1- Đối với khối tường đỉnh:
- Áp lực sóng tác dụng lên khối tường đỉnh (hoặc khối bê tông phủ đỉnh) xác định theo phương pháp như đối với công trình tường đứng.
- Nếu trước tường, mái chỉ phủ đá hoặc một lớp khối hình vuông thì có thể không xét đén tác dụng chiết giảm sóng của các khối đá đối với tường.
- Khi các khối phủ nhô cao hơn đỉnh tường và ở vai có 2 hàng, 2 lớp khối tetrapod hoặc dolos, áp lực sóng đối với tường (áp lực ngang và áp lực đẩy nổi) có thể nhân với hệ số chiết giảm bằng 0.60.
Tiến hành kiểm tra ổn định lật, trượt của khối tường theo các phương pháp như đối với công trình dạng tường đứng.
2- Ổn định của đê và nền:
- Ổn định của công trình có mái nghiêng trên nền không phải đã được kiểm tra theo phương pháp trượt cung tròn. Trường hợp có lớp kẹp đất yếu thì phải tính theo phương pháp mặt trượt gãy khúc (mặt trượt phức hợp).
- Phương pháp gia cố nền đất yếu cho công trình mái nghiêng, thường sử dụng lớp
đệm cát thóat nước. Độ dày của lớp cát đệm từ 1÷2m. Chiều rộng lớp đệm cát phải
rộng hơn đáy đê. Khi lớp đất yếu tương đối dày, cần bố trí thóat nước đứng bằng giếng cát. Trường hợp chiều dày lớp đất yếu tương đối nhỏ, có thể dùng phương pháp đổ đá hộc để ép trồi bùn ra khỏi phạm vi đáy đê.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Tuyến chỉnh trị của sông là gì ? Đề giữổn định bờ sông theo tuyến chỉnh trị thì cần sử dụng các loại công trình nào ?
2. Nêu cách bố trí chung đập mỏ hàn và công thức xác định các thông số cơ bản của đập ?
3. Nêu tác dụng của mỏ hàn mền ? Vẽ sơ đồ và nêu công thức tính toán các thông số cơ bản của các dạng mỏ hàn mền ?
4. Nêu các dạng phá hoại đối với bờ biển và các loại công trình bảo vệ bờ biển, so sánh các công trình tương ứng để bảo vệ bờ sông ?
5. Trình bày phương pháp bố trí các loại công trình giảm sóng, giữu b….
6. Nêu các nội dung cơ bản khi thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng từng đứng trọng lực ?
7. Vẽ sơ đồ trình bày phương pháp xác định chiều sâu cọc cừ theo điều kiện ổn định?
CHƯƠNG VI: GIA CỐ, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ ĐÊ 6-1. Khái quát
Đê điều Việt Nam được hình thành từ đầu Công nguyên, trải qua nhiều thời đại, con đê Việt Nam trở thành hệ thống với chiều dài tổng cộng vào khoảng 8000 Km, trong đó khoảng 5600 Km đê sông và 2400 Km đê biển. Với quá trình lịch sử như vậy, đê luôn được tôn cao, đắp dày, mở rộng để đáp ứng được nhiệm vụ ngăn lũ, bảo vệ nhân dân và tài sản cho các địa phương.
Khác với các công trình thủy lợi ngăn nước khác, đê được đắp trải dài trên nền trầm tích ven theo các dòng sông, bằng công sức và kinh nghiệm, kỹ thuật thô sơ của nhân dân. Đê luôn luôn chứa nhiều ẩn họa khó lường như khe rãnh ngầm, lòng sông cũ, tổ mối, hang động vật, hố móng cũ, hầm lò cũ, ao hồ cũ, giếng cũ, nền và móng nhà cũ,
nền đê là khối đất đắp hoặc đất san lấp... Chính vì vậy, trong suốt lịch sử của mình,
nhân dân ta luôn luôn đặt lên hàng đầu công tác hộ đê, phòng lụt, xử lý sự cố đê điều với phương châm chiến lược của quốc gia là " Thủy, hoả, đạo tặc".
Những đoạn đê đã từng xảy ra sự cố nhưng chưa xử lý triệt để, những đoạn đê còn có khuyết tật, ẩn họa chưa đảm bảo an toàn phòng chống lũ thì cần được tiến hành gia cố.
Những tuyến đê, đoạn đê dang sử dụng, nhưng không đảm bảo điều kiện dòng chảy thoát lũ hoặc chất lượng không đảm bảo an toàn thì có thể phải tiến hành cải tạo lại.
Đối với công trình đê, mọi hư hỏng của thân đê, hoặc nền đê, đe doạ trực tiếp đến sự an toàn của đê đang ngăn nước trong mùa lũ, dẫn đến nguy cơ vỡ đê, đều được coi
là sự cố. Xử lý sự cố đê điều là giải pháp tình thế, ứng cứu, không chỉ yêu cầu biện
pháp kỹ thuật đúng đắn, mà còn đòi hỏi công tác dự phòng, chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị, năng lực tổ chức, chỉ huy thực hiện xử lý sự cố thắng lợi.
Trong chương này, các vấn đề chính về gia cố, cải tạo, tôn cao, mở rộng và xử lý sự cố đê điều được trình bày chung cho cả đê sông và đê biển. Tuy nhiên, cần chú ý đến
một số đặc điểm riêng của đê biển như: Sóng là tải trọng chủ yếu và tác động thường
xuyên lên đê biển. Vì vậy khác với đê sông hư hỏng phổ biến là do biến dạng thấm
mạch đùn mạch sủi gây ra, đối với đê biển hư hỏng phổ biến là xói lở do sóng biển gây ra. Đê sông chỉ làm việc trong thời gian ngăn lũ khi có lũ lớn, nhưng có khi 5 năm đến 10 năm mới có 1 trận lũ lớn. Còn đê biển thường xuyên phải ngăn nước chống sóng biển...
Hình 6-1: Mặt cắt điển hình của đê biển.
Hình 6-2: Các kiểu hư hỏng của đê biển.
6-2. Gia cốđê
Thông qua kiểm tra đánh giá chất lượng, những đoạn đê đã từng xảy ra sự cố nhưng
chưa xử lý triệt để, những đoạn đê còn có khuyết tật, ẩn họa chưa đảm bảo an toàn
phòng chống lũ thì cần được tiến hành gia cố.
Đê mái nghiêng Đê tường đứng phía biển Phía đát ề Phía biển Phía đát ề Phía biển
Khi kiểm tra, đánh giá hiện trạng mức độ an toàn của đê cần so sánh, đối chiếu với
tiêu chuẩn thiết kế, làm rõ các nội dung khiếm khuyết, vị trí, tính chất, mức độ và
nguyên nhân gây ra mất ổn định chống trượt, ổn định thấm, ẩn họa bên trong thân đê. Cần khảo sát, thu thập tài liệu đã có về địa hình, địa chất, hồ sơ thiết kế - thi công, hoàn công, tài liệu quan trắc diễn biến công trình, thăm dò ẩn họa.
Khi thiết kế gia cố đê, cần căn cứ vào đặc điểm, nội dung những vấn đề tồn tại của từng đoạn đê để lựa chọn các biện pháp gia cố thích hợp và có tính khả thi cao. Thông qua tính toán kiểm tra ổn định mái dốc, ổn định chống đẩy bục tầng phủ, ổn định thấm, và thông qua tính toán so sánh kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn phương án hợp lý nhất.
I- Đào đắp lại những chỗ sạt trượt cục bộ:
Khi xảy ra sạt trượt cục bộ, nếu xác định nguyên nhân là do chất lượng đắp đê
không đảm bảo, thì có thể đào hết khối đất trượt, đắp lại, đầm chặt, khôi phục lại mặt
cắt cũ, hoặc đắp theo mặt cắt thiết kế mới có độ dốc mái và cơ đê phù hợp.