Qua những thông tin trên, có thể thấy nhiều nguồn vốn chính thức đã không phát huy hết tác dụng là kênh huy động vốn lâu dài và ổn định cho Intimex, mà nguồn vốn vay ngân hàng là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là nguồn vốn tín dụng thương mại.
2.2.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex Intimex
Trước hết, để đánh giá hoạt động huy động vốn của công ty Intimex cần khảo sát thực trạng huy động vốn trong tất cả các doanh nghiệp trực thuộc Bộ thương mại.
Kết quả điều tra của Bộ Thương mại trên cơ sở 78 doanh nghiệp trực thuộc Bộ cho thấy thu hút vốn dưới hình thức tín dụng là thuận lợi và
nhanh chóng hơn cả, trong đó có thể kể đến hai hình thức tín dụng chính có thể sử dụng hiện nay là tín dụng Nhà nước và tín dụng của ngân hàng thương mại, ngoài vốn đầu tư ban đầu khi hình thành doanh nghiệp, các nguồn vốn chủ yếu và phổ biến nhất đối với các DN là: Vốn vay ngân hàng (89,7% số doanh nghiệp sử dụng); Tích lũy từ lợi nhuận (92%); Tín dụng thương mại (chiếm 100%); Vay cán bộ công nhân viên trong DN (19%). Xem bảng 2.1:
Bảng 2.3: Các nguồn vốn chủ yếu của các doanh nghiệp thuộc Bộ thương mại (DN)
Nguồn vốn Số doanh nghiệp
sử dụng
Tỷ lệ (%) (trên 78 DN)
Tích luỹ từ lợi nhuận 72 92
Vay ngân hàng 70 89,7
Liên doanh 5 7,70
Phát hành cổ phiếu 0 0
Phát hành trái phiếu 0 0
Vay cán bộ công nhân viên trong DN 15 19
Nguồn khác (tín dụng thưong mại. nợ phải
trả và các khoản phải nộp khác) 78 100
Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của Bộ Thương mại
So sánh với một số các công ty khác trong ngành cũng cho thấy nguồn vốn chính của các công ty lớn cũng chủ yếu là nguồn vốn vay từ ngân hàng, cho dù cơ cấu và các nguồn vay có thể phong phú hơn, nhưng sự phong phú đó không làm giảm đáng kể tỷ trọng của nguồn vốn từ Ngân hàng trên tổng nguồn vốn.
Đánh giá về mức độ thuận lợi cho việc huy động các nguồn vốn ở các công ty lớn cũng cho thấy rằng: mặc dù còn những khó khăn nhất định trong việc vay ngân hàng nhưng phần lớn các ý kiến đều coi nguồn vốn này là thuận lợi nhất đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy Intimex huy động nguồn vốn chính từ ngân hàng cũng là điều dễ hiểu.
Tình hình trên có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là tính truyền thống của hình thức huy động vốn qua ngân hàng ở Việt nam. Các hình thức khác nói chung còn khá mới mẻ hoặc không chính thức, do đó chưa thực sự phổ biến.
Để đánh giá được hoạt động huy động vốn của Intimex, chúng ta còn dựa vào các tiêu chí đánh giá đã nêu ở chương I, từ đó, có một số nhận xét về một số nguồn vốn huy động bên ngoài chủ yếu của Intimex:
- Thứ nhất, về tính kịp thời:
Việc huy động vốn từ ngân hàng về lý thuyết là nguồn có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời. Nhưng, trong thực tế, nguồn này chưa thực sự đảm bảo được tính kịp thời, do các thủ tục hành chính còn khá phức tạp.
Việc huy động vốn qua tín dụng thương mại là hình thức thanh toán chậm đối với nhà cung cấp, được hình thành ngay trong quá trình mua hàng trả chậm, đây là hình thức mà công ty đã sử dụng rât tiện lợi và linh hoạt, song chủ yếu chỉ với các nhà cung cấp nội địa.
- Thứ hai, về mặt số lượng và thời gian:
Nguồn vốn vay từ ngân hàng đã đáp ứng được một lượng vốn nhất định cho các dự án, cho nhu cầu bổ sung vốn lưu động. Sở dĩ công ty vay được với số lượng lớn là do Intimex là doanh nghiệp nhà nước. Intimex đã sử dụng ưu thế này trong việc huy động vốn. Song, cách tính toán thời gian cho vay của ngân hàng thường cứng nhắc gây khó khăn cho Intimex nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong việc đảm bảo thời hạn trả tiền, phải chịu lãi suất quá hạn, chi phí cao.
Nguồn tín dụng thương mại thì số lượng gắn vói quá trình mua hàng nội địa là chủ yếu, đồng thời, quy mô của nguồn vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và thời hạn mua chịu. Thời hạn mua chịu lại chịu ảnh hưởng bởi lãi suất của khoản thanh toán chậm.
- Thứ ba, về việc giảm thiểu chi phí giao dich:
Nguồn vốn từ ngân hàng có lãi suất cao, đồng thời phát sinh chi phí giao dịch. Điều này đã làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân chi phí giao dịch cao vẫn xuất phát từ thủ tục hành chính phức tạp. quy trình giải ngân phiền toái.
- Thứ tư, là chỉ tiêu hiệu quả:
Nguồn vốn phải bảo đảm hiệu quả cao nhất tại những thời điểm nhất định. Ở đây chúng ta có thể xem xét chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuân của công ty qua các năm để đánh giá. Xem bảng:
Bảng 2.4: Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm
Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp tại công ty Intimex
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: Nguồn vốn huy động từ bên ngoài của công ty trong năm 2003 và 2004 cao hơn nhiều so với năm 2002, đồng thời, doanh thu và lợi nhuận của công ty trong hai năm 2003 và 2004 cũng tăng hơn so với năm 2002. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn huy động bên ngoài tăng thêm đã đáp ứng được nhu cầu tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được phát triển. Ngoài ra, khi xem xét khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động vốn thì cho thấy: Intimex là một doanh nghiệp nhà nước mà lại là một doanh nghiệp làm ăn có lãi, nên có nhiều thuận lợi khi huy động vốn qua ngân hàng; đồng thời cũng dễ dàng
Năm
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Tốc độ( %)
03/02 04/03
Nợ phải trả (triệu đồng) 545.366 812.651 930.639 149,01 114,5 1.Doanh thu thuần
( Trđ) 2.048.796 2.986.736 3.667.582 145,78 122,79 2. Lợi nhuận sau thuế
có được quan hệ tín dụng thương mại. Như vậy, Intimex sử dụng phương thức huy động vốn qua ngân hàng và trong quan hệ tín dụng thương mại là một điều tất nhiên.
Song, sẽ là không đầy đủ khi đánh giá hoạt động huy động vốn không xem xét trong quan hệ với sử dụng vốn. Sử dụng vốn đạt hiệu quả chưa cao có thể do một phần nguyên nhân phát sinh từ hạn chế của phương thức huy động vốn đã chọn. Khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty Intimex cho thấy, một trong những nguyên nhân làm Intimex đạt chỉ số doanh lợi vốn ( chỉ số về khả năng sinh lãi từ một đồng vốn) thấp bởi chi phí huy động vốn (chủ yếu là lãi vay ngân hàng) quá cao. (Xem phần 2.2.3)
Đánh gía chung hoạt động huy động vốn của công ty Intimex trong những năm gần đây cho thấy: Công ty đã phát huy được lợi thế là một doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi, có doanh thu cao, có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn để huy động được một lượng vốn lớn đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh của công ty, giúp cho công ty ngày càng tăng doanh thu, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng lợi nhuận. Song, công ty chưa khai thác hết các kênh tạo vốn mà chủ yếu dựa vào vay ngân hàng, làm cho chí phí huy động vốn của công ty nằm ở mức cao.
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại về huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex thời gian qua:
Sau khi xem xét thực trạng hoạt động huy động vốn của công ty Intimex, thấy được những mặt tồn tại của hoạt động này, một nội dung rất quan trọng cần phải nói đến, đó là: nguyên nhân của những tồn tại. Từ đó sẽ giúp cho việc tìm giải pháp khắc phục. Những nguyên nhân này có thể là khách quan hoặc chủ quan.
- Môi trường đầu tư vốn chưa đồng bộ, thiếu sự kết hợp và thiếu tính ổn định nên hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều công cụ tài chính và nhiều thị trường ở nước ta chưa phát triển đầy đủ và chưa phát huy hiệu quả gây trở ngại cho quá trình thực hiện. Hệ thống pháp lý cho công tác quản lý các dự án đầu tư sau khi cấp giấy phép còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, các chính sách về thuế và tài chính chưa hoàn thiện và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tính ổn định của luật pháp chưa cao làm đảo lộn các phương án kinh doanh của các nhà đầu tư.
- Nền kinh tế nước ta chưa tìm ra các giải pháp huy động thích hợp và có hiệu quả, thiếu một thị trường vốn hoàn chỉnh, còn quá ít công ty cổ phần đại chúng (chủ yếu là các công ty cổ phần Nhà nước), thị trường chứng khoán hoạt động còn quá hẹp chưa phát huy được chức năng của nó, vì thế chưa tạo ra được những giải pháp thu hút vốn hấp dẫn đối với người có vốn....Những điều đó đã hạn chế sự giao lưu vốn giữa các thành phần kinh tế, giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế.
- Họat động của hệ thống ngân hàng - tín dụng còn chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến nhiều hiện tượng đang xảy ra trong nền kinh tế, các ngân hàng thừa vốn, ứ đọng vốn trong khi đó các doanh nghiệp lại rất khó khăn để vay được vốn của Ngân hàng. Khó khăn khi vay vốn ngân hàng rất đa dạng. Những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp là: lãi suất cao; thủ tục hành chính rườm rà; thiếu tài sản thế chấp; thời hạn không phù hợp; chậm trễ làm mất cơ hội; lượng vốn cho vay không đủ đầu tư. Do lãi suất vay ngân hàng cao nên khó vay vốn thì cũng có nghĩa là mức độ hiệu quả sử dụng vốn không đủ để bù đắp lãi suất vốn vay. Mặc dù, thời gian qua lãi suất cho vay đã được điều chỉnh nhiều lần theo hướng giảm dần, do đó, nếu doanh nghiệp vẫn cho là lãi suất cao thì có thể do mức độ hiệu quả sử dụng vốn quá thấp.
Khi được hỏi về mức lãi suất có thể chấp nhận được. rất nhiều doanh nghiệp đã chọn mức lãi suất 0,5%/tháng (6%/năm). thấp hơn lãi suất tín dụng trung bình hiện nay, cá biệt có những doanh nghiệp đưa ra mức lãi suất 3-4%/năm. Chính vì thế, các tổ chức tín dụng và ngân hàng không muốn cho vay mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án Nhà máy đạm Cà Mau. Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hóa là những ví dụ điển hình: Nhà máy đạm Cà Mau, mặc dù đã được thủ tưởng Chính phủ phê duyệt đầu tư, nhưng mới đây các ngân hàng thương mại quốc doanh ( NH Ngoại thương. NH Công thương. NH Đầu tư phát triển. NH Nông nghiệp) đã từ chối việc hợp vốn cho vay đối với dự án này (trị giá khoản vay là 250 triệu USD). Hay như dự án Nhà máy Giấy và bột giấy Thanh Hóa đã được chính phủ phê duyệt tháng 10/2002 và dự kiến đến năm 2006 sẽ đi vào hoạt động, song cho đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. Quỹ hỗ trợ phát triển thì vẫn chưa rót vốn còn các ngân hàng thương mại thì cũng không muốn cho vay. Lý giải về điều này, các ngân hàng cho rằng việc ấn định lãi suất cho vay thấp hơn mức giá sàn (lãi suất 7%/năm) theo quy định của Nhà nước là khó có thể chấp nhận được, đặc biệt sợ tính hiệu quả của dự án thấp do quá trình đầu tư không đúng tiến độ...hiệu quả đồng vốn cho vay không cao dẫn đến việc ngân hàng thương mại càng e ngại. - Thiếu môi trường pháp lý bảo đảm cho sự ổn định và phát triển kinh tế với hiệu quả cao và bền vững. Những chính sách, luật lệ để kiểm soát chi phí sản xuất còn chưa đầy đủ, chưa chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán...dẫn đến tình trạng kinh doanh bất bình đẳng, không khuyến khích người dân bỏ vốn vào đầu tư. Chính sách cho hoạt động kinh tế chưa đồng bộ dẫn đến sử dụng vốn, tài sản còn kém hiệu quả. Khả năng tiềm tàng vốn trong dân còn lớn nhưng chưa được khai thác triệt để. Nguyên nhân chính của tình trạng đó là dân chưa thật tin tưởng vào cơ chế chính sách của Nhà nước, hệ
thống luật pháp còn chưa hoàn chỉnh nhất là luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Chưa có biện pháp để khai thác tốt nguồn vốn trong dân Mặc dù nước ta chưa có biện pháp để tính được tổng số vốn trong dân, song theo ước tính của các chuyên gia tài chính thì nguồn vốn dưới các dạng trong dân khoảng 25 tỷ USD. Đây là chưa tính đến kiều hối của khoảng 2 triệu Việt kiều mà nếu họ tiết kiệm 10% số thu nhập mỗi năm thì số tiền tiết kiệm là 2 tỷ USD được thu hút tài trợ cho vốn đầu tư trong khi thu ngân sách của Nhà nước năm 1999 chỉ đạt khoảng 20.000 tỷ đồng Việt nam. Điều này cho thấy vốn trong dân lớn hơn rất nhiều lần thu ngân sách của Nhà nước. Tiềm năng là như vậy, song trong thực tế hiện nay tổng số vốn đầu tư của tư nhân chưa tương xứng với số vốn mà họ có. Nếu có chính sách tốt thì sẽ huy động được nhiều vốn trong dân vào sản xuất kinh doanh.
Về nguyên nhân chủ quan :
Là một công ty xuất nhập khẩu lớn tại Việt nam. Intimex có nhiều khả năng sử dụng linh hoạt các nguồn vốn của mình, có quyền lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh tổng hợp tốt nhất. Ngoài vốn Nhà nước cấp, công ty có quyền tạo vốn bằng cách : trích từ số lợi nhuận để lại, vay vốn Ngân hàng, kể cả vay ngoại tệ, vay vốn của các đơn vị kinh tế khác và của dân, của kiều bào ở nước ngoài, vay vốn của nước ngoài... với nguyên tắc là phải tự trang trải vốn và các khoản lãi vay đó. Nhà nước không trợ cấp, bù lỗ. Song, công ty chủ yếu tạo vốn bằng nguồn đi vay ngân hàng. Hình thức phát hành trái khoán lại chưa thể được sử dụng khi Intimex vẫn là một mô hình doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa, hay chưa có một mô hình quản lý mới giúp cho viẹc huy dộng vốn được đa dạng hơn.
Trong thời kỳ mở cửa kinh tế, vốn vay nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh. Mặt khác các doanh nghiệp sẽ dần dần có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn hiệu quả để có khả năng trả nợ. Tính đến 31/12/2002. tổng vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước là gần 5000 tỷ đồng chiếm 21% tổng vốn kinh doanh. Song, Intimex chưa có biện pháp để tiếp cận nguồn vốn này.
2.3. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex thời gian qua