Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1999

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 43)

Vào ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Cùng ngày, Hàn Quốc khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội và vào ngày 19/11/1993 Hàn Quốc khai trương Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, năm 1992 chính là cột mốc quan trọng nhất trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc và là tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp của giữa hai quốc gia giai đoạn về sau.

Thời kì tăng trưởng nhanh mở đầu bằng năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc tăng đột biến, đạt 240 triệu USD, tăng 60,4% so với mức 149 triệu USD năm 1990. Những năm tiếp theo – giai đoạn nền kinh tế thế giới tăng trưởng và phát triển ổn định, kim ngạch ngoại thương hai nước tiếp tục tăng với nhịp độ cao và đạt đến 1.545 triệu USD vào năm 1995. So với

năm 1991, kim ngạch thương mại hai chiều năm 95 tăng lên 5,5 lần. Đây là con số rất khả quan, vì thời gian này Việt Nam cũng mới xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó thị trường trong nước chưa thực sự phát triển đầy đủ.

Nửa cuối thập kỉ 90, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tác động đến cả Việt Nam và Hàn Quốc, nên ngoại thương hai chiều sau khi tăng đến mức cao nhất vào năm 1997 với 1.843 triệu USD, đã giảm 10,4% chỉ đạt 1.652 triệu USD vào năm 1998, năm 1999 tăng được 6,5% và đạt 1.759 triệu USD, nhưng vẫn chưa bằng mức năm 1997. Chỉ riêng năm 1998, do Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc giảm 35,5% từ 144,6 tỷ USD năm 1997 xuống còn 93,2 tỷ năm 1998 và đó chính là nguyên nhân khiến ngoại thương của Hàn Quốc với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn.

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế, thương mại và sự hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đã có bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1992-1999, Hàn Quốc trở thành một trong năm bạn hàng mậu dịch lớn của Việt Nam. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong giai đoạn này đã có những chuyển biến tích cực - tỉ trọng hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu giảm dần, hàng chế tạo tăng dần, ban đầu là hàng chế tạo dựa trên nguyên liệu và có hàm lượng lao động cao, sau chuyển sang hàng chế tạo có hàm lượng công nghệ trung bình. Sở dĩ có được sự chuyển biến này là do Việt Nam đã bước đầu nhập khẩu các máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất, cải tiến hàm lượng công nghệ cho hàng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc là các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta từ trước tới giờ: hải sản, dệt may, dầu thô, dày dép, cà phê, cao su. Trái với xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hàn Quốc biến động không nhiều. Đặc điểm đáng ghi nhận là nhóm hàng nguyên liệu cho các ngành dệt, may mặc, nhựa chiếm tới khoảng 40% kim ngạch nhập khẩu. Một số mặt hàng khác như nguyên

viễn thông, linh kiện xe máy có xu hướng gia tăng. Các mặt hàng chính Việt Nam nhập của Hàn Quốc là nguyên phụ liệu dệt may da, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, linh kiện điện tử và vi tính, phân bón, ôtô, xăng dầu. Giai đoạn này, nền sản xuất của Việt Nam bắt đầu phát triển, do đó nhu cầu nhập khẩu các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất trên là rất lớn.

08 năm trong giai đoạn 1992-1999 tuy không dài, nhưng nó đã chứng kiến những bước thăng trầm trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, mở đầu thời kỳ bằng sự phát triển vượt bậc nhưng giai đoạn cuối lại sụt giảm do ảnh hưởng chung từ sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới.

2.2 Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay

2.2.1 Các chính sách ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

2.2.1.1 Các chính sách thương mại từ phía Việt Nam

Chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ tháng 1/2007, Việt Nam tuân thủ các quy định chặt chẽ của tổ chức này, đồng thời khéo léo đưa ra các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế của một quốc gia nhỏ bé và mới phát triển trong thời gian gần đây. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu ra định hướng “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Thường xuyên coi trọng phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới... Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.”

Cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hệ thống luật pháp thương mại của Việt Nam đã từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh và đến nay đã đáp ứng yêu cầu của Tổ chức WTO. Việt Nam đã ban hành và điều chỉnh một loạt văn bản pháp luật như luật doanh nghiệp trên tinh thần thực thi nguyên tắc bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp nhà nước, tư nhân trong

nước, nước ngoài; sửa đổi luật thương mại trên tinh thần xác định quyền kinh doanh của mọi doanh nghiệp và cá nhân theo pháp luật, ban hành luật cạnh tranh trên tinh thần thực thi một nền thương mại cạnh tranh công bằng, chống độc quyền trong nền kinh tế - thương mại. Ban hành pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc MFN và đối xử quốc gia NT, áp dụng cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Nói chung tất cả các luật lệ điều tiết lĩnh vực kinh tế thương mại đến hôm nay đều đã được bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi.

Đổi mới thương mại của Việt Nam được thực hiện ở 3 mảng lớn: (i) Các công cụ chính sách thương mại (ii) Quyền kinh doanh ngoại thương và (iii) tự do hoá cơ chế quản lý ngoại hối.

Các công cụ chính sách thƣơng mại

Năm 1998 Việt Nam ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu đầu tiên. Biểu thuế của Việt Nam được hoàn thiện năm 1991 và bắt đầu được hài hoà hoá theo hệ thống HS năm 1992. Và năm 2003 đã có ban hành Biểu thuế mới tuân thủ theo nguyên tắc phân loại hồ sơ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có biểu thuế phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO. Việt Nam đã đẩy nhanh thuế hoá các hàng rào phi thuế như xoá bỏ dần hạn chế định lượng đối với các mặt hàng nhạy cảm chuyển sang hình thức bảo hộ bằng hạn ngạch thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá, xoá bỏ phụ thu, cắt giảm thuế suẩt, tiến tới bảo hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu. Việt Nam cam kết áp dụng, phân bổ và quản lý Han ngạch thuế quan một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân thủ các quy định của WTO.

Việt Nam cam kết sẽ miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn, giảm thuế nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn, giảm thuế đối với các yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hoá (Bởi việc miễn, giảm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu dựa trên thành tích xuất khẩu hoặc tỷ lệ nội địa hoá bị coi là trợ cấp

Khi gia nhập WTO, WTO yêu cầu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết giảm thuế mức bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Mức thuế bình quân hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6% thực hiện trong vòng từ 5-7 năm.

Việt Nam cũng cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị y tế, thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để giảm thuế là từ 3-5 năm. Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, lá thuốc lá 30%, muối ăn 30%). Mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều.

- Các hàng rào phi thuế quan

Về nguyên tắc, Việt Nam thực thi theo cam kết quốc tế, đã dần loại bỏ tất cả các hàng rào phi thuế quan như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam còn duy trì dưới hình thức danh mục một số ít mặt hàng cấm xuất nhập khẩu bị hạn chế định lượng và danh mục các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành và một số biện pháp quản lý khác như các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định về ngoại hối.

Ví dụ: Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam cho phép 1 doanh nghiệp thương mại nhà nước được quyền nhập khẩu. Với ôtô cũ, Việt Nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Việt Nam khẳng định biện pháp cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật nhà nước không ảnh hưởng tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụ tiêu dùng đại chúng. Việt Nam duy trì cấp phép nhập

minh bạch hoá của WTO. Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định về xác định giá tính thuế nhập khẩu của WTO ngay sau khi gia nhập. Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO từ thời điểm ra nhập. Trên thực tế, Việt Nam không duy trì các quy định về xuất xứ vi phạm quy định của Hiệp định này. Việt Nam cam kết tuân thủ các Hiệp định có liên quan của WTO khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

WTO áp dụng quy định thời gian quá độ 12 năm để Việt Nam hoàn chỉnh các tiêu chí của nền kinh tế thị trường. Hiện tại, Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đạt các tiêu chí của nền kinh tế thị trường trước khung thời hạn trên. Hiện đã có một số quốc gia thành viên WTO công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

- Các hàng rào kỹ thuật

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với các thương mại (TBT) trong khuôn khổ WTO thừa nhận quyền của các thành viên trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khoẻ cộng đồng cũng như bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát kỹ thuật phải dựa trên đặc điểm của sản phẩm như chất lượng, mức độ an toàn và kích thước kể cả việc quản lý về biểu tượng, thuật ngữ, phương pháp kiểm tra đóng gói, nhãn mác và yêu cầu về nhãn mác đối với sản phẩm để không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết.

Các hàng rào của Việt Nam trong các lĩnh vực này như các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, về bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, về bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận thương mại đều phù hợp với các quy định của WTO và các Công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết. Các quy định liên quan đến nhãn mác hàng hoá cũng vậy, không có mục đích hạn chế nhập khẩu và không trái với quy định của WTO.

- Tiêu chuẩn môi trường

Nhìn chung các tiêu chuẩn và quy định về môi trường liên quan đến thương mại của Việt Nam trong Luật bảo vệ môi trường (ban hành năm 1993) với nhiều

dụng phù hợp với các quy định của quốc tế và các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham gia.

- Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

(TRIPs)

Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam bổ sung và hoàn chỉnh phù hợp với mọi quy định của Hiệp định TRIPs.

Quyền kinh doanh ngoại thƣơng

Thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chỉ có một số ít Tổng công ty, công ty nhà nước chuyên doanh xuất nhập khẩu được phép tham gia hoạt động ngoại thương. Sau đó, quyền kinh doanh được mở rộng, nhà nước cho phép mọi doanh nghiệp trong nước có giấy phép kinh doanh mà không cần có giấy phép xuất nhập khẩu.

Từ năm 2001, Nhà nước lại cho phép thương nhân (công ty và cá nhân) được xuất nhập khẩu hầu hết các mặt hàng không phụ thuộc vào ngành hàng đã đăng ký ngoại trừ các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu theo giấy phép và hàng hoá thuộc diện quản lý của các Bộ chuyên ngành.

Kể từ khi gia nhập WTO, Nhà nước Việt Nam dành quyền kinh doanh đầy đủ cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) không muộn hơn ngày 01/01/2007, ngoại trừ đối với một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế “Thương mại Nhà nước” (như xăng, dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo phải tới ngày 1/1/2011 và dược phẩm) và doanh nghiệp nói trên bao gồm quyền được bán sản phẩm nhập khẩu cho mọi cá nhân hoặc doanh nghiệp có quyền phân phối sản phẩm đó tại Việt Nam. Doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng

trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu không bao gồm quyền phân phối trong nước.

Trong đàm phán gia nhập WTO, đại diện của Việt Nam lưu ý rằng để có quyền nhập khẩu, các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn trở thành nhà nhập khẩu đứng tên trên hồ sơ không bắt buộc phải đầu tư ở Việt Nam, dù chỉ ở mức tối thiểu, mà chỉ cần làm thủ tục đăng ký (chủ yếu làm mục đích hành chính). Cam kết về quyền kinh doanh tại Việt Nam, Việt Nam sẽ áp dụng cho tất cả các thành viên WTO trên cơ sở nguyên tắc MFN. Việc cho phép quyền kinh doanh không ảnh hưởng tới quyền của Chính phủ Việt Nam áp dụng hoặc thực thi các yêu cầu về hải quan hoặc thuế phù hợp với WTO cũng như áp dụng hoặc thực thi các quy định phù hợp với các điều khoản liên quan trong Hiệp định WTO và với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, ví dụ như các quy định liên quan tới cấp phép nhập khẩu, thương mại nhà nước, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại hoặc các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật.

Cơ chế quản lý ngoại hối

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, như tất cả các nước mới gia nhập khác, cam kết tuân thủ các quy định có liên quan của WTO và IMF về chính sách tài chính, tiền tệ, ngoại hối và thanh toán; không áp dụng các biện pháp hạn chế giao dịch vãng lai trái với quy định của WTO và IMF. Mục tiêu chính của

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)