Khái quát về thị trường Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 32)

1.2.2.1 Thông tin chung về địa lý, xã hội, kinh tế Hàn Quốc

Địa lý, xã hội

Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo.

Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2, gần bằng diện tích của Anh hay Romania. Không kể diện tích đất khai hoang, diện tích đất canh tác là 99.617 km2, chiếm 45% tổng diện tích. Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len. Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người Hàn từ ngàn xưa và đã góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải.

Theo kết quả trong Cuộc tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2010 được Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố vào hôm 30/5/2010, tính đến năm 2010, dân số của Hàn Quốc đạt 48,58 triệu người, tăng 130 nghìn người so với 5

năm trước. Dân số già trên 65 tuổi là 5,42 triệu người, chiếm 11,3% tổng dân số và tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều đã trở thành xã hội già hóa.

Văn hóa Hàn Quốc có một nền tảng vững chắc và có một vị trí khá nổi bật trong đời sống văn hóa thế giới; trước hết, đó là sự gặp gỡ và pha trộn của các loại hình tôn giáo lớn gồm: Phật giáo, Khổng giáo, Thiên chúa giáo... Người Hàn Quốc mang đậm văn hóa phương đông, coi trọng phẩm chất tốt đẹp của con người như: trung thực, lễ giáo... Yếu tố văn hóa này đã tạo ra phong cách Hàn Quốc trong kinh doanh. Họ coi trọng sự nhiệt tình, trung thực cũng như chữ tín trong làm ăn của các đối tác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống văn hóa tinh thần là sự giao lưu, tiếp cận một cách có chọn lọc văn hóa phương tây, chính điều này đã tạo ra cho người Hàn Quốc một phong cách kinh doanh cởi mở và hiện đại.

Kinh tế

Hàn Quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, nước này đã xây dựng từ một nước nghèo đói thành một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu, thường được mọi người biết đến như "Kỳ tích sông Hàn".

Trong quá khứ, nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Chỉ vào đầu những năm 1960, nền sản xuất công nghiệp mới bắt đầu có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), nguồn trợ cấp kinh tế từ Hoa Kỳ đã giúp Nam Hàn phục hồi nhanh chóng. Chính phủ ưu tiên phát triển các ngành sản xuất để làm động lực kích thích xuất khẩu. Chỉ sau 1 thế hệ, Hàn Quốc đã phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp tiềm năng nhất.

Trong những năm 70, 80, nền kinh tế Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất ôtô. Với sự hỗ trợ của nhà nước, POSCO - một công ty sản xuất thép đã trở thành xương sống của cả nền kinh tế. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép lớn thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc cũng nổi tiếng với ngành đóng tàu với những tập đoàn đa quốc gia như Hyundai, Samsung

đang chiếm ưu thế trên thị trường tàu biển toàn cầu. Sản xuất xe cũng phát triển khá nhanh, tạo nên nhiều nhãn hiệu xe có tiếng.

Kể từ cuối những năm 80, chính phủ đã cho phép phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, tự do cạnh tranh. Trước đây, chính phủ thường đưa ra những kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm để thúc đẩy công nghiệp hóa. Để đạt được những thành tựu như vậy, chính phủ đã tác động trực tiếp vào nền kinh tế thông qua những ưu tiên đặc biệt cho một số ngành nghề kinh doanh, điều chỉnh tỷ giá hối đoái và thực hiện những chính sách tài khóa mang tính tập trung cao.

Giữa những năm 60 và 90, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của nước này tăng 9% mỗi năm. Vào giữa những năm 90, cùng với Hongkong, Singapore và Đài Loan, Hàn Quốc được coi là con rồng Châu Á nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh và mức sống cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên nó cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, 1998. Vào tháng 12 năm 1997, Hàn Quốc chấp nhận số tiền viện trợ khổng lồ từ Quĩ tiền tệ thế giới (IMF). Kèm theo số tiền là những yêu cầu chính phủ Hàn Quốc phải có những cải cách kinh tế tích cực bao gồm tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp và tài chính. Chính phủ tiến hành chuyển đổi tài sản nhà nước sang cho khu vực tư nhân, mở cửa thị trường trong nước cho cạnh tranh với nước ngoài, yêu cầu các tập đoàn kinh tế lớn giảm tỉ lệ nợ trên vốn. Nền kinh tế đã phục hồi vào năm 1999 và tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

Thêm vào đó, Hàn Quốc đã trả hết số nợ vay của IMF vào giữa năm 2001. GDP của nước này trong năm 2005 đạt 787,6 tỷ USD và 2007 đạt 970 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là khoảng 4-5%. Sức tiêu dùng của người dân trong nước được bù đắp bằng lượng hàng xuất khẩu tăng. Nền kinh tế Hàn Quốc trong năm 2007 nói chung tương đối ổn định với lạm phát ở mức 2,5%, tỷ lệ thất nghiệp thấp và thặng dư xuất khẩu. Tuy nhiên, giá dầu thế giới tăng cao cũng đặt ra cho nước này những thách thức về lạm phát và thất nghiệp trong thời gian tới.

Ngày nay, Liên hợp quốc đã xếp Hàn Quốc vào nước có nền kinh tế thịnh vượng và nước này được vào cả hai bảng xếp hạng các nước phát triển của CIA và IMF. Nằm trong top 20 nền kinh tế lớn nhất, nước này đã tạo ra nhóm các nước công nghiệp G20. Thêm vào đó, sự bùng nổ kinh tế đã giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp của nước này thấp nhất thế giới cũng như tạo ra sự tương đối bình đẳng trong thu nhập.

Hàn Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ và Nhật Bản để thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn và màn hình kỹ thuật số LCD và công nghệ Plasma, cũng như những hàng điện tử gia dụng như: Tivi hay điện thoại di động.

Cũng giống như các nước phát triển khác, chiếm ưu thế trong nền kinh tế Hàn Quốc là các ngành dịch vụ, rồi đến các ngành sản xuất và nông nghiệp. Trong đó: dịch vụ chiếm 57,6%, công nghiệp chiếm 39,4% và nông nghiệp chiếm 3%. Các ngành dịch vụ phổ biến ở Hàn Quốc là bảo hiểm, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, nhà tắm công cộng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giải trí. Trong năm 2007, ngành dịch vụ đóng góp 57,6% GDP và 75,2% lao động của nước này.

Tuy sự đóng góp của công nghiệp vào GDP thấp hơn so với ngành dịch vụ (ở mức 39,4% trong năm 2007) nhưng các ngành công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước này. Hàn Quốc vẫn luôn được nhắc tới cùng với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như LG, Hyundai, Samsung... Nền công nghiệp của Hàn Quốc cũng tương đối đa dạng với các ngành hàng đầu là công nghiệp điện tử, hóa chất, xây dựng, đóng tàu, viễn thông, sản xuất xe và thép... Các nhà máy sản xuất đã thu hút 17,3% lao động trong nước.

Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế với 3% GDP và tạo việc làm cho 7,5% lao động. Hệ thống nông nghiệp của Hàn Quốc chủ yếu là những trang trại tư nhân nhỏ. Tuy nhiên, dưới sức ép của công nghiệp hóa, số lượng lao động tham gia vào các ngành nghề nông nghiệp ngày càng giảm sút.

Hơn một nửa số đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lúa (vụ mùa chính). Ngoài ra, người ta còn trồng: đậu tương, ớt, đại mạch, bắp cải, dưa, tỏi, củ cải, khoai tây, ngô và khoai tây. Bên cạnh đó là một số loại hoa quả như: táo, cam, nho, lê hay hồng vàng... Hàn Quốc cũng được biết đến như là một trong những quốc gia có ngành đánh bắt cá phát triển với những chiếc tàu đánh cá xa bờ hiện đại. Lượng đánh bắt cá hàng năm khoảng 2 triệu tấn. Một số loại hải sản phổ biến là: mực, cá ngừ, cá trồng, cá thu, cá pô lắc...

1.2.2.2 Quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc

Một trong những đặc điểm nổi bật của Hàn Quốc là nền kinh tế của nước này phụ thuộc chặt chẽ vào thương mại quốc tế. Trong năm 2007, tổng giá trị buôn bán chiếm đến 76% tổng thu nhập quốc dân (GDP) của cả nước, so với 10% trong những năm 70. Nếu như từ cuối những năm 50, GDP trên đầu người của Hàn Quốc chỉ tương đương với mức của những nước nghèo ở Châu Á và Châu Phi thì ngày nay, GDP trên đầu người đã tăng gấp 18 lần so với thời điểm trước đây và ngang bằng với một số nền kinh tế ở Liên minh Châu Âu (EU). Thành công này có được nhờ vào hệ thống thắt chặt kinh doanh bao gồm tín dụng chỉ định, thắt chặt nhập khẩu, bảo trợ một số ngành công nghiệp từ thời tổng thống Park Chung-hee. Chính phủ khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thô, công nghệ cũng như khuyến khích tiết kiệm và đầu tư hơn là tiêu dùng và đường lối công nghiệp hóa với xu hướng xuất khẩu. Thêm nữa, do Hàn Quốc bị phụ thuộc và nhập khẩu nguyên liệu thô như dầu mỏ nên chính phủ cũng đồng thời phải tăng lượng hàng hóa xuất khẩu. Chính phủ kết hợp chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu hướng đến xuất khẩu. Chính sách hỗ trợ một số ngành công nghiệp chiến lược như điện tử, đóng tàu và ô tô bằng cách tạo ra những rào cản nhập khẩu các mặt hàng này. Khi những ngành công nghiệp này đã có chỗ đứng trên thị trường, chính phủ lại tạo điều kiện thuận lợi nhất để xuất khẩu. Những ưu tiên xuất khẩu bao gồm: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, xóa bỏ thuế quan cho việc nhập khẩu nguyên liệu thô, xóa bỏ thuế kinh

doanh... Nhờ vậy, những sản phẩm của Hàn Quốc dần dần chiếm ưu thế lớn không chỉ trong thị trường nội địa mà ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Đến nay, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 186 nước trong số 191 nước trên thế giới. Hàn Quốc thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ với các nước đồng minh (Mỹ, Nhật Bản...); quan hệ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; đồng thời, Hàn Quốc coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á, hoạt động tích cực trong khuôn khổ cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) và Cấp cao Đông Á. Hàn Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia: Chile, Singapore, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ. Mới đây nhất, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU) vừa có hiệu lực tạm thời từ ngày 1 tháng 7 vừa qua và đã có tác động ngay lập tức và trên diện rộng tới nền kinh tế Hàn Quốc . Hiện nay, Hàn Quốc đang trong quá trình đàm phán để ký kết FTA với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai mà ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do (sau Trung Quốc). Tiến trình này được bắt đầu vào năm 2004 khi các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, khẳng định mong muốn thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư. Năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện (Hiệp định khung), và sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực, tạo nền tảng pháp lý hình thành Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA). Hiệp định cụ thể đầu tiên được hai bên thống nhất là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG) – hiệp định ảnh hưởng tới hoạt động thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN, ký kết ngày 24 tháng 8 năm 2006. Hiệp định này quy định các thỏa thuận thương mại hàng hóa ưu đãi giữa 10 Quốc gia Thành viên ASEAN và Hàn Quốc, trong đó quan trọng nhất là cam kết cắt giảm và xóa

bỏ thuế suất đối với tất cả các dòng thuế trong một giai đoạn nhất định. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Hàn Quốc và ASEAN-5 (Bruney, Indonesia, Malaysia, Philippine và Singapore) đã xóa bỏ thuế của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thường. Các thành viên mới hơn của ASEAN là Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanma, sẽ có thời gian dài hơn để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. Đối với Việt Nam, ít nhất 50% các dòng thuế trong Lộ trình Thông thường sẽ có thuế suất từ 0-5% trước ngày 1 tháng 1 năm 2013 và đối Campuchia, Lào, Myanma là trước ngày 1 tháng 1 năm 2015. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ phải đưa 90% số dòng thuế về mức 0-5% và đạt mức tự do hóa hoàn toàn vào năm 2017. Thời hạn tương tự cho Campuchia, Lào, Myanma sẽ là 90% vào năm 2018 và tự do hóa hoàn toàn vào năm 2020. Thái Lan, do tham gia Hiệp định AKTIG muộn hơn – năm 2007, sẽ có lộ trình cắt giảm thuế khác. Thuế suất đối với các sản phẩm trong Lộ trình Thông thường sẽ được cắt giảm theo từng giai đoạn và xóa bỏ vào năm 2016 hoặc 2017. Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định AKTIG, quan hệ thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng. Năm 2009, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN với tổng giá trị thương mại lên tới 74,7 tỷ đô la Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào ASEAN là 1,4 tỷ đô la Mỹ.

Hàn Quốc đã từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các hội nghị và trong các tổ chức quốc tế; đồng thời rất nhiều sự kiện quan trọng đã được diễn ra tại Hàn Quốc và thành công tốt đẹp. Ngày 21/10/1996, Hàn Quốc trở thành thành viên thứ 29 của Tổ chức các nước công nghiệp tiên tiến (OECD). Hàn Quốc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEM III năm 2000, được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 56 (9/2001 - 9/2002), đăng cai chung với Nhật Bản World Cup 2002, đăng cai ASIAD-14 Busan 2002, tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2005...

Những nhà nhập khẩu lớn nhất của nước này là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông và các thị trường: Singapore, Đài Loan, Ấn Độ, Đức, Việt Nam và Indonesia. Trong đó các đối tác thương mại tự do như Chile, Singapore,

Quốc chủ yếu nhập khẩu những mặt hàng như: máy móc, thiết bị điện tử, dầu, khí gas tự nhiên, thép, chất bán dẫn và máy vi tính... Hiện nay, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ các nước: Trung Quốc, Nhật Bản , Hoa Kỳ , Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).

CHƢƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

2.1 Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn trƣớc năm 2000

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1992

Việt Nam và Hàn Quốc có lịch sử giao lưu văn hóa – kinh tế từ thế kỷ XIII, tuy nhiên đã bị gián đoạn một thời gian dài kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 32)