Di sản thời kỳ thuộc Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 90)

Sau khi đạt được ách thống trị ở Hàn Quốc, Nhật Bản đã biến nền kinh tế Hàn Quốc thành “bộ phận phụ thuộc, sản xuất ở tầng thấp” và “không có quyền được hưởng lợi thế trong phân công lao động quốc tế chịu thiệt thòi trong trao đổi quốc tế” [8, 9]. Nhưng quá trình thống trị, nô dịch của Nhật về khách quan lại tạo ra những tiền đề cần thiết về vật chất - kỹ thuật, văn hoá - giáo dục và cả mô hình phát triển cho Hàn Quốc về sau. Người Nhật đã đầu tư lượng kinh phí, nguyên vật liệu đáng kể vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như áp dụng các phương pháp hiện đại (xây dựng hệ thống thuỷ lợi, cải tiến, lai tạo các giống lúa) để tăng năng suất phục vụ xuất khẩu sang chính quốc. Về công nghiệp, Nhật đã đưa công nghiệp nặng lên hơn 50% tỷ trọng toàn ngành. Trong các ngành chế tạo, xây dựng, số lao động kỹ thuật người Hàn Quốc đã chiếm tỷ lệ 19% còn trong các ngành kỹ thuật cao như luyện kim, hoá chất khoảng 10%. Đặc biệt, một bộ phận người Hàn Quốc dưới thời thuộc Nhật, tuy không nắm được các chức vụ hàng đầu trong những công ty lớn nhưng đã đứng đầu những công ty nhỏ làm ăn với công ty Nhật. Về văn hoá giáo dục, dù muốn hay không người Nhật vẫn có nhu cầu đào tạo tại chỗ những người bản xứ để phục vụ cho chính sách thống trị của họ, đồng thời phải quan tâm đến việc giảng dạy, đào tạo người Nhật và con em họ trên đất Hàn Quốc. Cho nên, người Nhật vẫn phải xây dựng hệ thống giáo dục, chương trình đào tạo các cấp, cũng như đưa một số học sinh Hàn Quốc sang học tại Nhật. Thông qua Nhật Bản - một trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của Châu Á lúc đó, người Hàn Quốc đã tiếp thu, học hỏi

được ở Nhật bản rất nhiều điều để áp dụng trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế - xã hội về sau.

Trong quá trình phát triển của Hàn Quốc về sau, mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản cũng có ảnh hưởng đến mô hình phát triển của Hàn Quốc. Nhưng vấn đề quan trọng là mục tiêu của người Hàn Quốc: làm những gì người Nhật làm nhưng nhanh hơn và rẻ hơn.

Trên đây là một số nguyên nhân góp phần vào sự thành công của Hàn Quốc trong sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, ổn định đời sống xã hội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1. So sánh điều kiện kinh tế của Hàn Quốc và Việt Nam.

3.1.1. Điểm tƣơng đồng

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử và văn hoá truyền thống cũng như về kinh tế - xã hội trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.

Quá trình thực hiện mô hình kinh tế của Hàn Quốc và Việt nam trong bối cảnh sau khi kết thúc cuộc chiến tranh, cơ sở vật chất bị tàn phá, đất nước nằm trong tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật và công nghệ, tri thức khoa học; thu nhập bình quân đầu người thấp… Bên cạnh đó thì cả Hàn Quốc và Việt Nam đều có lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ. Mặc dù tiến hành khôi phục kinh tế - xã hội theo hai con đường khác nhau, Hàn Quốc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa còn Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn có điểm chung nhau là Nhà nước đóng vai trò trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển của đất nước thông qua hàng loạt các thiết chế, công cụ, biện pháp kinh tế, hành chính của nó.

3.1.2. Điểm khác biệt

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với Hàn Quốc nhưng vì bối cảnh phát triển và đặc điểm quốc gia - dân tộc của hai bên vẫn có điểm khác nhau. Sự khác nhau quan trọng trước hết là về thể chế chính trị (Hàn Quốc đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa còn Việt Nam vẫn kiên trì xây dựng nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa), kinh tế, xã hội, vai trò của các hình thái sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Hai là, từ sự khác nhau đó, Việt Nam chưa được hưởng những ưu đãi từ các nước công nghiệp phát triển. Ba là, khi mở cửa với bên ngoài, chúng ta có rất nhiều bỡ ngỡ do cả một thời kỳ dài quan hệ của Việt Nam với các nước tư bản rất hạn chế. Bốn là, Việt Nam mới chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nên chưa có đầy đủ lực lượng có kinh nghiệm kinh doanh quản lý,

thiếu vốn, quản lý hành chính lỏng lẻo, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ. Bên cạnh đó Việt Nam lại là nước phong phú về tài nguyên thiên nhiên mặc dù hiện nay việc khai thác tài nguyên bừa bãi làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Ngược lại Hàn Quốc diện tích bị thu hẹp, đất đai cằn cỗi, tài nguyên khan hiếm. Vì thế mà khi tiến hành xây dựng nền kinh tế thì Hàn Quốc lại tập trung hướng vào công nghiệp nhẹ, sử dụng ít vốn nhưng nhiều lao động trong khi Việt Nam lại tập trung, chú trọng phát triển nông nghiệp trước. Vào thời điểm hiện tại khi mà Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá đất nước thì chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Có thể nói chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội, được thừa hưởng nhiều thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại trên thế giới.

3.2. Khái quát về công bằng xã hội trong quá trình tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam

Tại Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta đã khởi xướng công việc đổi mới. Những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế là thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế, chuyển cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ sang cơ chế thị trường có quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, chuyển việc phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể ồ ạt sang phát triển kinh tế nhiều thành phần, chuyển việc cấp phát hiện vật và bao cấp sang sử dụng quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá, mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại từ đơn phương sang đa phương theo hướng kinh tế mở, đa dạng hoá hình thức và đa phương hoá quan hệ.

Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định. Thời kỳ từ năm 1986 tới nay là thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng bình quân 1986 - 1990 là 4,5%, thời kỳ 1991 - 1995 là 8,2%, thời kỳ 1996 - 2000 là 7% và từ 2001 -

2007 là 7,6%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc.

Đời sống vật chất của số đông nhân dân được cải thiện, tuy mức độ cải thiện không đồng đều giữa các tầng lớp, giữa các vùng, mỗi năm thêm 1 triệu lao động có việc làm. Trong 5 năm, khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường đã tăng gấp đôi (bình quân mỗi năm năm tăng 7,4%). Số lượng đáng kể nhà ở và đường giao thông được cải tạo và xây dựng mới ở cả thành thị và nông thôn đã nâng cao hơn điều kiện ăn ở, đi lại và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng mở rộng giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng đồng bào dân tộc, còn khá nhiều khó khăn. Chất lượng phục vụ y tế, giáo dục, đào tạo ở nhiều nơi còn thấp, tệ nạn xã hội gia tăng.

Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Hàng năm nước ta có khoảng 1,7 triệu người bước vào độ tuổi lao động, số lượng lao động tăng hàng năm khoảng 2%/năm. Năm 2000 nước ta có 37,6 triệu lao động, năm 2005 là 42,5 triệu và năm 2006 là 43,35 triệu, và năm 2008 là 47,41 triệu lao động. Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 1,5 triệu người đến 1,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 5,88% năm 1996 xuống còn 5,31% năm 2005, năm 2006 còn 4,82% và đến năm 2008 còn 4,7%. Tuy nhiên vùng nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm vẫn ở mức khá cao, nhất là ở khu vực đồng bằng.

Nền kinh tế tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong những năm

gần đây đã tạo ra nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt khi tỷ lệ lao động làm công ăn lương và làm việc trong các doanh nghiệp của chính mình gia tăng, trong khi tỷ lệ lao động làm việc trên ruộng của mình giảm xuống. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực tư nhân cũng tăng lên đáng kể.

Bảng 3 - 1:

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng

Nguồn: [36] % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cả nƣớc 6.42 6.28 6.01 5.78 5.60 5.31 4.82 4.64 4.65 A. Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 7.34 7.07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42 5.74 5.35 Đông Bắc 6.49 6.73 6.10 5.93 5.41 5.07 4.18 3.85 4.17 Tây Bắc 6.02 5.62 5.11 5.19 5.41 5.07 4.18 3.85 Bắc Trung Bộ 6.87 6.72 5.82 5.45 5.56 5.20 5.50 4.95 4.77 Duyên hải Nam Trung Bộ 6.31 6.16 5.50 5.46 5.56 5.20 5.50 4.95 Tây Nguyên 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38 2.11 2.51 Đông Nam Bộ 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5.47 4.83 4.89 Đồng bằng sông Cửu Long 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4.87 4.52 4.03 4.12

B. Một số thành phố lớn

Hà Nội 7.95 7.39 7.08 6.84 Đà Nẵng 5.95 5.54 5.30 5.16 TP. Hồ Chí Minh 6.48 6.04 6.73 6.58 Đồng Nai 4.75 5.14 5.27 4.86

Bảng 3 - 2:

Thu nhập thực tế bình quân đầu người ĐVT: (1000đ/ người/tháng)

1999 2002 2004 2006 2008

Cả nƣớc 295 356 484 636 995

Phân theo thành thị và nông thôn:

- Thành thị 517 622 815 1058 1605 - Nông thôn 225 275 378 506 762 Phân theo vùng: - ĐB sông Hồng 280 353 488 666 1065 - Đông Bắc 210 269 380 442 657 - Tây Bắc 210 197 266 442 657 - Bắc Trung Bộ 212 235 317 476 728 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Duyên Hải Nam Trung bộ 253 306 415 476 728

- Tây Nguyên 345 244 390 522 795

- Đông Nam Bộ 528 620 833 1146 1773

- ĐB sông Cửu Long 342 371 471 628 940

Nguồn: [58] Kết quả của tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập thực tế bình quân/người có sự gia tăng liên tục. Từ năm 1999, thu nhập thực tế bình quân đầu người đã tăng 1,51 lần. Khu vực thành thị và nông thôn đều có sự tăng thu nhập, tuy nhiên chênh lệch thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn vẫn ở mức hầu như không đổi, khoảng 2,1 lần. Chênh lệch giữa vùng có thu nhập cao nhất là Đông Nam Bộ với vùng có thu nhập thấp nhất là Tây Bắc là 3,1 lần. Các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên vẫn là những vùng có mức thu nhập thấp, mặc dù trong những năm gần đây cũng có sự gia tăng đáng kể về thu nhập bình quân. Tình hình này cho thấy sự phân hóa thu nhập theo vùng,

miền vẫn còn khá gay gắt. Thành tựu tăng trưởng trong gần hai thập kỷ đã góp phần làm tăng mức GDP bình quân đầu người hàng năm từ 114 USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000, 809 USD năm 2007 và trên 1000 USD vào năm 2008. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói từ 51.8% năm 1993 xuống còn 19,5 % năm 2004, 14,8% năm 2007, và còn 11% năm 2009. Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là so với một số nước trong khu vực và trên thế giới

Bảng 3 - 3: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam phân theo vùng (%)

1998 2002 2004 2007 2008 2009 Tỷ lệ nghèo chung cả

nƣớc 37,4 23 19,5 14,8 13,4 12,3

Miền núi phía Bắc 64,2 43,9 35,1 26,5 25,9 23,5 Đồng bằng sông Hồng 29,3 22,4 12,1 9,5 8,4 77

Bắc Trung bộ 48,1 43,9 30,9 21,4 19,8 17,6

Duyên hải miền Trung 34,5 25,2 19,0 21,4 19,8 17,6

Tây Nguyên 62,4 51,8 33,1 23,0 21,0 19,5 Đông Nam bộ 12,2 10,6 5,4 3,0 2,3 2,1 Đồng bằng sông Cửu Long 36,9 23,4 19,5 12,4 11,1 10,4 Nguồn: [36, 58] Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể chi tiêu cho cuộc sống góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ. Nếu như năm 1990 tỷ lệ dân số sống dưới mức 1USD/ngày (tính theo PPP) tương ứng là 50,08% thì đến năm 2006 các chỉ số này tương ứng là 8%. Tuy nhiên, cùng với những thành quả do sự tăng trưởng kinh tế mang lại thì hệ số chênh lệch giữa các nhóm nghèo và nhóm giàu qua

các năm của Việt Nam qua có xu hướng gia tăng, ví dụ: năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần thì đến năm 2006 là 8,4 lần.

Hệ số chênh lệch giữa nhóm người giàu (chiếm 20% dân số có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (chiếm 20% dân số có thu nhập thấp nhất)

Khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang có xu hướng tăng. Số liệu bảng dưới đây cho thấy, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng số dân cả nước tăng từ 4,98 năm 1993 và lên 5,88 năm 2002. Hệ số gini của Việt Nam, cũng như của hầu hết các vùng, miền trong cả nước, có xu hướng tăng trong những năm qua phản ánh rõ sự chênh lệch giàu - nghèo cũng tăng.

Bảng 3 - 4: Tỷ lệ các nhóm 20% có thu nhập khác nhau trong dân số (%)

Nguồn: [36]

Bảng 3 - 5: Chuyển biến củ a tỷ lê ̣ nghèo và hê ̣ số Gini Viê ̣t Nam 1993 – 2009

1993 1998 2002 2006 Nghèo nhất 8,4 8,2 7,8 Gần nghèo nhất 12,3 11,9 11,2 Trung bình 16,0 15,5 14,6 Gần giàu nhất 21,5 21,2 20,6 Giàu nhất 41,8 43,3 45,9 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 Chênh lệch giữa Giàu nhất/Nghèo nhất 4,98 5,28 5,88

1993 1998 2002 2004 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ nghèo (%) 58,1 37,4 28,9 19,5 16 14,8 13,4 12,3 Hệ số Gini tính từ chi tiêu 0,34 0,35 0,37 0,37 0,36 0,37 0,36 Hệ số Gini tính từ thu nhập 0,35 0,39 0,42 0,41 0,43 0,42 0,43

Nguồn: [36, 58] Bảng 3 - 6: Phân phối thu nhập và an sinh xã hội ở Việt Nam 2004

Nhóm 20% nghèo nhất Nhóm 20% thứ hai Nhóm 20% thứ ba Nhóm 20% thứ Nhóm 20% giàu nhất Thu nhập /người/năm ( ngàn đồng) 2000 3400 4900 7300 15800 So với thu nhập bình quân quốc gia (%) 33% 56% 81% 120% 259%

Thu nhập từ an sinh xã hội/

người/năm (ngàn đồng) 70 140 210 370 660

So với tổng trợ cấp anh sinh xã hội (%) 6,6% 11,2% 16,1% 27% 39,1% Trợ cấp bảo hiểm xã hộicho người đi

làm (%) 1% 2% 4% 24% 68%

Trợ cấp bảo hiểm xã hộicho người

nghĩ hưu (%) 2% 8% 14% 29% 47%

Trợ cấp phúc lợi xã hội (%) 15% 21% 24% 23% 18% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trợ cấp giáo dục (%) 15% 12% 16% 22% 35%

Một phần của tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 90)