Chương 2 Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH NHẬT THÁI.
2.1.4.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu
Công ty hoạt động trong ngành may mặc và chủ yếu là gia công xuất khẩu do vậy số lĩnh vực kinh doanh của công ty qua hơn 9 năm hoạt động không có gì thay đổi. Sản phẩm gia công xuất khẩu chủ yếu của công ty qua các năm chủ yếu là áo Jắckét, quần áo trẻ em, quần âu nam& nữ, quần áo bảo vệ lao động.
Sản lượng sản phẩm qua các năm như sau:
Bảng 2.1 Tình hình tiêu thu sản phẩm qua các năm 2011, năm 2012 và năm 2013
Năm sản lượng( chiếc) Giá trị hợp đồng( USD)
2011 5.892.618 4.941.120
2012 5.904.096 5.341.887
2013 6.025.750 5.998.688
Thị trường của doanh nghiệp
TT Mặt hàng Thị trường hiện nay 1 Áo Jăcket Nhật Bản, Hàn Quốc 2 Áo dài tay nữ Nhật, Hồng Kong 3 Quần Âu nam & nữ Hàn Quốc, Đài Loan 4 Bộ quần áo trẻ em EU, Nhật,Pháp 5 Quần áo bảo hộ lao
động
Nhật, EU, Hồng Kông 6 Váy trẻ em Đài Loan, Hàn Quốc
7 Áo phao EU, Nga
8 Hàng thể thao EU, Mỹ, Brazil
ngoài trong hoạt động kinh doanh của mình. Doanh thu xuất khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng 85% - 95% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận chính cho công ty, công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho người lao động, điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 - Kết quả kinh doanh Xuất khẩu các năm.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng kim ngạch xuất khẩu (trị giá
FOB USD) 17 851 555 18 589 675 20 287 697 Các thị trường chủ yếu: Vị trí Tỷ trọng Giá trị XK Vị trí Tỷ trọng Giá trị XK Vị trí Tỷ trọng Giá trị XK Nhật 1 25.00% 4462889 1 26.70% 4963443 1 28.90% 5863144 EU 2 22.80% 4070154 3 12.50% 2323709 3 15.20% 3083729 Hàn 3 19.30% 3445350 4 9.00% 1673070 6 5.10% 1034672 Hoa Kỳ 4 11.00% 1963671 5 8.51% 1581981 5 9.20% 1866468 Đài Loan 5 10.60% 1892264 2 20.52% 3814601 2 20.70% 4199553 Hồng Kông 62.00% 357031 77.87% 1463007 4 9.87% 2002395 Brazil 72.47% 440933 84.45% 827240 8 3.05% 618774 Nga 83.47% 619448 96.45% 1199034 7 2.35% 476760 Khác 9 3.26% 639815 6 4% 743590 9 5.63% 142197
Theo bảng trên ta thấy doanh thu xuất khẩu tăng trưởng đều các năm chứng tổ công ty vẫn đang trên đà phát triển tốt trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Đặc biệt là trong năm 2013 doanh thu tăng mạnh.
Các bạn hàng chủ yếu của công ty khá ổn định chứng tỏ công ty đã có được niềm tin ở khách hàng truyền thống như Nhật ,EU, Hoa kỳ. Nhật bản dần trở thành thị trường chủ yếu của công ty (năm 2013 chiếm 28.90%). Đài Loan, Hồng Kong cũng là thị trường tăng trưởng mạnh. Công ty áp dụng chính sách khai thác tốt khu vực châu Á. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Hoa kỳ giảm sản lượng mạnh vào hai năm liên tiếp so với năm 2011 do có một số công ty cạnh tranh mạnh kéo bạn hàng về mình do đó thị phần của công ty phải làm sao tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn để giữ được khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới, phải có chính sách, chiến lược phù hợp, nhạy bén hơn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Bên cạnh đó việc Việt Nam ra nhập WTO đòi hỏi tính cạnh tranh hàng hóa càng khốc liệt hơn. Hàng hóa của Việt Nam sẽ đáp ứng các yêu cầu mang tính quốc tế. Đây là một thách thức thực sự đối với hàng hóa Việt Nam bởi lẽ việc cạnh tranh với hàng hóa quốc tế có hàm lượng khoa học công nghệ, tiêu chuẩn về quy cách chất lượng cao đã bỏ cách hàng hóa ta rất xa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đứng trước khó khăn và thách thức cần phải vượt qua. Dệt may là ngành sản xuất đòi hỏi vốn ít và nhiều lao động, do vậy không thể tránh khỏi kinh doanh trong một ngành với nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất những mặt hàng tương tự khu vực phía Bắc đại diện có may Thăng Long, Hanosimex, ,...và các công ty may năm tại các tỉnh như May Hưng Yên, Nam Định , Đáp Cầu của Bắc Ninh…. Tuy nhiên các sản phẩm của công ty được đánh giá khá cao. Bằng việc theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng sản phẩm bằng chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trong suy nghĩ của khách hàng. Công ty đã không ngừng duy trì sản phẩm truyền thống, khách hàng truyền thống mà còn tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm truyền thống và tìm hiểu nhu cầu mới của khách hàng mà đáp ứng. Ban lãnh đạo công ty nhận định rằng khi nước ta giờ đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì môi trường cạnh tranh công bằng và còn khốc liệu hơn nữa, bởi sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong này này sẽ nhảy vào. Do đó không còn cách nào hơn là cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng và giá thành sản phẩm để tiếp tục tồn tại và phát triển.