Từ sau năm 1980 đến năm 1996

Một phần của tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 59)

2.1.2.2.1. Tăng trƣởng nền kinh tế

Từ năm 1980 đến năm 1985, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Hàn Quốc là gần 6%, từ năm 1988 -1993 gần 7,8% mặc dù năm 1996 nhịp độ tăng trưởng của Hàn Quốc chỉ đạt 7%, giảm 2% so với năm 1995. Thu nhập bình quân đầu người ở Hàn Quốc tăng thường xuyên trên 7%/ năm cao hơn so với Nhật Bản, Đài Loan Xingapo là 5,5%. Điều đó chứng tỏ chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc được nâng cao một cách kỳ diệu. Hàn Quốc đã tạo dựng trụ cột cho sức mạnh của nền kinh tế vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Nước này trở thành một ví dụ điển hình về việc tạo lập một nền kinh tế phát triển có hiệu suất, nó đả phá một số quan niệm nghi ngờ về sự tăng trưởng dựa vào sự cộng sinh đơn giản của các yếu tố về vốn, tài nguyên, nhân lực … cấu thành đầu vào. Hiệu quả của công nghệ và quản trị đã trở thành các yếu tố quyết định của sự tăng trưởng có chất lượng và bền vững của nền kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc là nền

kinh tế mạnh thứ ba trong khu vực với GDP/ đầu người đã đạt gần 10.000 USD/năm (Theo số liệu năm 1995).

Từ năm 1983, Hàn Quốc đã thực hiện nới lỏng về thuế quan và phi quan thuế đối với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ, kể cả hàng nông sản và dịch vụ tài chính. Đặc biệt, thuế nhập khẩu được giảm hoặc xoá bỏ hẳn. Một mặt, đây là sự thích ứng cao của nền kinh tế Hàn Quốc đối với xu thế tự do hoá về thương mại và đầu tư quốc tế, và mặt khác, xuất phát từ thực tế dư thừa của cán cân thanh toán mang tính cơ cấu kể từ năm 1987, chính phủ Hàn Quốc đã chủ trương giảm dư thừa thnh toán hiện hành bằng cách thúc đẩy sự phát triển mậu dịch một cách công bằng. Hàn Quốc đã trở thành quốc gia nổi bật về việc khởi xướng những biện pháp táo bạo để mở cửa thị trường

Thứ nhất, kể từ đầu năm 1980, Hàn Quốc nới lỏng mạnh mẽ các mặt hàng nhập khẩu theo cơ chế tự do cấp giấy phép nhập khẩu. Do đó, đến nay, 99% mặt hàng chế tạo của Hàn Quốc - mức gần ngang bằng với hầu hết các nước công nghiệp phát triển - đã được tự do nhập khẩu. Tính đến năm 1992, tỷ số tự do hoá toàn bộ kinh tế Hàn Quốc đã đạt tới 98,1 % và vì vậy trong số 10.417 mặt hàng thuộc danh mục phân loại hàng hoá của Hàn Quốc chỉ có một số mặt hàng được hưởng chế độ nhập khẩu một cách tự do.

Thứ hai, đẩy mạnh chương trình cắt giảm thuế bắt đầu kể từ năm 1984. Các tỷ lệ thuế quan đã được giảm rất nhanh. Đối với hàng chế tạo, tỷ lệ thuế quan trung bình đã được giảm đáng kể trong vòng 10 năm, tức là từ 22,6% năm 1983 giảm xuống còn 7,1% vào năm 1993. Năm 1994, con số này còn giảm nữa, khoảng trên 6% - mức có thể thấp bằng nhiều nước OECD khác như Canada: 7,8%, Mỹ 6,1%. Đối với hàng nông nghiệp cũng vậy, tỷ lệ thuế trung bình giảm từ 31,4% năm 1983 xuống còn 17,8% năm 1993 và 16,6 % vào năm 1994. Do đó, tỷ lệ thuế quan trung bình của toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc trong cùng thời kỳ đó cũng đã giảm từ 23,7% xuống còn 7,9%.

Thứ 4, chính phủ Hàn Quốc bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ nhằm củng cố và thúc đẩy công nghệ của Hàn Quốc và các quan hệ kinh tế ổn định với các bạn hàng buôn bán chủ yếu. Từ năm 1987, Hàn Quốc đã cải cách căn bản nhằm tăng cường sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí thức.

Từ tháng 2 - 1993, Hàn Quốc bước vào giai đoạn xây dựng “Hàn Quốc mới” bằng chiến lược toàn cầu hoá với khá nhiều tham vọng với công cuộc cải cách tương đối toàn diện và đồng bộ. Tuy nhiên, do những hậu quả tiêu cực quá khứ để lại và do những tác động bất lợi của các nhân tố bên ngoài, quá trình phát triển kinh tế giai đoạn này diễn biến khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thuận chiều.

Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội Hàn Quốc bước vào phục hội, ổn định để tiếp tục phát triển. Về kinh tế, bằng các chiến lược và chính sách cụ thể nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, sau 5 năm, nền kinh tế Hàn Quốc đã có những khởi sắc mới. Nhiều chỉ số kinh tế của Hàn Quốc đã ngang hàng với các nước phát triển nhất: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7%/năm (riêng năm 1995 đạt 8.7%). Năm 1995 GDP đạt 451,7 tỷ USD, xếp thứ 11 trên thế giới, dự trữ ngoại tệ đạt 32,7 t ỷ USD, xếp thứ 14 trên thế giới. Kim ngạch thương mại năm 1994 đạt 288,4 tỷ USD xếp thứ 12 trên thế giới. Hàn Quốc đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực, đã khuyến khích khu vực kinh doanh tăng cường đầu tư cho các ngành chế tạo, trang thiết bị, xuất khẩu và tăng vừa phải cho tiêu dùng. Giá tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp ổn định giữ mức tăng giá 4,5% vào năm 1995.

2.1.2.2.2. Thực hiện công bằng xã hội

Nhìn chung chính phủ Hàn Quốc thời kỳ này có nhiều cố gắng để ổn định, phát triển xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trên một số lĩnh vực, cụ thể:

Chính phủ đã công bố kế hoạch cải cách giáo dục dài hạn, cuộc cải cách này nhằm mục tiêu giáo dục đất nước tới năm 2000 và năm 2020 đạt

những chỉ số phát triển cao nhất thế giới. Một tiểu ban cải cách giáo dục gồm 15 thành viên đã được thành lập, xem như là một bộ phận trong kế hoạch kinh tế của Hàn Quốc khi bước sang thế kỷ XXI. Các biện pháp đề xuất thực thi là: phải bổ nhiệm một phó thủ tướng để phối hợp các hoạt động về giáo dục. Hệ thống cấp chứng chỉ, văn bằng sẽ được xem xét lại để giảm cấp bậc xuống bốn trình độ từ thấp đến cao: kỹ thuật viên, kỹ thuật công nghiệp, kỹ sư và chuyên viên. Các chương trình đào tạo nghề được đẩy mạnh để đáp ứng kịp thời với yêu cầu phát triển. Các trường đại học quốc gia sẽ dần dần chuyển hoá thành trường dân lập hoặc tư thục. Những chương trình đào tạo đặc biệt được mở thêm cho trẻ em năng khiếu, giảng dạy tiếng Anh ở tất cả các trường tiểu học… Đến nửa cuối thập niên 1990, giáo dục - đào tạo Hàn Quốc tiếp tục đạt được những chỉ số phát triển quan trọng, đứng khoảng thứ 5 - 6 trên thế giới về xếp hạng.

Đến năm 1996, thu nhập đầu người tăng đạt 10.548 USD (so với năm 1995 10.076 USD). Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 2,4% năm 1994 xuống còn 2,05 năm 1995. Số lao động có việc làm tăng lên, trước hết ở hầu hết các khu vực công nghiệp chế tạo.

Để mở rộng vốn xã hội, Chính phủ hạ thấp chi phí phân phối của các công ty và cải thiện sự mất cân đối trong từng khu vực và tăng cường đầu tư vào nông thôn, vào cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội, vào y tế, dịch vụ hàng hoá. Chính phủ tiến hành sửa đổi luật đất đai, sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản; tiến tới giảm thiếu hụt nhà ở, ổn định giá nhà cửa; ưu tiên cho tầng lớp dân nghèo về nhà cửa; tập trung mở rộng mạng lưới giao thông công cộng. Chính phủ cũng cố gắng làm hài hoà sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường như hướng các thành phần công nghiệp hạ thấp mức tiêu thụ năng lượng và đánh giá cẩn thận hơn sự ảnh hưởng đến môi trường của các đồ án phát triển làm sạch môi trường, xử lý rác thải và công nghiệp tái sản xuất… Phúc lợi xã hội được cải thiện bằng việc xem xét rõ các cấp độ bảo hiểm cũng như chương trình trợ cấp quốc gia, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn

lao động vì nhu cầu ngày càng lớn. Quyền của người tiêu dùng được mở rộng bằng việc cung cấp thông tin về hàng hoá và dịch vụ cho họ. Nỗ lực tiến tới giảm bớt các điều luật về đầu tư và mở rộng trợ cấp tài chính trong lĩnh vực phân phối. Mối quan hệ của người chủ và người lao động đã được xác định rõ ràng hơn thông qua việc chính phủ xem xét lại địa vị của người lao động, đưa ra chỉ tiêu về điều kiện làm việc, tiền lương, hoạt động của các công đoàn và hệ thống thảo luận để đưa ra quyết định đúng; thông qua một Uỷ ban hỗn hợp do chủ và người lao động chủ trì, nhằm giải quyết tranh chấp và đặt cơ sở cho sự hợp tác đúng đắn giữa hai bộ phận này; lập Quỹ phúc lợi cũng như đề ra chương trình bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân (7 - 1995) …

Để giải quyết nạn tham nhũng và xét xử các vụ kiện liên quan đến giới chính trị và kinh doanh, tổng thống Kim đã tuyên bố rõ ràng là ông sẽ từ chối bất kỳ khoản tiền nào mà giới kinh doanh gửi biếu ông; sa thải nhiều vị bộ trưởng và sĩ quan cấp cao của Đảng Tự do Dân chủ đang cầm quyền vào năm 1993. Các vụ tham nhũng về nhận hối lộ của các cơ quan chính phủ đã được phanh phui vào các năm 1994 - 1995.

Trên cơ sở đệ đơn gia nhập tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào tháng 3 - 1993, trải quan một quá trình xem xét của Uỷ ban OECD dựa trên cơ sở những tiêu chí phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện gia nhập tháng 10 - 1996 Hàn Quốc đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu trong chiến lược gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát triển của Hàn Quốc.

2.2. Đánh giá chung về công bằng xã hội ở Hàn Quốc trong tăng trƣởng kinh tế.

2.2.1. Thành tựu chung đạt đƣợc

Ở Hàn Quốc, mục đích cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hàn Quốc tương đương mức sống của người dân ở các nước công nghiệp phát triển. Các đặc điểm tăng trưởng kinh

tế của Hàn Quốc ở chừng mực nào đó đã luận giải được sợi chỉ xuyên suốt của đường lối tăng trưởng nhanh, cao và bền vững của nước này trong suốt thời gian qua vì tiêu chí trên. Bất bình đẳng về thu nhập được giảm bớt, phúc lợi xã hội được nâng lên, giáo dục được đầu tư phát triển mạnh… cho thấy dường như ở Hàn Quốc, các thành quả của tăng trưởng kinh tế xuất phát từ mục tiêu phát triển con người. Đương nhiên, công bằng xã hội ở đây hay bất kỳ quốc gia nào cần được biểu hiện là sự bình đẳng trong cơ hội việc làm, cơ hội về buôn bán và đầu tư, bình đẳng trong việc tiếp cận với những cơ hội mà với sự cố gắng và năng lực sẵn có của con người có thể đạt đến một mức sống cao hơn. Đây chính là kết quả sự công bằng được thực hiện trong phát triển và vì vậy, nếu khi mọi tầng lớp dân chúng có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và được thụ hưởng thành quả của sự phát triển tương ứng với sức lực, trí tuệ và tài năng của mình thì được coi là sự phát triển công bằng. Quan điểm này khác hẳn với một số quan niệm trước đây cho rằng công bằng xã hội trong sự tăng trưởng là cào bằng thu nhập, bình quân hoá mức sống theo hướng thủ tiêu các động lực theo hướng của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Sự tồn tại của sự cách biệt về thu nhập và sự chênh lệch giàu nghèo là hệ quả của sự tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Vấn đề là cần điều chỉnh mọi sự chênh lệch này theo một tỷ lệ thoả đáng nhằm tạo dựng các điều kiện cần thiết để có thể huy động tối ưu các nguồn lực của chiến lược tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đối với việc đảm bảo công bằng xã hội và chất lượng cuộc sống ở nước này.

2.2.1.1. Tăng trƣởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, số dân nghèo theo nghĩa tuyệt đối giảm, cách biệt giữa giàu - nghèo, giữa thành thị - nông thôn giảm:

Từ năm 1961 đến năm 1979, GNP bình quân đầu người tăng gấp 18 lần (82 USD và 1.510 USD). Số dân nghèo (với mức sống nằm dưới mức sống tối

thiểu) giảm từ 40% vào năm 1965 xuống còn 10% năm 1980. Đáng chú ý là chênh lệch trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn qua một số thời kỳ:

Bảng 2-1: Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn

Năm 1965 1970 1976 1980

- Thu nhập của gia đình ở nông thôn (1) 112,0 256,0 1.156,0 2.693 - Thu nhập của gia đình ở thành thị (2) 112,6 381,0 1.152,0 3.205 - Thu nhập theo đầu người ở thành thị (3) 17,8 43,2 208,7 536 - Thu nhập theo đầu người ở nông thôn (4) 20,3 71,4 228,1 683

Tỷ lệ (1)(2) 99,6 76,2 100,3 84

Tỷ lệ (3)(4) 87,7 60,5 91,5 78

Nguồn: [49, tr.72 - 131] So với Đài Loan (một trong những điển hình của sự kết hợp thành công sự tăng trưởng cao với giảm bất bình đẳng xã hội) và Singapore (mức chênh lệch thu nhập có xu hướng tương đối ổn định), ở Hàn Quốc sự thay đổi về chênh lệch thu nhập (dẫn đến những chênh lệch khác) giữa các giai tầng xã hội và giữa thành thị - nông thôn diễn ra phức tạp hơn và các thời kỳ thay đổi (theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực) cũng ngắn hạn, rõ nhất là trong hai thập kỷ 1960, 1970. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới lúc bấy giờ (như Philippin, Thái Lan, Braxin ...), mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, Hàn Quốc vẫn có sự phân phối thu nhập tốt hơn hoặc không quá chênh lệch. Để làm được điều này, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách, biện pháp sau:

Thứ nhất, giảm cách biệt giàu - nghèo thông qua việc tạo dựng các cơ hội việc làm ổn định cho người lao động.

Cơ hội việc làm là một trong những vấn đề căn bản nhất trong sự công bằng của phát triển. Bình đẳng trước các cơ hội việc làm và được làm việc luôn luôn là quyền lợi chính đáng của người lao động ở mọi không gian, thời gian, để trên cơ sở đó, họ có thể có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội. Sau gần hai thập niên, Chính phủ Hàn Quốc đã giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động bằng một số biện pháp.

- Xây dựng hệ thống các xí nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là mở rộng các xí nghiệp lớn của nhà nước.

Xây dựng và mở rộng hệ thống các xí nghiệp vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa tạo ra nhiều cơ hội việc làm, ổn định thu nhập và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nếu như vào năm 1963, số người thất nghiệp ở Hàn Quốc tương đối cao với 1,7 triệu người (trong đó nông thôn chiếm 63% tổng số) thì sang nửa cuối thập niên 1970, số lao động có việc làm tăng lên và số thất nghiệp giảm xuống rõ rệt.

Bảng 2-2: Số lao động có việc làm từ năm 1976 đến năm 1979

Năm Lực lƣợng lao động (nghìn ngƣời) Chia ra

Có việc làm Thất nghiệp 1976 12.911 12.412 499 1977 13.316 12.812 504 1978 13.849 13.412 437 1979 14.142 13.602 540 Nguồn: [30, tr.203] Trong việc tạo ra cơ hội việc làm, các chaebol đóng vai trò quan trọng. Công ty Samsung chẳng hạn, vào năm 1976 đã tuyển 25.790 lao động [27, 31]. Đến cuối thập niên 1970, các chaebol đầu đàn như Hyundai, Samsung … đã có trên dưới 100.000 công nhân. Sự kinh doanh đa ngành của chúng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuyển dụng công nhân trên nhiều lĩnh vực công nghiệp.

- Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài và bắt đầu ký kết hợp đồng làm ăn

Một phần của tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)