Sóng do gió tạo ra trên mặt hồ, sông, biển là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau: vận tốc gió (w), hướng gió ( β), đà sóng(D), thời gian gió thổi liên tục (t), độ sâu nước (h) v.v...
Mô tả hình dạng của con sóng điển hình như trên hình 2-1
Hình 2-1: Mặt cắt và các thông số của sóng.
Các thông số chính của sóng như sau:
- Đường trung bình của sóng: Đường cắt đường ghi dao động sóng sao cho tổng
diện tích ở trên và dưới nó là như nhau.
- Đầu sóng: Phần sóng nằm trên đường trung bình của sóng; - Đỉnh sóng: Điểm cao nhất của đầu sóng ;
- Bụng sóng: Phần sóng nằm ở phía dưới đường trung bình của sóng. - Chân sóng: Điểm thấp nhất của bụng sóng.
- Chiều cao sóng(Hs): Khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh sóng đến chân sóng;
- Chiều dài sóng hay bước sóng(Ls): Khoảng cách nằm ngang giữa hai đỉnh sóng kề
nhau.
- Chu kỳ sóng (Ts): Khoảng thời gian để hai đỉnh sóng kề nhau đi qua một mặt cắt
Vì các yếu tố tạo sóng (w,β,D,t,h.. .) là các đại lượng thay đổi thường xuyên và có
vô vàn các tổ hợp của chúng nên các yếu tố của sóng phải được xét như là các đại
lượng ngẫu nhiên và được phản ánh thông qua các đặc trưng thống kê của sóng. Trong thực tế, người ta sử dụng 2 loại đặc trưng thống kê của sóng như sau :
1. Loại 1:
Sử dụng giá trị trung bình của một bộ phận sóng trong liệt sóng thống kê, ví dụ:
- Chiều cao sóng trung bình Hs: là trị số trung bình toán học của tất cả các trị số
chiều cao sóng trong liệt thống kê.
- Chiều cao sóng có ý nghĩa (Hs 1/3): Là chiều cao trung bình của nhóm sóng lớn bao
gồm 1/3 số con sóng trong liệt thống kê, sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Khái niệm này
thường được dùng nhiều trong các tài liệu của phương Tây hiện nay.
- Chiều cao sóng Hs 1/10: Cách xác định cũng tương tự như Hs 1/3.
2. Loại 2:
Sử dụng các trị số theo tần suất luỹ tích.
Ví dụ: Hsp - Chiều cao sóng ứng với tần suất p%.
Khi tính toán cần dựa vào các qui định của qui phạm hiện hành để xác định các đặc trưng loại này hay loại khác.