Vài nhân tố khác

Một phần của tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)

Đặc điểm dân tộc. Một quốc gia có nhiều dân tộc sống chung, nhưng

lại có nhu cầu khác nhau về văn hoá, kinh tế, tập quán sống và sản xuất. Ngoài điểm giống nhau chắc chắn có nhiều điểm khác nhau: có dân tộc lại đề cao nhu cầu vật chất, nhưng cũng có dân tộc lại đề cao nhu cầu về cuộc sống tinh thần, song họ đều có một mục tiêu chung là cùng nhau giữ nước và xây dựng đất nước phồn vinh. Xã hội chỉ thực hiện được mục tiêu đó khi huy động khai thác được những năng lực sản xuất, tiềm năng kinh tế - xã hội của các dân tộc vào thực hiện tăng trưởng, phát triển và công bằng, qua đó mỗi dân tộc đều có được lợi ích nhờ lao động của chính bản thân mình. Thực hiện được như vậy thì đặc điểm dân tộc mới trở thành nhân tố tích cực tác động đến tăng trưởng, phát triển và công bằng.

Nhân tố tôn giáo. Trong quốc gia đa dân tộc thường có nhiều tôn giáo

khác nhau. Qui mô và mức độ tín ngưỡng của các tôn giáo phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Song, dù ở quy mô nào thì cũng tạo ra một tâm lý xã hội biệt lập của riêng mình nhưng nếu tạo ra sự hoà hợp giữa các tôn

giáo thì nó sẽ trở thành nhân tố tích cực tác động đến quá trình giải quyết công bằng xã hội.

Nhân tố văn hoá. Văn hoá dân tộc là một phạm trù lớn, bao trùm nhiều

mặt từ tri thức phổ thông, khoa học, văn học nghệ thuật đến lối, tập quán, cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp … được hình thành và tích luỹ lại trong một quá trình phát triển của dân tộc gắn liền với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại. Có thể nói, trình độ văn hoá của một dân tộc là nhân tố cơ bản tạo ra chất lượng của đội ngũ lao động và do đó là nhân tố quyết định sự tăng trưởng, phát triển và giải quyết công bằng xã hội.

CHƢƠNG 2:

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)