Thay đổi mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 119)

Trong nhiều năm qua, nhất là từ khi nước ta chuyển từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công ty Intimex đã chuyển hướng hoạt động phù hợp với cơ chế kinh tế mới và đã đạt nhiều kết quả khả quan trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập kinh tếchung của nền kinh tế đang diễn ra với mức độ ngày càng sâu, phạm vi ngày càng rộng đã tác động mạnh đến hoạt động của công ty, làm bộc lộ những khiếm khuyết, hạn chế do chính mô hình tổ chức mà công ty đang quản lý. Sự bất cập lớn nhất của mô hình quản lý của công ty là vấn đè sở hữu, vốn và công tác quản lý nguồn vốn. Điều này cũng là tình trạng chung của các công ty nhà nước hiện nay.

Về vấn đề sở hữu, bản chất tuy cơ quan quản lý cấp trên của công ty được coi là đại diện cho chủ sở hữu Nhà nước. nhưng nhiệm vụ, quyền hạn lại phân định chưa rõ ràng, vì thế cũng không chịu trách nhiệm đến cùng vói công ty. Về vốn, tuy công ty được Nhà nước giao vốn, nhưng thực tế nguồn vốn đó lại được giao cho các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty. Việc Công ty nhận vốn và tài sản Nhà nước giao xuống cho các đơn vị thành viên chỉ mang tính hình thức vì thực tế phần vốn ấy do chính những đơn vị thành viên

quản lý và sử dụng, trong khi văn phòng công ty (cơ quan đầu não) thì có rất ít vốn (chỉ khoảng 20%) vốn của Nhà nước.

Vì vậy công ty gặp không ít khó khăn khi có nhu cầu đầu tư vào một dự án nào đó vì vốn đang bị phân tán ở các đơn vị thành viên. Ngoài ra, việc giao vốn của Công ty cho các đơn vị cấp dưới quản lý và sử dụng lại phải thực hiện theo phương thức không thanh toán, nên tạo ra tính ỷ lại cho các đơn vị thành viên. Hơn nũa, với cách thức quản lý vốn hiện tại, công ty không thể thực hiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn rất linh hoạt.

Để khắc phục những bất cập trên, công ty Intimex cần phải sắp xếp và xây dựng lại mô hình tổ chức doanh nghiệp theo mô hình mới, đó là mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Mô hình này đã được thí điểm áp dụng ở nước ta từ năm 2001 đến năm 2004 và đó kết thỳc quá trình thí điểm đi vào thực hiện sau khi Nghị định số 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng cụng ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mụ hỡnh cụng ty mẹ - con được ban hành ngày 9/8/2004, chính thức hoá các quy định liên quan đến việc chuyển đổi và hoạt động của mô hỡnh này.

Theo Nghị định, công ty mẹ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mỡnh. Cụ thể, cụng ty mẹ cú quyền thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh, chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp toàn bộ tài sản (hiện tại, đối với các tài sản quan trọng, các quyền này chỉ được thực hiện khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép). Trong quan hệ với công ty con, công ty mẹ sẽ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối ở công ty con, có quyền chi phối đối với các công ty con. Cũn cụng ty con chỉ là là doanh nghiệp do cụng ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ và bị công ty mẹ chi phối. Mục tiêu quan trọng của sự

chuyển đổi là thúc đẩy nhanh quá trỡnh đa dạng hoá sở hữu, đặc biệt là quá trỡnh cổ phần hoỏ cỏc cụng ty nhà nước, tạo điều kiện cho các tổng công ty, công ty nhà nước độc lập huy động rộng rói tiềm năng về vốn ngoài xó hội cho sự phỏt triển của mỡnh, linh hoạt hơn trong điều chỉnh vốn từ những nơi kém hiệu quả, những công ty con, công ty liên kết kinh doanh thua lỗ đến doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc chuyển sang hoạt động theo mô hỡnh mới cú nghĩa là cỏc cụng ty con, cụng ty liờn kết sẽ chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trên cùng mặt bằng với các thành phần kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp và những nhà quản lý sẽ được tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mỡnh, tạo ra tớnh linh hoạt và hiệu quả hơn. Sự đào thải cũng tất yếu xảy ra đối với những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Khi đó, nguồn vốn sẽ được tập trung vào những khoản đầu tư có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 119)