Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 86)

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường

Hàng hóa Hàn Quốc hiện đang được ưa chuộng tại Việt Nam với nhiều chủng loại rất phong phú. Có được thành công như vậy là do hàng hóa của Hàn Quốc có chất lượng tốt, mẫu mã và hình thức đẹp, giá cả phù hợp với mức chi tiêu của người dân Việt Nam. Việc ưa thích hàng hóa Hàn Quốc của người dân Việt Nam cũng một phần chịu ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc – hiện đang được chiếu rộng rãi tại nước ta. Về phía Hàn Quốc thì đây không phải là thị trường quá khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ nhưng cũng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Các doanh nghiệp có thể tận dụng thành quả của công tác nghiên cứu thị trường mà Nhà nước đã thực hiện

Sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng rõ nét, đã và đang tạo ra sự thay đổi trong lối sống và tư duy tiêu dùng của người dân Hàn Quốc. Cơ quan Thống kê Hàn Quốc đã đưa ra 10 khuynh hướng thị trường trong mà người dân Hàn Quốc sẽ theo đuổi trong thời gian tới, trong đó có 1 số xu hướng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tiêu dùng của họ như:

- Dịch vụ mua bán hàng qua sử dụng online và hệ thống cửa hàng bán sẽ phát triển. Theo thống kê, thu nhập thực tế của hộ gia đình Hàn Quốc chỉ còn 3,1 triệu won/tháng, giảm 2,1% so với 2008, và mức chi tiêu hàng tháng sau khi loại trừ yếu tố lạm phát là 2,03 triệu won, giảm 3% so với cùng kỳ 2008. Thương vụ online mua hàng qua sử dụng tăng nhanh 104% tháng 9/2008, 140% trong tháng 10 và 265% trong tháng 11/2008.

- Hàn Quốc tham gia công ước Kyodo bảo vệ môi trường, cùng với chính sách mới của Chính phủ hướng tới một nền công nghiệp xanh, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường sẽ khiến nhu cầu về các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng hoặc năng lượng tái tạo sẽ rất lớn. Các sản phẩm với nhãn mác thân thiện môi trường, nguồn gốc tự nhiên sẽ được ưa chuộng.

- Thực phẩm hữu cơ đang dần trở thành biểu tượng của thực phẩm sạch, vệ sinh, dinh dưỡng đối với cơ thể, đã và đang được tiêu thụ nhiều trong thời gian tới. 70% người tiêu dùng lo ngại đối với thực phẩm tiêu thụ hàng ngày và 87% người tiêu dùng lo ngại về chất lượng và độ an toàn của các hàng nông thủy sản nhập khẩu. Số lượng hộ gia đình quay lại việc tự trồng cung cấp rau sạch, chế biến thực phẩm tại gia đình ngày càng tăng lên. Do vậy dịch vụ bán giống, hướng dẫn trồng trọt, công cụ trồng trọt và nấu nướng trong gia đình sẽ tăng nhanh.

- Sản phẩm không dị ứng sẽ được sử dụng nhiều trong thời gian tới bởi “hội chứng nhà mới” đang tăng nhanh xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều trang thiết

nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện môi trường sẽ được tiêu thụ nhanh và mạnh trong thời gian tới.

Xuất phát từ việc hiểu rõ thị hiếu cũng như thói quen tiêu dùng của người dân Hàn Quốc, việc nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu của nước ta cho phù hợp không quá khó. Chỉ cần các doanh nghiệp duy trì chất lượng sản phẩm như ban đầu và tăng thêm các giá trị gia tăng cho sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho bắt mắt và phù hợp với thị hiếu thì nhất định hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác và có chỗ đứng tại thị trường Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác với các doanh nghiệp của Hàn Quốc trong việc bán lẻ sản phẩm của mình tại thị trường này. Các doanh nghiệp này sẽ cố vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về thị hiếu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc để từ đó có sự cải tiến cho phù hợp.

Bên cạnh việc tìm hiểu thị trường, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tiến hành phân khúc thị trường tiêu thụ tại Hàn Quốc để chọn cho mình đoạn thị trường phù hợp nhất, từ đó có những nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu, thị hiếu của đoạn thị trường này. Chỉ có quan tâm sâu sắc tới nguyện vọng của người tiêu dùng, người sản xuất mới có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và tạo được chỗ đứng trong thị trường. Ví dụ như ngành dệt may của Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc – nơi ngành công nghiệp dệt may phát triển và có tên tuổi là do đã nhận biết được nhu cầu lớn của thị trường bình dân – nơi mà ngành dệt may Hàn Quốc đã bỏ ngỏ và dần dần thu hút được khách hàng Hàn Quốc.

3.2.2.2 Xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của doanh nghiệp

Xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa hiện nay đang là một vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Không riêng thị trường Hàn Quốc, hiện nay hàng hóa của Việt Nam gặp khó khăn trong vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu

ta. Hàng hóa Việt Nam hiện chỉ mang tính thay thế cho các hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore... chứ chưa có chỗ đứng tại các thị trường. Đây chính là một thiệt thòi cho các sản phẩm của Việt Nam vì hàng hóa chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng về chất lượng.

Số lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam phải qua khâu trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các hãng nổi tiếng của nước ngoài dưới một thương hiệu khác chiếm số lượng lớn, chủ yếu là các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, hoặc gia công may mặc... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại ngại đăng ký thương hiệu bởi thủ tục rườm rà. Bên cạnh đó, những trở ngại trong việc đăng ký về bảo hộ, chỉ dẫn địa lý đã khiến các doanh nghiệp chấp nhận xuất khẩu dựa vào danh tiếng của một doanh nghiệp khác. Mặt khác, nhiều sản phẩm xuất khẩu đã xây dựng được thương hiệu nhưng để xuất sang thị trường nước ngoài lại gặp nhiều trở ngại như: nhãn hiệu khó đọc, khó nhớ, lô-gô không hấp dẫn, chưa gây chú ý đối với người tiêu dùng, thậm chí còn trùng với thương hiệu sản phẩm đã bảo hộ. Trường hợp cá biệt, hàng hóa Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu tại một số thị trường lớn nơi chúng ta đã có chút ít tên tuổi. Ngoài ra, chủng loại hàng hoá để xuất khẩu khá dồi dào nhưng còn thiếu tính sáng tạo, thiếu giá trị gia tăng của sản phẩm và chưa bắt nhịp kịp thời với sự biến đổi nhanh nhạy của thị trường thế giới.

Để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng tại thị trường Hàn Quốc, điều cần làm trước tiên là các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng cần bắt tay hợp tác trong việc đăng ký thương hiệu cho hàng hóa và sản phẩm của mình, không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà tiến hành ở cả Hàn Quốc - quốc gia mà mình xuất khẩu hàng hóa tới. Bên cạnh việc chọn tên nhãn hiệu sao cho dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi và đáp ứng yêu cầu bảo hộ; cần chú trọng cả tới logo của công ty và sản phẩm sao cho nó có khả năng khắc họa hình ảnh của công ty hay sản

không quá khó khăn mà lợi ích đem lại rất lớn, tuy nhiên chưa được quan tâm đầy đủ. Thứ nữa, các doanh nghiệp cần nghiên cứu về phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng ở Hàn Quốc để xây dựng thương hiệu cho phù hợp, gần gũi và dễ dàng quảng bá tới đông đảo người tiêu dùng bản xứ. Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm tại thị trường xuất khẩu cũng là hình thức hiệu quả đưa thương hiệu của hàng hóa Việt Nam trở nên gần gũi với thị trường. Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng hơn tới các hình thức quảng cáo khác phổ biến tại Hàn Quốc như: phát tờ rơi, phát sản phẩm dùng thử miễn phí, quảng cáo trên báo, truyền hình...

3.2.2.3 Thành lập và củng cố vai trò của hiệp hội ngành hàng

Thương hội, hiệp hội ngành hàng là tổ chức được các doanh nghiệp của cùng một ngành hàng thành lập nhằm mục đích giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển chung cho toàn hiệp hội và đứng ra giải quyết các công việc chung. Trong điều kiện sản xuất, xuất khẩu bình thường các hiệp hội cần phát huy vai trò của mình trong việc điều hoà sản xuất, kinh doanh giữa các thành viên, tránh gây khủng hoảng hàng hoá và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Hiện nay, ở nước ta có hơn 300 hiệp hội đang hoạt động, trong đó có khoảng 30 hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng, hầu hết là các ngành hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Từ thực tế đó có thể thấy rằng việc thành lập các hiệp hội là nhu cầu chính đáng và cần thiết của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong cùng ngành hàng. Các tổ chức kinh tế Việt Nam phải khắc phục tính riêng rẽ trong sản xuất, kinh doanh đang rất phổ biến hiện nay, phải thấy hết sự cần thiết phải tăng cường hợp tác, liên kết với nhau vì lợi ích của chính mình, của cả cộng đồng doanh nghiệp và của quốc gia. Đây là một trong những việc làm thiết thực nhất của giới doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nhanh chóng vượt qua những thách thức gay gắt.

Hiệp hội ngành hàng chính là cầu nối quan trọng giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Thông qua hiệp hội mà các chính sách, chủ trương của Nhà nước tới được với các doanh nghiệp một cách cụ thể, rõ ràng; đồng thời các yêu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp cũng được hiệp hội đề đạt với Nhà nước. Ngoài ra, hiệp hội còn là người đứng ra bênh vực cho các doanh nghiệp trong trường hợp họ bị kiện hay bị đối xử bất công tại thị trường xuất khẩu. Một ví dụ thực tế là Hiệp hội chế biến thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã làm rất tốt vai trò trung gian giữa Nhà nước và doanh nghiệp của mình, đồng thời là tiếng nói của ngành thủy sản khi các sản phẩm này gặp khó khăn trên thị trường Mỹ, EU; nhất là khi hàng thuỷ sản nước ta bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam ngày càng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với tổ chức WTO thì sẽ có càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp tham gia mua nguyên liệu từ Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài cướp mất việc làm. Do đó, vai trò của các hiệp hội ngành hàng ngày càng được nâng cao để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước chống lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài.

Nhiệm vụ đặt ra đối với các hiệp hội ngành hàng là cần thường xuyên tổ chức các hội thảo phổ biến về các chính sách mới của Nhà nước liên quan đến ngành hàng của mình; cập nhật các thông tin nóng hổi về mặt hàng, tiêu chuẩn, quy định của các thị trường cho doanh nghiệp trong ngành. Hiệp hội cần giữ vai trò tiên quyết trong việc định hướng phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh; điều tiết việc thu hoạch, sản lượng thu mua, ấn định giá sàn của sản phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực của ngành thông qua các khoá học ngắn hạn, các buổi trao đổi kinh nghiệm...Thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp trong cùng ngành hàng có cơ hội rất tốt để gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ các kinh nghiệm làm ăn tại thị

doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc trong việc tổ chức và hoạt động, giúp đỡ tích cực cho các doanh nghiệp trong hiệp hội. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, ngoài những giải pháp nêu trên, chúng ta cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tình trạng các ngân hàng thắt chặt tín dụng... Các giải pháp không thể phát huy tác dụng khi được thực thi một cách đơn lẻ; muốn tăng hiệu quả của các giải pháp trên cần áp dụng một cách đồng bộ và nhất quán. Chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được những thành công trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với bạn hàng Hàn Quốc.

KẾT LUẬN

Trải qua chặng đường gần 20 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy chưa phải là thời gian dài, song nó đã ghi nhận những thành tựu to lớn trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Lĩnh vực thương mại cùng với các lĩnh vực khác như: đầu tư, lao động, giáo dục, dịch vụ, khoa học kỹ thuật... giữa hai quốc gia luôn có sự phát triển vượt bậc, năm sau cao hơn năm trước. Trong hoạt động trao đổi hàng hóa, kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều luôn gia tăng, kể cả trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay: biến động của thị trường tài chính, ảnh hưởng của các cuộc xung đột vùng Trung Đông và thời tiết khí hậu ảnh hưởng làm thiếu nguyên liệu cho các ngành chế biến nông sản. Từ năm 1992 đến nay, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao và chỉ thấp hơn kim ngạch nhập khẩu chút ít, chứng tỏ mức độ gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc của Việt Nam khá lớn. Hàng hóa trao đổi giữa hai nước ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Những thành tựu này góp phần khẳng định rằng mối quan hệ song phương giữa hai nước đang rất tốt đẹp và thể hiện sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai bên dựa trên những lợi thế so sánh nhất định. Xét về nhiều mặt, hai nền kinh tế Hàn Quốc và Việt Nam có tính bổ sung cho nhau rõ rệt. Quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai quốc gia sẽ là điều kiện tuyệt vời để cả hai nước phát triển. Bên cạnh việc ghi nhận những thành tựu đạt được, chúng ta cũng cần thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc: tình trạng nhập siêu của Việt Nam, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chưa hợp lý và phát huy hết tiềm năng của hai nước...

Hai quốc gia đều hiểu rằng những lợi thế về mặt tự nhiên, xã hội là do thiên nhiên ban tặng và chúng đang bị giảm dần ý nghĩa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Do đó, chỉ có bắt tay hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần đôi

Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức, không quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa, nếu quốc gia nào không thích ứng được thì sẽ bị đào thải khỏi tiến trình chung của nhân loại. Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đã, đang và sẽ nỗ lực hơn nữa để đưa mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia lên tầm cao mới, ngày càng sâu sắc, toàn diện và tốt đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Begg, David; Fischer, Stanley; Dornbusch, Rudiger (Tái bản lần thứ 8 -

2011), Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Thương mại song

phương Việt Nam - Hàn Quốc: Đối tác chiến lược trong phát triển nông nghiệp.

3. Lê Văn Bàng (2002), Mười năm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc rộng

đường tiến xa, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Ngô Xuân Bình (2005), Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)