Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong một báo cáo trình Chính phủ ngày 01/06/2011 đã đưa ra dự báo tình hình thương mại hàng hóa quốc tế nửa đầu năm nay. Bộ nhận định, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khả quan, nhưng nhập siêu có xu hướng gia tăng, dự kiến 7,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt khoảng 41,5 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước và gấp gần 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%); trong đó kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 19 tỷ USD, tăng 28,1%.
Phía nhập khẩu, tổng kim ngạch đạt khoảng 49 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xấp xỉ 21 tỷ USD, tăng 27,2%.
Với kết quả này, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 khoảng 7,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu. Kết quả ghi nhận trước đó, trong 5 tháng đầu năm
(gần 5,4 tỷ USD), ASEAN (hơn 3,2 tỷ USD), Hàn Quốc (hơn 3,1 tỷ USD), Đài Loan (gần 3,1 tỷ USD), Thái Lan (gần 1,8 tỷ USD). Như vậy theo số liệu, Hàn Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cung cấp hàng hoá sang thị trường Việt Nam (chỉ xếp sau Trung Quốc). Như vậy, mặc dù nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ công tại nhiều quốc gia, tình hình chính trị bất ổn tại Châu Phi nhưng hoạt động ngoại thương của Việt Nam vẫn đạt được kế hoặc đã đề ra và có mức tăng trưởng vượt bậc và tiếp nối những thành công trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương của Việt Nam và Hàn Quốc.
Cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu rất cao
với Hàn Quốc trong các năm qua. Năm 2010, Nhập siêu từ Hàn Quốc chỉ xếp
sau Trung Quốc với mức thâm hụt là 6,67 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm 2009 và gấp hơn hai lần xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Chỉ trong tháng 01/2011, mức thâm hụt thương mại với Hàn Quốc cũng đã lên tới 0,55 tỷ USD.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2005-2010 và tháng 1/2011
Ghi chú: Tỷ trọng so với chỉ tiêu đó của cả nước, từ năm 2008, thực hiện thống kê hàng hóa nhập khẩu theo nước xuất xứ thay cho thống kê theo nước đối tác.
Nếu nhìn vào cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc thì thấy việc nhập siêu chủ yếu có liên quan đến nhập khẩu các nhóm hàng hóa nguyên liệu mà Việt Nam chưa sản xuất được và sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các loại sản phẩm xuất khẩu sang thị trường khác. Ngoài ra, còn phải kể đến lý do Việt Nam nhập khá nhiều hàng hóa xa xỉ của Hàn Quốc như ôtô, điện thoại, mỹ phẩm, quần áo… Xét về trị giá, so với năm 2005, nhập khẩu năm 2010 đã tăng tới 6,16 tỷ USD, gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2010. Quan chức hai nước cũng đánh giá xét về dài hạn, AKFTA sẽ góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Hàn Quốc. Theo đó, hai quốc gia quyết tâm nâng thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2015, đồng thời cải thiện và lành mạnh hóa cán cân thương mại; phấn đấu tăng trưởng trung bình hàng năm đạt bình quân 15% trong giai đoạn năm 2010 - 2014. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu này, hàng hóa Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn ngặt nghèo của thị trường Hàn Quốc khó tính.
Việc nhập siêu từ Hàn Quốc vẫn sẽ là xu thế phát triển những năm tới trong