0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quy trình sử dụng câu hỏi phát huy tính tích cực cho học sinh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II, III PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 60 -60 )

1.

2.2.2. Quy trình sử dụng câu hỏi phát huy tính tích cực cho học sinh

2.2.2.1.Quy trình sử dụng câu hỏi trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. * Quy trình sử dụng CH

Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài, hệ thống CH đƣợc dựa trên nguyên

tắc mà luận văn đã đề ra theo một quy trình hợp li, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS trong quá trình DH. Vì vậy, chúng tôi xin nêu ra quy

Các bước của quy trình

Nhiệm vụ thực hiện

Giáo viên Học sinh

1 Nêu câu hỏi Định hƣớng Tự nghiên cứu

2 Thảo luận theo nhóm/ lớp Tổ chức hƣớng dẫn. Tự thể hiện

3 Kết luận, chính xác hoá kiến thức Cố vấn Tự bổ sung, hoàn thiện 4 Vận dụng kiến thức Kiểm tra đánh giá Tự thể hiện sáng tạo

* Phân tích quy trình.

Bƣớc 1: GV nêu câu hỏi

GV đƣa ra hệ thống CH cho HS nghiên cứu, định hƣớng, hƣớng dẫn HS thu thập, xử l thông tin và giải quyết vấn đề nội dung nghiên cứu, sơ đồ hình vẽ; bảng số liệu từ SGK hoặc do GV cung cấp. CH nêu ra phải thu hút sự chú và kích thích đƣợc hoạt động chung của cả lớp.

HS nhận biết vấn đề nghiên cứu qua hệ thống CH mà GV nêu ra; thu nhận, xử l các thông tin, huy động các kiến thức đã có để xây dựng các giải pháp để trả lời CH. Lúc này các tri thức tìm ra là sản phẩm của cá nhân ngƣời học, mang tính chủ quan có thể còn có những sai sót.

Bƣớc 2: Thảo luận nhóm/ lớp.

Sau khi HS tự nghiên cứu để đƣa câu trả lời thì sẽ tự trình bày, bảo vệ sản phẩm học của mình trƣớc nhóm học tập hoặc trƣớc tập thể lớp; Tham gia tranh luận với bạn bè để bổ sung, hoàn thiện sản phẩm ban đầu của mình. Tri thức tìm ra đƣợc là sản phẩm của cả nhóm, cả lớp mang tính hợp tác xã hội, khách quan hơn sản phẩm của cá nhân ban đầu.

GV lúc này đóng vai trò là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn: GV tổ chức cho HS trao đổi giữa các trò với trò, giữa thầy với trò; giúp HS trình bày, bảo vệ sản phẩm học của mình; Định hƣớng cuộc tranh luận của HS theo đúng mục tiêu bài học.

Bƣớc 3: Kết luận chính xác hoá kiến thức.

Trong quá trình thảo luận HS có thể chƣa tìm đƣợc câu trả lời hoàn thiện, lúc này GV là ngƣời đóng vai trò cố vấn, trọng tài đƣa ra những kết luận, lời giải đúng, chính xác cho các CH.

HS so sánh đối chiếu, kiểm tra lại sản phẩm của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh sản phẩm học ban đầu của mình, hình thành tri thức khoa học mới, rút kinh nghiệm về cách học của mình.

Bƣớc 4: Vận dụng kiến thức mới.

GV ra CH để HS sử dụng kiến thức mới vào giải quyết các tình huống cụ thể trong học tập và đời sống. Qua đó HS tự thể hiện, tự đánh giá trình độ của bản thân, từ điều chỉnh cánh học, tự sửa sai, tự đó điều chỉnh hành vi, thái độ hợp l , tiến bộ hơn. Có thể xem đây là bƣớc vừa có giá trị củng cố, vừa có giá trị thực tiễn giải quyết các vấn đề, các tình huống khác nhau trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

Qua bƣớc này GV có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng lĩnh hội tri thức, k năng, thái độ của HS theo mục tiêu của bài học, phân loại trình độ HS cũng nhƣ điều chỉnh quá trình DH, đo lƣờng đƣợc chất lƣợng CH từ đó hoàn thiện hơn cho công tác giảng dạy của mình.

* Minh họa cho quy trình.

Ví dụ: Khi sử dụng CH để dạy bài: 12 “Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân”

Bƣớc 1: GV nêu câu hỏi:

GV. Cho HS quan sát H 12.1(SGK) và yêu cầu trả lời CH : “Nhận xét về cấu trúc của NST giới tính ? ”

CH này đã định hƣớng quan sát cho HS để từ đó HS vận dụng các kĩ năng tƣ duy thu nhận, xử l các thông tin tìm ra những đặc điểm về cấu trúc của NST X và NST Y hình thành kiến thức trả lời CH.

Mỗi HS sẽ quan sát và khai thác hình ở các mức độ khác nhau, vận dụng các kĩ năng tƣ duy khác nhau để tự hình thành kiến thức cho cá nhân mình. Tuy nhiên để trả lời đƣợc CH thì các HS đều phải hình thành đƣợc kiến thức đó là: “ Trên cặp NST XY có 3 vùng:

- Không tƣơng đồng trên X : Mang gen đặc trƣng cho NST X - Không tƣơng đồng trên Y: Mang gen đặc trƣng cho NST Y - Tƣơng đồng XY: Gen tồn tại thành cặp trên X và Y

Bƣớc 2: Thảo luận nhóm/ lớp.

GV tổ chức cho HS tự thể hiện kiến thức mà mình đã thu nhận và xử l đƣợc, đồng thời còn là trọng tài trong cuộc tranh luận giữa các HS.

Các HS đƣợc quyền trình bày về sản phẩm của mình, có quyền bảo vệ cho quan điểm của mình trƣớc nhóm/lớp “Chính đoạn tƣơng đồng của NST X và NST Y quyết định NST X và NST Y có thể tiếp hợp với nhau trong quá trình phân bào”

Bƣớc 3: Kết luận chính xác hoá kiến thức.

GV là ngƣời kết luận và chính xác hoá về câu trả lời cho CH đã nêu ra. HS sẽ đối chiếu sản phẩm của mình với kiến thức chuẩn mà GV kết luận để có những nhận định về phƣơng pháp học của mình, đánh giá các k năng và thao tác tƣ duy của mình trong quá trình tự học.

Bƣớc 4: Vận dụng kiến thức mới.

GV có thể yêu cầu HS vận dụng kiến thức để viết sơ đồ về cơ chế xác định giới tính bằng NST ở mục b “Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST”

HS vận dụng kiến thức đã thu nhận đƣợc và các kĩ năng tƣ duy để thực hiện yêu cầu của GV.

2.2.2.2. Sử dụng câu hỏi trong khâu ôn tập, kiểm tra đánh giá. * Quy trình sử dụng CH

Việc ra CH trong ôn tập, kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần định hƣớng cho hoạt động dạy, hoạt động học. Do đó cần xác định mục tiêu DH cụ thể, để sử dụng CH phù hợp giúp HS có thể tự kiểm tra, đánh giá cách học nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực nhận thức, Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá cũng giúp cho ngƣời dạy những thông tin ngƣợc để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với từng đối tƣợng HS. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng CH trong ôn tập, kiểm tra đánh giá chứ không đề cập đến phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá.

Việc sử dụng CH trong kiểm tra, đánh giá có thể đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:

Bước Nội dung

1 GV ra CH

2 HS Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các CH một cách độc lập. 3 GV công bố đáp án, biểu điểm của bài kiểm tra

4 HS đối chiều kết quả bài làm với đáp án và tự đánh giá, tự điều chỉnh.

* Phân tích quy trình.

Bƣớc 1: GV ra CH

CH trong kiểm tra đánh giá để HS làm bài độc lập cần đƣợc ghi lên bảng hoặc in ra giấy phát tới từng HS.

CH phải tập trung vào những phần kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học, của chƣơng học. Đông thời CH phải có sự phân hoá các mức độ kiến thức: Nhớ, hiểu, vận dụng để GV có thể phân loại trình độ HS trong lớp, trong khối lớp.

Sau khi nhận đề kiểm tra HS chủ động, tích cực huy động vốn kiến thức mà mình đã thu nhận và xử lí đƣợc để hoàn thành bài kiểm tra một cách tích cực, có hiệu quả cao nhất.

Bƣớc 3: GV công bố đáp án, biểu điểm của bài kiểm tra

Sau khi HS làm bài xong GV cần phải công bố đáp án và thang điểm (có thể ghi trong đề kiểm tra). Đồng thời GV cần phân tích những cách thức trả lời cho từng dạng CH, phân tích CH cho HS để HS tự mình xác định cách thức hiểu CH và vận dụng kiến thức trả lời CH nhƣ thế nào?

Bƣớc 4: HS đối chiều kết quả bài làm với đáp án và tự đánh giá, tự điều chỉnh.

Sau khi GV công bố đáp án HS tự mình đối chiếu với bài làm của mình để có thể tự mình đánh giá kết quả học tập cũng nhƣ cách học của mình từ đó tự điều chỉnh để có phƣơng pháp học tập tốt nhất.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II, III PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 60 -60 )

×