Dòng thấm và tính toán ổn định thấm:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ (Trang 63)

1. Yêu cầu của việc tính toán dòng thấm và ổn định thấm của đê: Tìm được các yếu tố thủy lực trong trường thấm gồm : cột nước áp lực, gradien, lưu lượng thấm..., tiến hành phân tích ổn định thấm và chọn phương án thiết kế phòng thấm, tiêu nước thấm hợp lý.

a) Cần kiểm tra vị trí đường bão hòa trong thời gian duy trì lũ thiết kế xem đường bão hòa có đi ra ở mái đê phía đồng hay không. Khi có dòng thấm chảy ra ở mái đê

cần tính gradien tại điểm ra của đường bão hòa, của đoạn nước rỉ ra và mặt nền đê phía đồng.

b) Khi hệ số thấm của thân đê, của đất nền đê có K ≥ 10-3cm/s, cần tính toán lưu

lượng thấm, đánh giá ảnh hưởng của lưu lượng thấm đối với an toàn đê.

c) Cần tính toán mặt nước tự do trong thân đê phía giáp nước khi lũ rút nhanh. 2. Các trường hợp tính toán:

a) Phía sông là mức nước thiết kế, phía đồng là mức nước tương ứng.

b) Phía sông là mức nước lũ thiết kế, phía đồng là mức nước thấp hoặc không có nước.

c) Phía sông là mức lũ lớn nhất, phía đồng là mức nước thấp hoặc không có nước.

d) Trường hợp bất lợi nhất đối với sự ổn định mái đê phía sông khi nước lũ rút

nhanh.

3. Tính toán dòng thấm, đối với trường hợp nền đê tương đối phức tạp có thể đơn

giản hoá thích đáng, đồng thời tiến hành theo những quy định sau:

a) Trường hợp các lớp đất mỏng kề nhau mà hệ số thấm chênh lệch trong phạm vi 5 lần, có thể coi như một lớp, lấy hệ số thấm bình quân gia quyền để làm căn cứ tính toán.

b) Trường hợp nền đê có hai lớp, nếu lớp đất nằm dưới có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số

thấm của lớp trên 100 lần trở lên, có thể xem lớp đất nằm dưới là lớp không thấm

nước; nếu lớp mặt là lớp thấm nước yếu thì có thể tính toán theo nền hai lớp.

c) Khi hệ số thấm của lớp đất nền tiếp giáp liền với đáy đê lớn hơn hệ số thấm của thân đê 100 lần trở lên, có thể coi thân đê là không thấm nước, chỉ tính toán thấm theo dòng chảy có áp đối với nền đê, vị trí đường bão hòa của thân đê có thể xác định theo cột nước áp lực trong nền.

4. Việc phán đoán loại hình biến dạng thấm của đất, cần tuân theo những quy định có liên quan trong “quy phạm thiết kế đập đất”.

5. Điều kiện đảm bảo ổn định thấm của điểm thoát nước ra ở mái đê phía đồng và lớp mặt nền là gradien dòng thấm nhỏ hơn gradien cho phép. Nếu tại điểm thoát ra của dòng thấm có gradien lớn hơn gradien cho phép thì phải thiết kế biện pháp bảo vệ như tầng lọc ngược, phản áp...

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)