Sử dụng vốn trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 33)

1.2.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Vốn với nội dung là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn cũng không tách rời hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Do đó, trước khi nghiên cứu về bản chất hiệu quả sử dụng vốn, cần khái quát về hiệu quả kinh doanh.

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình. Điều đó cũng có nghĩa là để đạt được kết quả đầu ra, doanh nghiệp phải tốn một chi phí đầu vào như thế nào, sử dụng nguồn lực tổ chức ra sao, từ vốn, nhân sự, công nghệ để đạt được kết quả đó. Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:

Chi phí đầu vào

Cách đánh giá này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng một số vốn đã bỏ ra để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, khi H càng lớn càng chứng tỏ quá trình kinh doanh càng đạt hiệu quả cao. Qua cách đánh giá này, để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra ...

Trong tình trạng quản lý, điều hành sản xuất bất hợp lý, chúng ta có thể cải tiến nhằm sử dụng các nguồn lực tổ chức hợp lý hơn, tránh các lãng phí, những tổn thất có thể có, để tăng cường giá trị đầu ra. Nhưng nếu quá trình sản xuất kinh doanh là đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ là bất hợp lý. Bởi ta không thể giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại. Thậm chí trong thực tế, ngay cả khi quá trình sản xuất kinh doanh của chúng ta còn bất hợp lý nhưng khi chúng ta áp dụng những biện pháp trên có thể làm cho hiệu quả giảm xuống. Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên. Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ. Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý,.. Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng hơn đồng thời càng nâng cao vị trí cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thương trường.

Với cách hiểu về hiệu quả kinh doanh như trên, có thể khẳng định rằng, hiệu quả sử dụng vốn là một mặt của hiệu quả kinh doanh, nhưng không phải là hiệu quả kinh doanh. Vốn chỉ là một trong rất nhiều yếu tố của quá trình

kinh doanh. Khi nói đến hiệu quả kinh doanh có thể có một trong các yếu tố của nó không đạt hiệu quả nhưng nhìn chung việc sử dụng các yếu tố là có hiệu quả. Còn nói đến hiệu quả sử dụng vốn, không thể nói đã sử dụng có kết quả nhưng lại bị lỗ vốn. Điều này cho thấy tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trên hai mặt: Bảo toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn.

Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thoả mãn hai yêu cầu : Đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Hai yêu cầu này cùng tồn tại đồng thời phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho mình, nhưng làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được phép tồn tại, các cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ không cấp giấy phép hoạt động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân nó bị thua thiệt lỗ vốn sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy, kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải đáp ứng được lợi ích doanh nghiệp và lợi ích kinh tế xã hội.

Trong các quan điểm trước đây, khi xét "đầu vào" của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ yếu đề cập đến khả năng tối thiểu hoá về số lượng vốn, còn vấn đề thời gian sử dụng dài hay ngắn ít khi hoặc không đề cập đến. Thực tế cho thấy, với cùng một kết quả như nhau mà sử dụng một lượng vốn ít hơn nhưng kéo dài thời gian sử dụng thì việc sử dụng số vốn đó chưa hẳn đã có hiệu quả. Theo chúng tôi yếu tố đầu vào cần đề cập trên cả hai mặt là : tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng.

Từ sự phân tích trên, theo tác giả, bản chất về hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp được hiểu như sau :

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn doanh nghiệp trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích hoặc tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp nhất thiết phải dựa trên các chỉ tiêu phân tích phù hợp. Theo chúng tôi, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp ta có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau:

* Các chỉ tiêu tổng hợp :

Khi đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát sau:

- Hiệu suất sử dụng tổng vốn:

Hiệu suất sử dụng tổng vốn = Doanh thu

Tổng vốn (Bình quân)

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, do đó, chỉ tiêu này có giá trị càng lớn cho thấy doanh thu của doanh nghiệp trên tổng tài sản mà doanh nghiệp có là càng tốt.

- Doanh lợi vốn:

Doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận Tổng vốn (Bình quân)

Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI: Return On Investment). Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận

Vốn chủ sở hữu (Bình quân)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng là một mục tiêu quan trọng của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

Sử dụng ba chỉ tiêu trên có thể giúp chúng ta đánh giá một cách tổng quát về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, nhưng để nhìn nhận một cách cụ thể về việc sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động chúng ta phải chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp, đó là vốn cố định và vốn lưu động

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định bởi tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng

tài sản cố định =

Doanh thu thuần

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một kỳ sản xuất.

- Suất hao phí tài sản cố định:

Suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.

- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Lợi nhuận

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết trung bình một tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định là có hiệu quả.

- Ngoài ra, để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận

Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.

Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận

Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta cũng đặc biệt quan tâm đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động vì trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động luân chuyển không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta dùng hai chỉ tiêu sau:

- Số vòng quay của vốn lưu động:

Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển của vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.

- Thời gian của một vòng luân chuyển: Thời gian của một vòng luân

chuyển =

Thời gian của một kỳ phân tích Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới dạng nhiều tài sản lưu động khác nhau như tiền mặt, nguyên vật liệu, các khoản phải thu,... nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể

trong công tác quản lý vốn lưu động. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chất lượng công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu.

- Tỷ suất thanh toán hiện hành:

Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.

- Tỷ suất thanh toán tức thời:

Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền Tổng nợ ngắn hạn

Dựa vào thực tế có thể đánh giá nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hành hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn:

Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn = Tổng tài sản lưu động Tổng nợ phải trả

Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn không những có ý nghĩa với việc đánh giá khả năng thanh toán mà còn có tác dụng xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ suất này lớn hơn 1 càng nhiều thì càng chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt. Ngược lại, tỷ suất này càng nhỏ hơn 1 thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

- Số vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải

thu =

Tổng số doanh thu các khoản bán chịu Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ nâng cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong một thời gian ngắn).

- Thời gian một vòng quay các khoản phải thu: Thời gian một vòng quay các

khoản phải thu =

Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ các khoản phải thu được thu hồi chậm và không có lợi cho doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ.

Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố khác. Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến vấn đề này. Trong thực tế có thể sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp phân tích từng chỉ tiêu và xu hướng tăng giảm: Phương pháp phân tích cơ bản nhất là xem xét đến từng chỉ tiêu để thấy mức độ cao thấp, xu hướng tăng giảm, so sánh các chỉ tiêu với một mức chuẩn để có thể

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)