Sạt lở mái đê phía đồng thường diễn biến theo 3 giai đoạn như sau:
- Mái đê bị nứt, và hình thành cụm vết nứt, hệ thống vết nứt. - Mái đê bị sệ.
- Mái đê bị sạt, trượt vòng cung.
Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa như sau: 1. Mái đê bị sạt trượt do mái đắp quá dốc:
Thân đê thường xuyên phơi khô, nhưng về mùa mưa lũ, nước mưa làm đất ướt, chỉ
tiêu cơ lý của đất giảm, hơn nữa dòng thấm qua thân đê phát triển, lực thấm có tác
dụng làm giảm tính ổn định của mái dốc hạ lưu, trong điều kiện ấy, nếu mái quá dốc sẽ bị sạt trượt.
- Trước hết cần làm rãnh hoặc máng đón và thoát nước thấm ra khỏi chân đê để cho mái đê khô ráo không bị lầy hoá.
- Nếu nền đê tốt, có thể xử lý đắp áp trúc với mái dốc đủ thoải, cộng với cơ đê rộng từ 3 m đến 5 m, đất đắp là đất sạn sỏi hoặc á cát thoát nước tốt.
- Nếu nền đê là đất xấu, hoặc có ao, hồ, thùng, đấu sau chân đê, trước hết cần san
lấp ao, hồ, thùng, đấu, sau đó đắp áp trúc với mái đủ thoải cần thiết, đồng thời đắp
thêm khối phản áp phía đồng. Chiều cao và chiều dài khối phản áp xác định theo điều
kiện đảm bảo hệ số an toàn của cung trượt có Kminmin.
2. Bố trí đât đắp trên mặt cắt đê không hợp lý, phía sông đắp bằng đất dễ thoát nước, phía đồng đắp bằng đất ít thấm nước:
Trong điều kiện nêu trên, đường bão hòa thấm trong thân đê sẽ dâng cao hơn bình thường. Nếu mái đê phía đồng bị sạt trượt, trước hết cần làm rãnh hoặc máng đón và thoát nước thấm ra khỏi chân đê để cho mái đê khô ráo không bị lầy hoá. Sau đó đào bỏ khối đất đã bị trượt, đắp lại bằng đất dễ thoát nước thấm như đất sạn, đất pha cát.
3. Thấm, thẩm lậu, rò rỉ qua thân đê:
Trong điều kiện đất đắp thân đê được đầm nện tương đối đồng đều, môi trường đất trong thân đê không có lỗ hổng, khuyết tật thì dòng thấm qua thân đê là dòng thấm bình thường tuân theo các qui luật thấm đã biết.
Nhưng nếu thân đê được đắp kiểu "kê ba chồng đấu", có các lỗ hổng, khuyết tật do nứt nẻ, do các lỗ chuột, hang cầy, thì thấm qua thân đê sẽ không tuân theo qui luật
thấm, hay chảy thành mạch với các mức độ khác nhau. Nếu thấm chảy nhiều hơn mức thông thường thì đó là hiện tượng thẩm lậu. Nếu nước chảy theo kiểu mạch lươn, tức là chảy qua các kễ hổng liên thông, tạo thành các mạch nước thoát ra tập trung, thậm chí tạo thành vòi nước thì đó là hiện tượng rò rỉ. Do thẩm lậu, do rò rỉ, đất trong thân đê có thể bị xói ngầm làm cho nước thấm thoát ra đục, moi rỗng thân đê.
Nguyên tắc xử lý trong các trường hợp này là:
- Làm giảm thẩm lậu, rò rỉ bằng cách đắp áp trúc đất sét ít thấm nước ở mái đê
thượng lưu. Vì phải đắp đất trong nước, nên đòi hỏi đất đắp phải là đất sét nặng và
phải tập trung đắp nhanh.
- Thoát nước thẩm lậu, rò rỉ ra ra ngoài chân đê bằng các máng đón và dẫn nước ra ngoài, hoặc có thể làm hệ thống rãnh lọc thoát nước. Rãnh lọc thoát nước có thể bố trí theo kiểu rãnh dọc phối hợp với rãnh ngang, các rãnh đơn hình chữ T, chữ Y, hoặc hình cây.
- Đắp áp trúc mái hạ lưu tạo cơ có bề rộng từ 3 m đến 5 m và mái đê hạ lưu đủ thoải bằng đất dăm sạn hoặc đất á cát dễ thoát nước.