 1999 4,77 5,23 7,68 2,25 2000 6,75 4,04 10,07 5,57 2001 6,84 2,79 10,32 6,13 Nguồn số liệu: [11]
Các ước tính dựa trên mức nhu cầu Kcal tính theo đầu người ngày là 2100 Kcal, đồng thời tính đến việc thay đổi giá cả của từng vùng. Về mặt cơ cấu, mức độ nghèo khổ ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, gấp đôi ở thành thị. Như vậy khoảng 90 % người nghèo đói tập trung ở các vùng nông thôn.
Biểu 4 : Tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn Đơn vịtính %
Cả nƣớc Thành thị Nông thôn
1993 1998 1993 1998 1993 1998
Tỷ lệ nghèo LTTP 24,9 15 7,9 2,3 29,1 18,3
Tỷ lệ nghèo chung 58,1 37,4 25,1 9,0 66,4 44,9
Nguồn số liệu:[22]
Nghèo đói theo cách đánh giá của Bộ LĐTB & XH
Nếu xét tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói của Bộ LĐTB & XH qua các năm như sau:
Năm 1993 tỷ lệ nghèo đói 26% Năm 1994 tỷ lệ nghèo đói 23,14 % Năm 1995 tỷ lệ nghèo đói 20,3 %
Xét theo tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói của Bộ LĐTB & XH năm 1996