nhập khẩu Intimex thời gian qua:
-Việc đầu tư cho công nghệ ở công ty đã được quan tâm nhưng chưa thực sự thích đáng. Hầu hết trình độ trang bị máy móc ở các cơ sở sản xuất, chế biến còn chưa tiên tiến, dẫn đến tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng, hơn nữa đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào và đầu ra. Mặc dù công ty nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ nhưng do thiếu vốn, phải đi vay vốn, chịu
lãi suất nên: một mặt, mức độ đầu tư còn hạn chế, mặt khác làm tăng chi phí kinh doanh của công ty.
Các loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn ở công ty là tiền mặt. hàng tồn kho. khoản phải thu. Muốn sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý các loại tài sản này hợp lý.
Trong những năm gần đây, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, lại tăng dần qua các năm Xem bảng số liệu:
Bảng 2.13: So sánh chỉ tiêu về TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 531.621 100% 756.482 100% 852.995 100% II.Tiền 14.344 2,70 247.533 32,72 27.981 3,28 III- Các khoản phải thu 286.058 53,81 396.878 52,46 459.969 53,92 IV- Hàng tồn kho 21.511 4,05 286.947 37,93 330.364 38,73
Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Intimex
Theo số liệu trên cho thấy lượng hàng tồn kho rât lớn. đặc biệt là năm 2004 (chiếm 38,73 tỷ trọng vốn lưu động). Hàng tồn kho dùng để chuẩn bị cho kỳ sau nhưng nếu tồn kho lớn sẽ làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phí bảo quản. Ngoài ra còn hiện tượng giảm giá, mất giá, biến chất và đặc biệt là chi phí về vốn. Dự trữ trở thành kết quả thụ động của hoạt động mua sắm dẫn đến lượng dự trữ thường lớn hơn nhu cầu, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hơn nữa, trong số hàng tồn kho lại có một số lượng lớn hàng tồn kho ứ đọng. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì lưọng hàng tồn kho ứ đọng, chậm luân chuyển của Intimex là: 254.650 triệu đồng. chiếm một phần rất lớn trong tổng giá trị hàng tồn kho ( chiếm 77%). Bên cạnh đó là giá trị các khoản phải thu cũng đều tăng qua các năm, lớn nhất vào năm 2004 ( chiếm 53,92 tỷ trọng vốn lưu động), chứng tỏ mặc dù phải vay vốn ngân hàng rất nhiều nhưng công ty lại bị chiếm dụng một lượng vốn rất lớn.
Điều này cho thấy, Intimex chưa xây dựng được một chính sách bán chịu khoa học. Bán chịu là một hình thức tiêu thụ tất yếu trong cơ chế kinh doanh thị trường giữa các doanh nghiệp, thực hiện chính sách bán chịu khoa học được coi là một nội dung rất quan trọng của sử dụng vốn lưu động. Hiện nay. tỷ lệ các khoản phải thu trong công ty rất lớn và ngày càng tăng lên. Năm 2000 trung bình khách hàng trả tiền sau khi mua hàng là 92 ngày, con số này ngày càng tăng lên và đến năm 2002 kỳ thu tiền bình quân là 120 ngày. Việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu có hiệu quả của quyết định rất nhiều tới việc tiết kiệm chi phí. tăng số vòng quay của vốn lưu động
Do thiếu các kiến thức cần thiết trong việc xây dựng chính sách bán chịu, trong việc ký kết hợp đồng và các chế định về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, tình trạng công nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp đang là một vấn đề nghiêm trọng. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì việc chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác luôn xảy ra. Việc bán chịu, bán chậm thanh toán sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí tồn kho, thu hút được nhiều khách hàng, bán hàng với giá cao hơn....nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí đòi nợ. Thời hạn bán chịu càng dài thì thì rủi ro càng lớn. Với tác động nêu trên thì buộc doanh nghiệp phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm. doanh nghiệp có nên bán chịu hay không? Nếu bán thì điều kiện như thế nào?...Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu. thực hiện thu đúng thời gian. thu hết các khoản nợ tới hạn sẽ làm giảm lượng vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn kinh doanh. hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Sự gia tăng các khoản phải thu là một nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng vốn lưu động cũng như tổng vốn không hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có biện pháp giảm bớt số dư tiền mặt. nâng cao việc quản lý công nợ để giảm bớt các khoản phải thu, dự trữ nguyên vật liệu, hàng
hóa hợp lý làm tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn.
Việc cải tiến tình hình sử dụng vốn lưu động để tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là vấn đề rất quan trọng. Khi tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể giảm bớt được tổng số vốn. Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động tức là sử dụng vốn một cách có hiệu quả bằng cách rút ngắn thời gian vốn lưu động dừng lại ở khâu sản xuất và lưu thông. Bên cạnh đó, việc chấp hành đúng thủ tục thanh toán và tìm mọi cách thu hồi nhanh tiền bán hàng cũng có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Một điểm đáng chú ý khác khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Intimex cho thấy: trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ của công ty ở mức rất cao. Xem bảng:
Bảng 2.14: So sánh giá vốn và doanh thu của công ty qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Doanh thu
thuần 2.048.796 100% 2.986.736 100% 3.667.582 100%
Giá vốn
hàng bán 1.964.700 95,9% 2.920.159 97,7% 3.542.884 96,6%
Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Intimex
Qua số liệu ở bảng trên thấy rằng: mặc dù công ty đã rất cố gắng để giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu nhưng vẫn luôn ở một mức rất cao. Điều này cho thấy mặc dù doanh thu của công ty cao song lợi nhuận lại thấp là một điều hiển nhiên. Dẫn đến, chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn của công ty vẫn còn thấp.
Một lý do khác nữa khiến lợi nhuận của công ty đạt ở mức thấp, đó là chi phí vay vốn của công ty rất cao, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí kinh doanh của công ty. Xem bảng số liệu:
Bảng 2.15: Chi phí lãi vay và tỷ lệ chi phí lãi vay trong tổng chi phí
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng chi phí (Tr.đ) 82.061 63.142 121.107
Chi phí lãi vay (Tr.đ) 16.412 18.772 38.512
Tỷ lệ chi phí lãi vay
trên tổng chi phí (%) 20,9 29,73 33,8
Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Intimex
Qua bảng trên cho thấy: tỷ lệ chi phí lãi vay năm 2004 ở mức cao nhất. chiếm 33,8% trong tổng chi phí của doang nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến năm 2004 chỉ tiêu doanh lợi vốn của công ty đạt thấp hơn năm 2003.
Ngoài chi phí lãi vay lớn, công ty còn tồn tại một số khoản chi phí chưa hợp lý, cần có những biện pháp giảm thiểu như: chi phí thu mua hàng hoá, chi phí nhập khẩu, chi phí lưu kho bãi vv...Chi phí sản xuất, chế biến của nhiều sản phẩm còn ở mức cao, chi phí nguyên liệu đầu vào cao do phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu, nhiều chi phí dịch vụ bất hợp lý chưa giảm làm đội giá thành sản phẩm lên, hạn chế khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, do còn thiếu thông tin, chưa thực sự nắm vững nhu cầu của thị trường, trình độ tổ chức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đôi khi còn lỏng lẻo vv.... cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Nhìn chung, những nguyên nhân co bản khiến hiệu quả sử dụng vốn của công ty Intimex chưa cao là do: giá đầu vào cao, chi phí lãi vay lớn, còn có những chi phí bất hợp lý, nguồn nhân lực và trình độ quan lý chưa thực sự đủ mạnh để đáp ứng với nhu cầu của hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Trong những năm gần đây (từ 2002 đến 2004) công ty xuất nhập khẩu Intimex đã có rất nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty đã liên tục đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cao nhất Bộ thương mại. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 153.650.000 USD, chiếm hơn 17% kim ngạch xuất khẩu của Bộ thương mại. Doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm và luôn đạt vượt mức chỉ tiêu nộp ngân sách. Đấy là những kết quả rất đáng khích lệ trong điều kiện thị trường thế giới có nhiều diễn biến phức tạp ( như dịch bệnh SARD, dịch cúm gia cầm, giá dầu mỏ tăng...). Song, xét về hoạt động huy động và sử dụng vốn, qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính cho thấy : công ty đã huy động được nhiều vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh nhưng hiệu quả của việc huy động vốn là chưa cao ; sử dụng vốn của công ty đạt hiệu quả thấp thể hịên ở chỉ tiêu doanh lợi vốn của công ty còn thấp. Sở dĩ như vậy là do công ty còn những mặt hạn chế như : chi phí hoạt động còn quá cao, (như : chi phí trả lãi vay ngân hàng; chi phí đầu vào của quá trình thu mua hàng hóa, chi phí sản xuất chế biến, chi phí thu mua...), hàng tồn kho của công ty ở mức cao, đặc biệt là số tồn kho ứ đọng còn nhiều, vốn bị chiếm dụng lớn.
Tuy nhiên, qua kết quả phân tích cho thấy : các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn cao hơn một số các công ty cùng loại khác trong Bộ thương mại. Hơn nữa, nếu lấy tỷ lệ lãi vay ngân hàng để so sánh thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty vẫn đạt ở mức cao hơn. Đặc biệt, với kim ngạch xuất khẩu lớn, công ty đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước, dần dần khẳng định vị thế của quốc gia trên thị trường thế giới.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP
KHẨU INTIMEX
3.1. Phƣơng hƣớng hoạt động của công ty Intimex trong những năm tới
Phương hướng hoạt động của công ty Intimex trong những năm tới được xây dựng dựa trên cơ sở những thông tin về bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế như sau:
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế trong những năm tới
a. Bối cảnh trong nước Thuận lợi:
- Sự ổn định về chính trị – xã hội là nền tảng vững chắc và nhân tố thuận lợi lớn nhất cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả; những cơ chế chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực.
- Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều nghành kinh tế đã được cải thiện đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều nghành, lĩnh vực được nâng cao.
- Quan hệ quốc tế mở rộng, tạo cơ hội lớn về thị truờng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần thúc đẩy đầu tư và thương mại, tăng khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến.
- Việt Nam sẽ trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra một sân chơi rộng lớn và bình đẳng hơn cho nước ta. Khó khăn:
- Nền sản xuất còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ bé, trình độ công nghệ nhìn chung còn tụt hậu khá xa so với khu vực và thế giới, khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước còn hạn chế.
- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Nhiều yếu tố kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ đang gây cản trở cho hoạt động sản xuất , kinh doanh và đầu tư phát triển trong nước.
- Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, các bệnh SARS, cúm gia cầm vẫn còn nguy cơ tái phát.
- Khả năng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu trong khi hội nhập kinh tế đã bước sang giai đoạn mới quyết liệt và gay gắt hơn. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đem lại nhiều thách thức to lớn hơn, cạnh tranh quyết liệt hơn.
b) Bối cảnh quốc tế: Thuận lợi:
- Xu hướng chung là kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu, trong đó tốc độ tăng trưởng của các nước đối tác chính của Việt Nam cao hơn trước. Các luồng vốn đầu tư ODA, FDI và vốn gián tiếp dần phục hồi.
- Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư sẽ được đẩy nhanh hơn, tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác giữa các nước, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và đầu tư.
Khó khăn:
- Tình hình chính trị thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn b iến phức tạp, khó lường; các thế lực phản động quốc tế tiếp tục tìm các chống phá hòng gây mất ổn định chính trị – xã hội nước ta.
- Cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu có khả năng xẩy ra.
- Quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức nền kinh tế thế giới sẽ là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển.
- Cạnh tranh quốc tế sẽ gay gắt và quyết liệt hơn do trình độ hội nhập kinh tế quốc tế cao hơn một bước.
3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới
Công ty đã đề ra phương hướng để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian từ nay đến 2010 như sau:
- Về tổ chức quản lý doanh nghiệp : thay đổi mô hình quản lý nhằm nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn.
- Về huy động vốn: đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
- Về doanh thu của công ty: đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu của công ty. Công ty coi đây là điều kiện để tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường tiêu thụ tạo ra vị thế vững mạnh của công ty trên thị trường. Công ty dự kiến tăng tốc độ doanh thu mỗi năm đạt từ 14% trở lên. Đây là một tiêu chí không quá cao so với tiềm năng của công ty. Nhưng để thực hiện được, cán bộ công nhân viên trong công ty phải có tinh thần trách nhiệm cao, tận dụng được các cơ hội của thị trường.
- Về mặt hàng kinh doanh: chủ trương đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, bổ sung một số mặt hàng mới. Đồng thời, nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu, đảm bảo được những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm của thị trường thế giới. Trước nhu cầu đa dạng và phát triển ngày càng cao của người tiêu dùng, việc đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh giúp công ty khai thác hiệu quả từng đoạn thị trường, tăng doanh số bán hàng của toàn công ty.
- Về thị trường xuất khẩu: Hiện nay công ty có một số thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Hồng Công, Hàn Quốc...Nhưng vẫn có một