Một thước đo khác về sự bất bình đẳng cũng hay được nhắc đến do Henri Theil đưa ra là chỉ số Theil L, đại lượng xác định sự bất bình đẳng dựa trên lý thuyết thông tin/ xác xuất. Chỉ số Theil L được xác định theo công thức sau:
n Y L = ∑ ln
i =1
yi N
Trong đó, yi là thu nhập (hoặc chi tiêu) của cá nhân thứ i trong nhóm, N là số lượng người có trong nhóm và Y là tổng thu nhập (hoặc chi tiêu) của cả nhóm.
Chỉ số Theil L biến thiên từ 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến ∞ (bất bình đẳng tuyệt đối), song trong thực tế chỉ số này ít khi lớn hơn 1. Cũng giống như hệ số Gini, chỉ số Theil L càng lớn thì sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao. Sử dụng Chỉ số Theil L có hai lợi thế (i) làm tăng trọng số của những người có thu nhập thấp; (ii) khác với hệ số Gini, nó cho phép chúng ta phân tách sự bất bình đẳng chung thành bất bình đẳng trong từng nhóm nhỏ (nói một cách chính xác thì chỉ số Theil L quốc gia là bình quân gia quyền của các chỉ số của các phân nhóm, với quyền số là tỷ trọng số người có trong mỗi phân nhóm trong tổng dân số). Điều này khiến cho chỉ số Theil L đặc biệt hữu ích vì nó cho phép xem xét các yếu tố dẫn tới những thay đổi trong bất bình đẳng ở cấp quốc gia.
1.1.2.5. Một vài thƣớc đo khác
Chỉ số phát triển xã hội tổng hợp
Thước đo này do Viện nghiên cứu phát triển xã hội của Liên hợp quốc nêu ra. Nó bao gồm 73 chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít nước có đủ thông tin để tính toán các chỉ tiêu này. Vì vậy, đối với các nước đang phát triển, mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng không phải bao giờ cũng đạt được chỉ số phát triển xã hội cao. Việc đưa vào chỉ số phát triển xã hội tổng hợp quá nhiều chỉ số đã gây không ít khó khăn trong việc tính toán, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vì vậy, gần đây người ta thường dùng chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống.
Chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống
Chỉ số này được tính toán dựa trên ba tiêu chí cơ bản là tuổi thọ dự báo, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỷ lệ xoá nạn mù chữ. Các tiêu chí này hiển nhiên là quá ít và không đề cập trực tiếp đến thu nhập. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, các nước có thu nhập bình quân đầu người cao không phải bao giờ cũng đạt PQLI cao. Nói cách khác, chỉ số này phản ánh những
khía cạnh cơ bản của sự phát triển xã hội và những khía cạnh cơ bản của sự công bằng xã hội của một nước.
1.2. Các quan điểm về quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. bằng xã hội.
Việc xác định rõ khái niệm và các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội mặc dù phức tạp nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ như thế nào? Phải chăng đó là hai quá trình đối nghịch? Nếu vậy, tăng trưởng kinh tế không thể đưa đến phát triển xã hội. Nếu không đối nghịch thì tự thân tăng trưởng có tạo ra công bằng xã hội hay không và nó có thể xảy ra đồng thời với công bằng xã hội hay không. Công bằng xã hội chỉ là hệ quả của tăng trưởng kinh tế hay còn là điều kiện và tiền đề của nó. Đó là những vấn đề đã được thảo luận rộng rãi trong kinh tế học phát triển và kinh tế học phúc lợi cũng như trong các ngành khoa học xã hội nhân văn khác trong nhiều thập kỷ. Những quan điểm về vấn đề này có thể khái quát thành một số trường phái chính.
1.2.1. Ƣu tiên tăng trƣởng kinh tế tất yếu dẫn tới bất bình đẳng
Những người theo quan điểm này cho rằng tăng trưởng kinh tế được đảm bảo bằng bất bình đẳng trong phân phối và làm gia tăng sự bất bình đẳng này. Lập luận của họ là: chỉ tầng lớp có thu nhập cao mới có khả năng tích luỹ và đó là nguồn đầu tư chủ yếu đảm bảo cho tăng trưởng nên bất kỳ sự phân phối nào làm giảm mức độ tập trung thu nhập này đều ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Lập luận này không phải không có cơ sở thực tiễn trong lịch sử của sự phát triển chủ nghĩa tư bản. Nhờ quá trình tích tụ và tập trung tư bản kèm theo sự bần cùng hoá một tầng lớp đông đảo trong xã hội mà cuộc cách mạng công nghiệp có được lực đẩy phi thường. Nhà kinh tế học cổ điển Anh, David Ricardo, đã lập luận theo hướng đó. Ông cho rằng, tăng trưởng kinh tế được đảm bảo bằng mức tiết kiệm cao của tầng lớp tư sản, và do đó, ông chống lại việc phân phối lại thu nhập bất lợi cho giai cấp tư sản. C.Mác
cũng giải thích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bằng lập luận tương tự, mặc dù ông phản đối trật tự hiện có của chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ ra quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự bất bình đẳng lớn đến mức nó trở thành lực cản đối với sự phát triển tiếp theo.
Những lập luận đầy đủ nhất về tăng trưởng đối lập với công bằng được trình bày trong lý thuyết của Arthur Lewis bàn về các nước đang phát triển. Dựa trên giả thuyết của Ricardo và C.Mác cho rằng, lao động có thể được sử dụng với số lượng không hạn chế chứ không phải là một nguồn lực khan hiếm và tiền lương thực tế cố định, Lewis đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế với nguồn lao động không có giới hạn hay mô hình lao động kế thừa. Trong mô hình này, ông cho rằng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ tăng trong thời kỳ đầu và chỉ sau khi đạt đến một trình độ phát triển cao mới giảm đi. Theo Lewis, bất bình đẳng không chỉ là kết quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế mà đồng thời còn là nguyên nhân của tăng trưởng. Bởi lẽ phân phối có lợi cho những người có thu nhập cao sẽ tạo ra mức tiết kiệm cao. Ông lập luận “vấn đề trung tâm trong lý thuyết phát triển kinh tế đó là hiểu được quá trình mà trong đó một cộng đồng xã hội trước đây tiết kiệm và đầu tư khoảng 4-5% thu nhập quốc dân chuyển thành một nền kinh tế trong đó tiết kiệm tình nguyện tăng lên 12-15% thu nhập quốc dân hoặc lớn hơn” [16]. Nói cách khác, sự phát triển phụ thuộc vào 10% dân số đang thu được 40% hoặc lớn hơn thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, Lewis không coi bất bình đẳng trong thu nhập là vĩnh viễn, mà chỉ trong giai đoạn đầu của sự phát triển, khi lao động dư thừa chưa được chuyển hết sang khu vực hiện đại. Mô hình Lewis mở rộng của Fei - Ranis đã giải thích điểm này: khi toàn bộ lao động dư thừa cuối cùng bị thu hút vào các công việc của khu vực hiện đại, trở thành nguồn lực khan hiếm của sản xuất và nhu cầu lao động ngày càng tăng đòi hỏi tăng lương thực tế ngoài mức sử dụng cận biên. Chính việc tăng lương này sẽ dẫn tới giảm bất bình đẳng và nghèo khổ.
Mô hình của Lewis cho rằng bất bình đẳng góp phần vào phát triển kinh tế và các cố gắng nhằm phân phối lại “một cách hấp tấp và vội vã” sẽ có nguy cơ bóp chết tăng trưởng kinh tế. Sự tăng lên nhất thời của bất bình đẳng là cái giá phải trả cho thành công và nếu tất cả mọi người biết chờ đợi phát triển đi theo tiến trình của nó, họ sẽ được hưởng lợi đúng lúc.
Mô hình Lewis đã được thừa nhận khá rộng rãi ở các nước đang phát triển trong nhiều thập kỷ. Tuy vậy, nó cũng bộc lộ những khiếm khuyết và bị phê phán từ nhiều phía. Thứ nhất, nó dựa trên giả thuyết của mô hình kinh tế cổ điển theo đó tăng trưởng là hàm số của hai yếu tố vốn và lao động. Ngày nay, người ta thấy rằng mô hình này chỉ giải thích được khoảng 10% mức tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, ngay cả khi tiết kiệm có vai trò quan trọng như Lewis giả định thì cũng chưa có gì đảm bảo cho mức tiết kiệm đó được đầu tư (có thể đầu tư ra nước ngoài hoặc tăng mức tiêu dùng). Thứ ba, khu vực hiện đại có khả năng thu hút hết lao động dư thừa hay không và thời gian đó kéo dài bao lâu, liệu nó có đi liền với tăng trưởng không?
Mô hình Lewis thực ra cũng chứa đựng yếu tố của mô hình dạng ∩ của Kuznets - một mô hình được xây dựng trên sự khảo nghiệm thực tế của một số nước do nhà kinh tế học Mỹ Kuznets tiến hành vào năm 1955. Mô hình này được thể hiện như sau:
Hệ số Gini
Theo mô hình trên, khi thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp thì mức độ bất bình đẳng cũng thấp. Bất bình đẳng sẽ tăng lên liên tục theo đà tăng trưởng kinh tế và chỉ giảm đi khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định. Mặc dù một số số liệu thống kê có chọn lọc ủng hộ lập luận của Kuznét nhưng cắt nghĩa nguyên nhân của hiện tượng trên không đơn giản. Có phải tất cả các nền kinh tế lạc hậu đều có sự bình đẳng như giả thuyết của Kuznets không? Bất bình đẳng tăng lên trong quá trình tăng trưởng có thể được giải thích như đối với mô hình Lewis. Tuy nhiên, điều này không đúng đối với một số nền kinh tế Đông Á.
1.2.2. Ƣu tiên công bằng hơn tăng trƣởng
Một xã hội công bằng luôn luôn là ước muốn của con người ở mọi thời đại. Vì vậy, thật dễ hiểu khi có không ít tư tưởng và lý thuyết nhấn mạnh đến công bằng xã hội hơn là tăng trưởng kinh tế. Một xã hội công bằng là cái cần đạt tới, vì vậy đạt tới nó càng nhanh càng chứng tỏ xã hội phát triển nhanh. Quan niệm này đã chi phối tất cả các học thuyết chú trọng công bằng mặc dù mức độ và hình thức thể hiện không giống nhau. Có hai mô hình lý thuyết và chiến lược phát triển nhấn mạnh đến công bằng hơn tăng trưởng.
Phân phối trước, tăng trưởng sau. Đây là quan điểm chủ đạo của đường lối phát triển kinh tế ở nhiều nước đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Quan điểm này dựa trên lập luận là việc tập trung tài sản vào một nhóm người làm trở ngại cho quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Bất bình đẳng không chỉ được coi là sự tha hoá của phát triển mà còn cản trở sự phát triển. Vì vậy, việc phân phối lại là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng. Theo quan điểm này, các hình thức cách mạng như tước đoạt của người giàu, lấy của người giàu chia cho người nghèo, tịch thu ruộng đất của địa chủ, tiêu diệt tầng lớp tư sản và kinh doanh giàu có đã được thực hiện. Trong giai đoạn tiếp theo, vấn đề phân phối là nội dung quan trọng nhất của quan hệ sản xuất, có tác dụng mở đường và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cơ chế phân phối đã được thiết lập sao
cho đảm bảo thu nhập phụ thuộc vào đóng góp lao động. Tuy nhiên, nền tảng cơ bản của các quan hệ phân phối vẫn là chủ nghĩa bình quân, duy trì bình đẳng theo quan niệm bình quân. Nhà nước thực hiện các chính sách phúc lợi rộng rãi, bất chấp trình độ phát triển kinh tế đã đạt được.
Mô hình này, như lịch sử đã chứng minh, mặc dù là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thời kỳ đầu, đã không có cơ sở để đứng vững. Công bằng trong điều kiện như vậy hoặc đã trở thành lực cản tăng trưởng kinh tế hoặc làm nảy sinh những bất công lớn hơn giữa một bên là những người lao động và một bên là bộ máy quyền lực. Những nỗ lực sửa đổi mô hình này trên nền tảng nhận thức không đúng như trên đã không thành công và các nước đi theo nó đã phải chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở đó, tăng trưởng và bất bình đẳng được xem xét từ những quan điểm tiếp cận khác.
Lấy con người làm trung tâm. Phát triển lấy con người là trung tâm không phải là khái niêm mới mẻ. Bản thân mô hình phân phối trước tăng trưởng cũng xuất phát từ ý tưởng lấy con người làm trung tâm. Tuy nhiên, nội dung thực sự của chiến lược phát triển lấy con người làm trung tâm như một hệ quan điểm phát triển phân biệt với các mô hình khác đã được David C.Korten trình bày khá rõ trong cuốn “Bước vào thế kỷ XXI: hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu”. Theo David C.Korten, hầu hết các chiến lược phát triển được thực hiện cho đến nay đều lấy tăng trưởng làm trọng tâm và ông đã có những phê phán gay gắt các mô hình đó. Ông khẳng định phát triển lấy con người làm trung tâm là “một tiến trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững và phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ” [28, tr.119]. Những định hướng giá trị của chiến lược này là:
- Ưu tiên số một trong việc sử dụng các tài nguyên trái đất là cung cấp cho mọi người cơ hội tạo dựng một cuộc sống vững chắc đối với bản thân và gia đình họ.
- Các thế hệ hiện nay không có quyền tự cho phép mình tiêu thụ một cách không cần thiết ảnh hưởng tới khả năng của các thế hệ tương lai.
- Mỗi cá nhân có quyền là một thành viên đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Quyền kiểm soát các tư liệu sản xuất phải được chia sẻ rộng rãi trong xã hội.
- Chủ quyền nằm trong dân chúng.
- Các nền kinh tế địa phương phải được đa dạng hoá và tự lực thích đáng trong việc sản xuất phục vụ các nhu cầu cơ bản.
David C.Korten đã nêu ra những ưu tiên chính sách và khẳng định quan điểm lấy con người làm trung tâm ủng hộ tính chất bền vững của cuộc sống con người và môi trường hơn là tăng sản lượng kinh tế. Đó là cơ sở của chiến lược “bắt đầu với công bằng, bằng cách phá vỡ các cơ cấu nhị nguyên và nhờ đó lấy công bằng làm nền tảng cho sự tăng trưởng tổng thể hay tăng trưởng đơn thức” [28, tr.128]. Chiến lược sáu giai đoạn của ông mang nặng dấu ấn của quan điểm chủ đạo trên, trong đó công nghiệp hoá đô thị và khuyến khích xuất khẩu là những giai đoạn cuối cùng sau khi đã thực hiện các cải cách về tư liệu sản xuất, hệ thống chính trị và phát triển nông thôn.
Mặc dù tỏ ra ủng hộ các mô hình thực tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong khi lý giải quan điểm của mình, David C.Korten đã quá nhấn mạnh đến khía cạnh công bằng. Chiến lược mà ông nêu ra rất hấp dẫn với công chúng nhưng mang nhiều sắc thái kêu gọi mang tính tư tưởng hơn là thưc tiễn.
1.2.3. Tăng trƣởng phải đi liền với công bằng
Trong những thập niên qua, người ta cũng nhận thấy những hạn chế của việc chú ý quá mức đến tăng trưởng, hoặc ngược lại, quá chú trọng đến công bằng. Vậy, làm thế nào để vừa có tăng trưởng mà vẫn giải quyết được công bằng xã hội. Có hai hướng đi chính:
Một là, giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người. Quan điểm này được thịnh hành đặc biệt trong những năm 70 và được các tổ chức quốc tế đặc