Những hạn chế trong công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhật Thái.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty tnhh nhật thái (Trang 51)

b) Công tác lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu

2.3.2 Những hạn chế trong công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhật Thái.

Nhật Thái.

Bên cạnh những cố gắng và thành tựu đã đạt được,hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhật Thái vẫn còn những hạn chế nhất định cần được hoàn thiện hơn nữa:

• Công tác xác định nhu cầu nguyên vật liệu:

Việc xác định cầu nguyên vật liệu và lượng dự trữ chưa thực sự hiệu quả. Cầu được xác định chưa chính xác dẫn đến thiếu nguyên vật liêu cho quá trình sản xuất trong khi lượng dự trữ quá ít, không đủ đáp ứng nhu cấu dẫn đến chậm tiến độ sản xuất. Điều này là do việc xác định cầu nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là dựa trên các đơn hàng, chưa chủ động, chưa xét đến tình hình thị trường một cách cụ thể.

Việc nghiên cứu thị trường mới chỉ dựa trên các tài liệu của những lần thu mua trước mà chưa có quá trình nghiên cứu hợp lý nên khi thiếu, công ty lại phải mua thêm nguyên vật liệu và phải chịu thiệt vì bị ép giá. Việc nghiên cứu thị trường chủ yếu là dựa trên tài liệu của những lần thu mua trước, chưa tiến hành nghiên cứu hợp lý nên công ty gặp phải khó khăng trongxác định nhu cầu nguyên vật liệu.

Việc đưa ra định mức chậm cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ với công ty, điển hình là vụ hơn 100 công nhân đình công trong năm 2011 vừa qua. Nguyên nhân của tình trạng này là bộ phận định mức có quá ít người, năng lực chưa cao, chưa nhạy bén với thị trường và tình hình sản xuất. Hơn nữa, công ty sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, mỗi sản phẩm lại dùng nhiều loại nguyên vật liệu nên việc tính toán định mức cho đồng bộ là rất khó khăn.

• Về nhà cung ứng:

Công ty thường lựa chọn các nhà cung ứng cũ, tuy hạn chế được các rủi ro nhưng công ty đã bỏ lỡ các cơ hội thu mua nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng khác với chất lượng và giá cả hợp lý hơn. Hơn nữa, vào những thời kỳ sản xuất nhiều, nguyên vật liệu khan hiếm, nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo số lượng và chất lượng, thời gian, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của công ty.

• Về công tác tiếp nhận nguyên vật liệu:

Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu đã đảm bảo đúng quy trình nhưng đôi khi vẫn có những thiếu sót trong khâu chuẩn bị kho bãi, nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn chất

lượng vẫn được nhập kho do công nghệ, trang thiết bị tiếp nhận cung ứng nguyên vật liệu còn lạc hậu dẫn đến sai lệch trong quá trình kiểm tra. Trình độ của cán bộ tiếp nhận còn hạn chế, chưa đáp ứng trình độ chuyên môn trong công việc.

• Về công tác cấp phát, sử dụng nguyên vật liệu:

Việc cấp phát nguyên vật liệu theo định mức sử dụng tránh lãng phí nguyên vật liệu nhưng lại dẫn đến khó khăn cho các phân xưởng sản xuất khi định mức thiếu hay chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo. Khi đó, để được cấp nguyên vật liệu thì phải làm thủ tục, điều đó làm mất thời gian và gián đoạn quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, ý thức quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của cán bộ công nhân viên trong công ty còn chưa cao dẫn đên việc nguyên vật liệu sử dụng vượt quá định mức. Công tác quản lý nguyên vật liệu trong kho chưa hiệu quả do công ty giao chưa tương xứng trách nhiệm và quyền lợi cho thủ kho. Khi nguyên vật liệu bị mất mát, hao hụt thì họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, họ phải bồi thường hoặc bị khiển trách, kỷ luật. Tuy nhiên, khi việc quản lý nguyên vật liệu trong kho hiệu quả thì họ không nhận được bất kỳ hình thức khen thưởng, khuyến khích nào.

• Công tác vận chuyển:

Chi phí vận chuyển chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí sản xuất kinh doanh, nhưng trong công ty TNHH Nhật Thái chi phí vận chuyển vẫn còn cao do công tác vận chuyển chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty tnhh nhật thái (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w