Các giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 77)

3.2.1.1 Củng cố và hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc

Hệ thống chính sách thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc hiện nay bị ảnh hưởng và tuân thủ hệ thống chính sách thương mại mà khối ASEAN đã ký với Hàn Quốc. Thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây. Tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong vòng năm năm, từ 46,4 tỷ USD năm 2004 lên 90,2 tỷ USD năm 2008. Trong quá trình đàm phán giữa ASEAN và Hàn Quốc các hiệp định đã lần lượt ra đời và là nền tảng cho Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc:

Hiệp định khung này nhằm thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Hàn Quốc trước 2008 (linh hoạt tới năm 2010) đối với Hàn Quốc, năm 2010 (linh hoạt tới năm 2012) đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thái Lan, năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với Campuchia, Lào và Myanma.

- Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp dựa trên Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký bởi các Bộ trưởng kinh tế của ASEAN và Hàn Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 9 vào tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur.

- Hiệp định về Thương mại Hàng hóa dựa trên Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký bởi 9 quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2006 tại Kuala Lumpur. Thái Lan đã ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định về Thương mại hàng hóa bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 được tổ chức vào tháng 2 năm 2009 tại Cha-am/Hua Hin, Thái Lan.

- Hiệp định về Thương mại Dịch vụ giữa ASEAN và Hàn Quốc đã được ký bởi 9 quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 11 vào tháng 11 năm 2007 tại Singapore. Thái Lan đã ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định về Thương mại Dịch vụ bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào tháng 2 năm 2009 tại Cha-am/Hua Hin. Các cuộc đàm phán xung quanh Hiệp định về Đầu tư được hoàn tất vào tháng 4 năm 2009 và ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc vào tháng 6 năm 2009 tại đảo Jeju.

- ASEAN và Hàn Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc vào tháng 11 năm 2007 tại Singapore. Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc đã thông qua Biên bản ghi nhớ này và ủy thác các văn kiện thông qua cho Ban thư ký của ASEAN. Biên bản ghi nhớ có hiệu lực từ ngày 3/12/2008. Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc có trụ sở chính tại Seoul đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường kim ngạch thương mại, đẩy

mạnh các dòng vốn đầu tư cũng như hỗ trợ du lịch và giao lưu văn hóa giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Trong khuôn khổ FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) với tư cách là một bên tham gia hiệp định đa phương này, Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết về thương mại hàng hóa và đang tiếp tục đàm phán về các cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ. Theo đó, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan đối với khoảng 200 chủng loại hàng hóa kể từ tháng 6/2007 và tiến hành cắt giảm theo lộ trình cho đến năm 2016 – 2018. Việc thực hiện AKFTA diễn ra trong lúc Việt Nam đang thực hiện nhiều cam kết quốc tế khác trong khuôn khổ các mối liên kết quốc tế và khu vực, vì thế phải cùng lúc rà soát, sửa đổi và bổ sung nhiều văn bản pháp luật mới để thực thi. Mặc dù vậy, cho đến nay, việc tiếp cận các qui định pháp luật của Việt Nam còn gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm, bởi theo dự đoán, số lượng các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục tăng nhiều. Có một vấn đề là, trong khuôn khổ AKFTA, các nước thành viên được phép sử dụng “qui chế tự vệ khẩn cấp” để bảo vệ thị trường trong nước, tuy vậy cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam bị áp dụng biện pháp tự vệ này (trong phạm vi AKFTA cũng như trong các liên kết kinh tế quốc tế khác). Điều này chứng tỏ sự yếu kém của chúng ta trong việc vận dụng những qui định trong các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Xuất phát điểm của mỗi quốc gia trong ASEAN là khác nhau, do vậy ngoài việc tuân thủ hiệp định thương mại FTA ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách thương mại song phương của riêng Việt Nam – Hàn Quốc để phù hợp với nhu cầu của hai nước, nhằm tối đa hóa hiệu quả của các chính sách thương mại này. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua

thách thức trong quá trình hội nhập. Những việc làm này cần phải được thực hiện nghiêm túc và triệt để hơn nữa trong thời gian tới, có như vậy chúng ta mới đạt được những thành quả xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

3.2.1.2 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại song phương

Hiện nay Cục Xúc tiến Thương mại của Bộ Công thương (đơn vị được thành lập năm 2000) thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại của Việt Nam, tiến hành các hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ở quy mô quốc gia. Về phía Hàn Quốc, ngoài Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA) còn có Tổ chức Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) đóng vai trò quan trọng trong công tác xúc tiến thương mại.

Mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Hàn Quốc đã được phát triển rất mạnh và thành công. KOTRA cung cấp các dịch vụ cho các nhà kinh doanh và đầu tư trên khắp thế giới thông qua hệ thống thông tin thương mại phong phú và đầy đủ. KOTRA ra đời vào năm 1962 và cho đến nay đã hình thành và phát triển hệ thống các văn phòng ở nước ngoài gồm 94 trung tâm được gọi là KBC (Trung tâm Thương mại Hàn Quốc) tại 69 quốc gia trên thế giới. Có thể nói KOTRA giữ vai trò là người dẫn đường trong hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của Hàn Quốc và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và đầu tư ở nước ngoài cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Tại Việt Nam, KOTRA Hanoi KBC được thành lập vào năm 1996 tại thủ đô Hà Nội và từ đó đến nay luôn nỗ lực hết mình để đẩy mạnh giao lưu thương mại và đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Đặc biệt, trong xu thế đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng đáng kể, KOTRA đã quyết định thành lập “Trung tâm Hỗ trợ Các Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam” trực thuộc KOTRA Hanoi KBC vào tháng 5 năm 2007 với chức năng chính là:

(1) Hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

(2) Hỗ trợ cho các đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu về thị trường Việt Nam (3) Hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp Hàn Quốc riêng lẻ đến Việt Nam tìm hiểu thị trường

(5) Tổ chức Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự các sự kiện thương mại tại Hàn Quốc

(6) Khảo sát thông tin về thị trường Việt Nam: Chính sách, xu hướng và triển vọng

(7) Xử lý thông tin về các yêu cầu nhập khẩu sản phẩm Hàn Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam

(8) Hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam và quan tâm đầu tư vào Việt Nam

Ngày 7/9/2011 vừa qua, Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) khai trương Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một sự kiện rất được hoan nghênh vì KITA là tổ chức đại diện cho gần 70 thành viên là doanh nghiệp hoạt động từ nhiều lĩnh vực khác nhau. KITA có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong sự phát triển nền ngoại thương của Hàn Quốc, nên việc KITA mở Văn phòng Đại diện đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo thuận lợi mới, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước nói riêng và quan hệ hữu nghị giữa hai nước nói chung, xứng tầm đối tác chiến lược.

So với công tác xúc tiến thương mại của Hàn Quốc thì hoạt động xúc tiến xuất – nhập khẩu của Việt Nam mới hình thành và phát triển gần đây, thiếu sự liên kết giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến mới chỉ được thực hiện trên hình thức, công tác điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ còn nhiều bất cập, môi trường pháp lý cho hoạt động này còn chưa hoàn thiện, chưa đạt được sự đồng bộ giữa các luật kinh tế và luật doanh nghiệp... Vì nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại còn eo hẹp nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm tại các hội chợ ở nước ngoài nói chung, Hàn Quốc nói riêng mà chủ yếu quảng cáo sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng tại các hội chợ ở Việt Nam nên chưa gặp gỡ được nhiều bạn hàng lớn, có tiềm năng. Và một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hoạt động xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc chưa được thực hiện tốt là do chúng ta chưa đặt Hàn Quốc là một thị trường trọng điểm và quan tâm đặc biệt

mà Cục xúc tiến thương mại đã đạt được trong việc cung cấp thông tin về sự phát triển kinh tế, xã hội của nước sở tại, hệ thống chính sách thương mại, cơ hội xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu, tìm hiểu các cơ hội xúc tiến thương mại, phục vụ đoàn công tác của Chính phủ và doanh nghiệp đi công tác và khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức việc tham dự hội chợ ở nước ngoài...

Ngoài ra, sự ra đời của Ủy ban hợp tác Thương mại Hỗn hợp Hàn Quốc - Việt Nam vào ngày 24/02/2010 tại Seoul, Hàn Quốc là bước đi đầu tiên để đưa sáng kiến hợp tác kinh tế thương mại giữa hai tổ chức của hai nước là Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương Việt Nam (VIETRADE) và Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA) đi vào cuộc sống. Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công Thương giao cho, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc đã điều phối đề xuất ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác giữa hai Tổ chức để tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước nhằm thực hiện tuyên bố chung giữa hai nguyên thủ về nâng cao kim ngạch thương mại và thu hút đầu tư song phương. Ủy ban Hỗn hợp Thương mại sẽ triển khai nhiều công việc trong đó bao gồm các hoạt động cụ thể như nghiên cứu chính sách kinh tế, thị trường của mỗi nước để định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác; thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng như thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Với sự hỗ trợ của KOIMA - tổ chức chuyên nghiệp về nhập khẩu duy nhất của Hàn Quốc với hơn 1.000 hội viên là các nhà nhập khẩu, có quan hệ hợp tác với hơn 100 nền kinh tế trên thế giới, Ủy ban thương mại hỗn hợp Hàn Quốc - Việt Nam sẽ là chiếc cầu nối quan trọng cho doanh nghiệp hai bên, được xem như một điểm nhấn thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư lên tầm cao mới mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận.

Học hỏi từ chính đối tác Hàn Quốc, Việt Nam cần coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác xúc tiến thương mại song phương và duy trì sự hoạt động tích cực của các Ủy ban hợp tác thương mại cũng như Cục xúc tiến thương mại.

chợ với sự tham gia của gần 200 gian hàng đến từ nhiều tổ chức, công ty lớn và Đại sứ quán các nước tại Hàn Quốc nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước, tư vấn, thông tin về FTA, xúc tiến thương mại, đầu tư của các nước đang tham gia FTA với Hàn Quốc. Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã có một quầy cung cấp thông tin và quảng bá hình ảnh của Việt Nam tại Hội chợ FTA EXPO 2011. Thương vụ cũng đã tham gia nhiều hoạt động có hiệu quả tại Hội chợ như tư vấn, cung cấp thông tin cho khách tham quan tại gian hàng, hợp tác với Hiệp hội các Nhà nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA) tổ chức buổi giao thương với các doanh nghiệp tại Hội chợ, tham gia vào Hội thảo quốc tế về FTA. Có thể nói, lần tham gia này Thương vụ đã đạt được nhiều thành công trong việc quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin về Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Trong đó, Thương vụ đã cho in ấn và phân phát nhiều tài liệu thông tin về tình hình thương mại, đầu tư, sự phát triển kinh tế và chính sách của Việt Nam. Thương vụ cũng đã cho thiết kế gian hàng bằng các băng rôn hình ảnh về những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông sản (rau củ quả, cà phê, hạt tiêu), thủy sản, đồ gỗ, dệt may, cùng các thông tin về tác động hiệu quả đến tình hình thương mại, đầu tư giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc sau khi FTA giữa ASEAN – Hàn Quốc có hiệu lực. Các thông tin này là những nguồn thông tin quan trọng và ấn tượng với khách tham quan.

Thông qua những chuyến đi xúc tiến thương mại trực tiếp tại Hàn Quốc, các ban ngành liên quan tới hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ, đem lại kết quả khả quan nhất, xứng đáng với công sức và kinh phí đã bỏ ra.

3.2.1.3 Tăng cường công tác nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường Từ lâu công tác nghiên cứu thị trường đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá là việc làm cần thiết, góp phần quan trọng vào thành công trong hoạt động thương mại song phương. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường hiện chưa được thực hiện có hiệu quả nên các doanh nghiệp còn gặp

nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về thị trường mà mình muốn làm ăn, hợp tác.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tìm hiểu thị trường Hàn Quốc thông qua một số kênh thông tin truyền thống như: qua các doanh nghiệp đã và đang buôn bán với Hàn Quốc, qua kênh thông tin của Bộ Công thương, Cục xúc tiến thương mại, qua các hội thảo giới thiệu về thị trường Hàn Quốc... Đây là các nguồn thông tin hữu ích, giúp các doanh nghiệp phần nào hiểu được thị trường mình đang hướng tới. Song nguồn thông tin này còn khá chung chung, chưa đi chi tiết tới các ngành hàng, mặt hàng cụ thể nên chưa phát huy được hiệu quả của kênh thông tin. Các doanh nghiệp cũng đã bỏ qua vai trò rất quan trọng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc – các cơ quan am hiểu nhất về phong tục tập quán, con người và thị hiếu tiêu dùng của Hàn Quốc, có mối quan hệ thân thiết với chính quyền sở tại, doanh nghiệp và người tiêu dùng bản xứ. Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 77)