trong giai đoạn này là tận dụng việc nhập khẩu hàng hóa, máy móc hiện đại từ Hàn Quốc để làm nền tảng vững chức cho hoạt động sản xuất trong nước – tiền đề để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam.
2.2.3 Cơ cấu hàng hóa trong hoạt động thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc. Nam - Hàn Quốc.
2.2.3.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc
Việt Nam chưa phải là quốc gia có thị phần lớn trong lĩnh vực xuất khẩu tại thị trường Hàn Quốc và các mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, sơ chế, thủ công... chưa đem lại nguồn lợi lớn. Đây là thực trạng chung tại tất cả các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, không riêng gì thị trường Hàn Quốc. Qua số liệu tại Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011, chúng ta thấy rằng những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Hàn Quốc vẫn là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: dầu thô, hàng dệt may, hàng thủy sản,
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng Kim ngạch XK 4T/2010 (USD) Kim ngạch XK 4T/2011 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ Tổng 768.452.757 1.562.823.220 + 103,4 Dầu thô 91.099.508 448.234.205 + 392 Giày dép các loại 25.776.552 386.393.550 + 1.399 Hàng dệt, may 104.809.032 252.073.976 + 140,5 Hàng thuỷ sản 94.212.710 121.987.809 + 29,5 Gỗ và sản phẩm gỗ 36.621.686 70.673.065 + 93 Than đá 49.730.102 57.439.821 + 15,5 Cao su 19.188.726 42.258.197 + 120,2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 21.308.454 35.959.562 + 68,8 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
17.620.533 32.105.218 + 82,2
Sắt thép các loại 21.552.243 28.804.852 + 33,7
Cà phê 14.571.696 25.492.502 + 74,9
Xăng dầu các loại 17.820.886 20.688.411 + 16
Phương tiện vận tải và phụ tùng
11.501.431 18.661.134 + 62,3
Dây điện và dây cáp điện 10.934.864 16.071.310 + 47
Sản phẩm từ sắt thép 11.211.008 15.012.838 + 33,9
Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù
Sản phẩm từ chất dẻo 3.351.659 8.118.973 + 142,2 Sản phẩm hoá chất 6.176.645 7.240.485 + 17,2 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 3.661.082 7.049.387 + 92,5 Hàng rau quả 3.187.518 5.751.768 + 80,4 Sắn và các sản phẩm từ sắn 4.863.715 4.910.172 + 1 Sản phẩm từ cao su 3.165.894 4.790.375 + 51,3 Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh 692.561 4.504.109 + 550,4 Hạt tiêu 2.426.993 4.161.898 + 71,5 Sản phẩm gốm, sứ 3.545.847 3.230.826 - 8,9
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
1.700.609 1.851.542 + 8,9
Chất dẻo nguyên liệu 842.962 1.659.148 + 96,8
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
1.080.469 1.437.364 + 33
Quặng và khoáng sản khác
1.213.179 51.302 - 95,8
Nguồn: Tổng cục hải quan
Giày dép các loại tuy là mặt hàng đứng thứ 2/29 trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011 nhưng có tốc độ tăng trưởng đột biến đạt 386,4 triệu USD, tăng 1.399% so với cùng kỳ, chiếm 24,7% trong tổng kim ngạch.
Bên cạnh đó là một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011 có tốc độ tăng trưởng mạnh: Thuỷ tinh và các sản phẩm từ
kim ngạch; tiếp theo đó là sản phẩm từ chất dẻo đạt 8 triệu USD, tăng 142,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,5% trong tổng kim ngạch; hàng dệt, may đạt 252 triệu USD, tăng 140,5% so với cùng kỳ, chiếm 16,1% trong tổng kim ngạch; sau cùng là cao su đạt 42,3 triệu USD, tăng 120,2% so với cùng kỳ, chiếm 2,7% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011 có độ suy giảm: Quặng và khoáng sản khác đạt 51 nghìn USD, giảm 95,8% so với cùng kỳ; tiếp theo đó là sản phẩm gốm, sứ đạt 3,2 triệu USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch.
Dầu thô dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011 đạt 448 triệu USD, tăng 392% so với cùng kỳ, chiếm 28,7% trong tổng kim ngạch.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mang tính chất không ổn định qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là hàng hóa nước ta đa phần là các sản phẩm thô nên hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng và sản lượng khai thác hàng năm. Sự tăng giảm của sản lượng hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu trong năm. Đồng thời, chất lượng của sản phẩm cũng ảnh hưởng tới giá cả, khiến cho giá cả hàng hóa lên xuống thất thường, dẫn đến kim ngạch cũng tăng giảm khá lớn.
So với cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ XXI, hàng hóa Việt Nam đã có nhiều chuyển biến: dầu thô thay cho thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, hàng dệt may vươn lên đứng thứ hai trong bảng (đây là thành công rất lớn vì Hàn Quốc nổi tiếng là một thị trường dệt may uy tín. Mặc dù là quốc gia khá mạnh trong ngành công nghiệp thời trang, song do tập trung „dồn sức" vào phân khúc thời trang cao cấp, mảng thị trường bình dân bị bỏ ngỏ tại Hàn Quốc là đối tượng chính của doanh nghiệp Việt Nam. Nhóm hàng này được hưởng lợi tương đối lớn từ các cam kết trong AKFTA, với mức thuế trung
Cùng các nước ASEAN, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do với đề xuất phía Hàn Quốc chấp nhận ưu đãi cho Việt Nam hai công đoạn cắt và may. Hàng dệt may vào thị trường Hàn Quốc đã tăng trưởng đột biến sau khi có những ưu đãi này), than đá có bước tiến ngoạn mục, vươn lên top hàng hóa xuất khẩu lớn nhất... Tuy nhiên, đây vẫn là những hàng hóa có giá trị kinh tế ít. Ngoài ra, Việt Nam rất có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như chè, cà phê, hoa quả… Song các cam kết của Hàn Quốc với nhóm hàng này rất hạn chế (có tăng nhưng chưa rõ nét), do sản phẩm của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu kiểm dịch nên kết quả xuất khẩu và nhập khẩu chưa được như mong muốn. Chúng ta cần chú trọng vào việc phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chế biến cao, đẩy mạnh xuất khẩu những hàng hóa này mới mong có được nguồn thu nhập cao và ổn định.
2.2.3.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Hàn Quốc đưa ra về hoạt động thương mại của năm 2010. Theo đó, Hàn Quốc đã thặng dư thương mại 41,2 tỷ USD với 466,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu và 425,2 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu. Cùng với thặng dư thương mại, giá trị xuất khẩu của năm 2010 cũng phá vỡ kỷ lục cũ với việc xuất khẩu 466,4 tỷ USD trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 10 năm, kể từ khi đạt 150,4 tỷ USD vào năm 2001.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc như chất bán dẫn, màn hình và phụ tùng ô tô đều được bán rất chạy, lập kỷ lục trong từng lĩnh vực riêng và góp phần vào tăng trưởng của toàn bộ khu vực xuất khẩu. Về đối tác thương mại, Trung Quốc là nước mà Hàn Quốc xuất khẩu sang nhiều nhất, chiếm hơn 25% tổng xuất khẩu của nước này. Sau đó là Mỹ hơn 10%, Nhật Bản 6%, Hong Kong 5,4%. Các thị trường xuất khẩu khác của Hàn Quốc bao gồm Singapore, Đài Loan, Ấn Độ, Đức, Việt Nam và Indonesia. Điều đáng chú ý nữa là xuất
ASEAN và Ấn Độ đã tăng rõ rệt, cho thấy hiệu ứng kinh tế tích cực của các Hiệp định Thương mại tự do. Theo thống kê mới nhất này thì Hàn Quốc đứng thứ 7 trên thế giới về xuất khẩu với 1.000 tỷ USD về thương mại.
Kết quả xuất khẩu nổi bật của Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì vào năm 2011. Sự tăng trưởng vững chắc của các công ty xuất khẩu Hàn Quốc bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu là nhờ tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Hàn Quốc ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với thách thức ở phía trước, đó sự phụ thuộc quá mức của kinh tế Hàn Quốc vào ngoại thương và đặc biệt là ngày càng dựa vào Trung Quốc. Theo các nhà kinh tế nước này, Hàn Quốc cần phải tìm cách thúc đẩy nhu cầu trong nước và đa dạng hóa thị trường nước ngoài cũng như các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chỉ khi các vấn đề này được xử lý, kinh tế Hàn Quốc mới có thể tăng trưởng.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc trong những
năm qua bao gồm: sắt thép các loại, vải các loại, máy móc thiết bị dụng cụ phụ
tùng, xăng dầu các loại, ôtô nguyên chiếc các loại, linh kiện & phụ tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính và sản phẩm điện tử...
Bảng 2.3: Kim ngạch và tốc độ tăng của một số mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2010
STT Tên hàng Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1 Sắt thép các loại 1.245 84,9 2 Vải các loại 1.115 18,8 3 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1.103 36,5
4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 927 202,1
5 Xăng dầu các loại 741 8,9
7 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 466 21,3
8 Kim loại thường khác 365 80,0
9 Linh kiện, phụ tùng ô tô 342 19,0
10 Ô tô nguyên chiếc các loại 318 -30,9
11 Hàng hóa khác 2.446 42
Tổng cộng 9.761 39,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Sắt thép hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc và tốc độ tăng của loại hàng hóa này cũng rất cao, chiếm 84,9%. Nhưng sản phẩm có tốc độ tăng ấn tượng nhất chính là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện – mặt hàng đang có nhu cầu tiêu dùng rất lớn tại Việt Nam. Dự báo trong thời gian tới, loại hàng hóa này sẽ có có sự tăng trưởng lớn hơn nữa khi Việt Nam dần tiến tới trở thành một nước công nghiệp hóa. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác vẫn đang chiếm ưu thế trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc vì sự cần thiết để hiện đại hóa dây chuyền sản xuất trong nước, cải tiến chất lượng sản phẩm. Hàng hóa duy nhất có mức tăng trưởng âm trong bảng là ô tô nguyên chiếc các loại, nguyên nhân gây ra tình trạng này là chính sách tăng thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhập khẩu để bảo vệ cho ngành sản xuất ô tô trong nước.
So với danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc giai đoạn đầu thế kỷ XXI, ta sẽ thấy sự khác biệt khá lớn: nguyên phụ liệu dệt may da đứng đầu với sản lượng hơn 400 triệu USD, tiếp theo là máy móc thiết bị phụ tùng (240.912 nghìn USD năm 2001 và 372.133 nghìn USD năm 2002), sau đó là sắt thép và ô tô nguyên chiếc các loại (121.948 nghìn USD năm 2001 và 118.688
nghìn USD năm 2002) (Số liệu của Vụ Châu Á Thái Bình Dương – Bộ thương
mại). Nhưng nhìn chung nhóm hàng chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể từ 70-
đổi trong trình độ phát triển kinh tế - xã hội của hai nước. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu dệt, nguyên liệu nhựa, phân bón, sắt thép, xăng dầu, máy móc thiết bị, máy thu hình, thiết bị viễn thông, xe máy và linh kiện xe máy. Tại thời điểm đó, những mặt hàng trên là cần thiết để Việt Nam bước đầu phát triển các ngành sản xuất có trình độ công nghệ thấp nhưng sử dụng nhiều lao động để tận dụng nguồn lao động rẻ và dồi dào trong nước. Sang đầu thế kỷ XX, các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đầu tư lớn vào Việt Nam, do đó nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may da cũng lớn mạnh theo, đồng thời nhu cầu về máy móc thiết bị phụ tùng làm cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất vẫn lớn. Thời gian gần đây, sắt thép vươn lên dẫn đầu cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc do các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đời sống người dân Việt Nam đã được nâng cao, nhu cầu sử dụng máy vi tính và các thiết bị công nghệ tiên tiến cũng tăng theo, do đó nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng đột phá như trên.
Nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam khá tập trung vào nhóm một số mặt hàng công cụ sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm và vật tư cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Danh mục nhập khẩu nhóm này thường phụ thuộc vào luồng đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam và đầu tư của các nước ngoài trong nước, nhất là trong lĩnh vực nhà sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày da, điện tử. Xu hướng này đang dần thay đổi với sự xuất hiện của một số ngành công nghiệp trong nước của Việt Nam như hóa dầu, công nghiệp phụ trợ sản xuất vật tư, vật liệu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt may, luyện kim, hóa chất, phân bón được Chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc. Đây là những thay đổi phụ thuộc lĩnh vực đầu tư và xu thế nhập khẩu này sẽ ngày càng tăng khi hoạt động đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng lên trong thời gian tới. Số liệu mới nhất ở bảng sau vẫn tiếp tục thể hiện cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng ĐVT Số lƣợng Trị giá (USD)
Hàng thủy sản USD 9.627.303
Sữa và sản phẩm sữa USD 4.600.386
Dầu mỡ động thực vật USD 2.199.564
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
USD 4.850.035
Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 12.380.140
Nguyên phụ liệu thuốc lá USD 635.645 1.787.850
Xăng dầu các loại Tấn 838 606.829.831
Khí đốt hóa lỏng Tấn 52.722 741.054
Sản phẩm khác từ dầu mỏ USD 236.516 26.895.399
Hóa chất USD 148.316.041
Sản phẩm hóa chất USD 129.477.277
Nguyên phụ liệu dược phẩm USD 2.143.992
Dược phẩm USD 84.361.675
Phân bón các loại Tấn 17.367.116
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu USD 11.853.322
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 466.152.718
Sản phẩm từ chất dẻo USD 108.304.456 Cao su Tấn 31.125 102.766.030 Sản phẩm từ cao su USD 61.369 17.771.794 Gỗ và sản phẩm gỗ USD 415 2.895.944 Giấy các loại Tấn 37.521 49.851.587 Sản phẩm từ giấy USD 7.319 26.164.384 Bông các loại Tấn 932.264 1.073.680
Vải các loại USD 17.208 801.685.627
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày USD 323.572.099
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 14.278.484
Phế liệu sắt thép Tấn 3.635.875
Sắt thép các loại Tấn 859.577.535
Sản phẩm từ sắt thép USD 144.316.201
Kim loại thường khác Tấn 267.258.052
Sản phẩm từ kim loại thường khác USD 22.003.944
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
USD 791.268.275
Hàng điện gia dụng và linh kiện USD 12.172.082
Điện thoại các loại và linh kiện USD 382.329.746
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
USD 666.123.034
Dây điện và dây cáp điện USD 35.912.800
Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 174.222.340
Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 258.345.212
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng USD 6.779.430
Tổng kim ngạch 6.976.433.988
Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay.
2.2.4.1 Những thành tựu đã đạt được trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc.
Đặc điểm đặc trưng nhất trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc là kim ngạch trao đổi được gia tăng liên tục và Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu. Từ năm 2000 đến nay, ngoại thương hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc