Phương pháp tính lún:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ (Trang 84)

1. Công thức tính toán lún:

Độ lún cuối cùng của thân đê và nền đê có thể tính theo công thức sau:

∑ = − − = n 1 i i i 1 i 2 1i h e 1 e e S (3-70) Trong đó : S - Độ lún cuối cùng tính bằng cm; n- Số lớp đất trong phạm vi tầng ép lún;

e1i- Tỷ lệ lỗ hổng của lớp đất thứ i dưới tác dụng của lực tự trọng trung bình;

e2i- Tỷ lệ lỗ hổng của lớp đất thứ i, dưới tác dụng chung của lực tự trọng trung bình

và ứng lực phụ trung bình;

hi- Độ dầy của lớp đất thứ i, tính bằng cm.

2.Xác định độ sâu tính toán của tầng ép lún nền đê:

Độ sâu tính toán của tầng ép lún nền đê có thể xác định theo công thức sau:

2 , 0 b z = σ σ (3-71) Trong đó:

σb- Ứng suất bản thân của đất ở mặt lớp tính toán nền đê;

σz- Ứng suất tăng thêm của đất ở mặt lớp tính toán nền đê.

Nếu khi thực tế độ dầy tấng ép lún nhỏ hơn kết quả tính toán của công thức trên thì theo độ sâu tầng ép lún thực tế để tính toán độ lún.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Nêu phương pháp phân cấp công trình đê và xác định các chỉ tiêu thiết kế? 2. Nêu cách xác định tuyến đê và lựa chọn loại hình kết cấu đê ?

3. Trình bày nguyên tắc thiết kế mặt cắt đê, cách xác định cao trình đỉnh đê, hệ số mái và cấu tạo các bộ phận thân đê ?

4. Vẽ sơđồ và trình bày các nội dung tính toán thấm qua thân và nền đê ?

5. Trình bày các nội dung tính toán ổn định mái đê, cách lựa chọn mặt cắt và các trường hợp tính toán, cách đánh giá an toàn ổn định của đê ?

6. Nêu các nội dung tính toán ổn định của tường phòng lũ (tường chắn sóng) trên đê ?

CHƯƠNG IV: KÈ BẢO VỆ MÁI DỐC 4-1. Khái niệm

Mái dốc thượng lưu đê sông, đê biển, mái dốc bờ sông, bờ biển chịu tác dụng trực tiếp của dòng chảy, của thủy triều và của sóng...

Để giữ cho mái dốc đất không bị biến dạng, ở phía ngoài cùng được cấu tạo một bộ phận có tác dụng bảo vệ mái dốc không bị xói lở. Bộ phận này được gọi là kè bảo vệ mái dốc.

Theo hình thức kết cấu và vật liệu sử dụng, kè bảo vệ mái dốc có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đều có 3 phần chính. Các phần đó là chân kè, thân kè và đỉnh kè. Chân kè làm nhiệm vụ bảo vệ chống xói ở chân mái dốc. Thân kè là phần bảo vệ mái dốc từ chân đến đỉnh. Đỉnh kè là phần bảo vệ đỉnh mái dốc. Từng phần theo từng điều kiện cụ thể có cấu tạo chi tiết để đảm bảo điều kiện ổn định trong quá trình chịu tác dụng của các tải trọng từ phía sông, phía biển và từ phía đất thân đê hoặc bờ.

Hình 4-1 là mặt cắt ngang của một số dạng kết cấu kè gia cố mái đê. Trong đó: a) Kè bằng đá hộc lát khan

b) Kè bằng bê tông đúc sẵn. Chân kè bằng cọc, kết hợp với lăng trụ đá. Tường đỉnh kè bằng bê tông cốt thép.

c) Kè kết hợp hai loại vật liệu. Chân kè là đá hộc trong ống bê tông, tường đỉnh

Hình 4-1: Mặt cắt ngang của một số dạng kết cấu kè.

Kè bảo vệ mái dốc sử dụng các kết cấu từ đơn giản như trồng cỏ đến phức tạp như

bê tông lắp ghép tự chèn. Các hình thức thông dụng là đá đổ, đá xếp khan, khối bê

Hình 4-2: Kè đê sông Hồng Hà Nội

Đá xếp trong khung bằng đá xây.

Hình 4-3: Kè mái đê biển Đồ Sơn - Hải Phòng

Kết cấu mảng mềm bằng cấu kiện BT. TSc 178

Kè bảo vệ mái dốc là một bộ phận quan trọng để duy trì ổn định cho sông và bờ. Nó

chiếm một tỷ lệ kinh phí đáng kể trong các dự án đê điều và bảo vệ bờ. Mặt khác, sự

làm việc của loại kết cấu này tương đối phức tạp, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu cải tiến các hình thức kết cấu nhằm hoàn thiện phương pháp tính toán đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả kinh tế cho kè bảo vệ mái dốc nói riêng và cho đê và bờ nói chung.

4-2. Yêu cầu cấu tạo, phân loại và điều kiện ứng dụng của từng loại kết cấu kè bảo vệ mái dốc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)