Bộ phận chống thấm và tiêu nước cho đê vàn ền đê:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ (Trang 62)

1. Để bảo đảm điều kiện ổn định thấm cho đê và nền đê, ngoài biện pháp thiết kế

kết cấu mặt cắt hợp lý còn cần phải kết hợp các biện pháp chống thấm thích hợp. Phần lớn đê sông có chiều cao thấp (Hđê < 10m) nên thường áp dụng các biện pháp chống thấm sau :

a) Tường tâm : Tường này thường bố trí dưới đỉnh đê, cắm vào lớp đất nền có tính thấm yếu.

b) Tường tâm + sân trước hoặc tường nghiêng + sân trước.

Khi nền đê có điều kiện địa chất phức tạp, có thể phải áp dụng các giải pháp khác mới đạt hiệu quả, cần thông qua luận chứng kinh tế - kỹ thuật quyết định.

Vật liệu làm tường tâm, tường nghiêng sân phủ phải có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số

thấm của nền đê, thân đê ít nhất 100 lần và không được lớn hơn 1x10-4cm/s.

Kết cấu chống thấm cần bảo đảm đủ kích thước để thoả mãn yêu cầu ổn định thấm, đặc biệt lưu ý điều kiện thấm tiếp xúc và tại các vị trí ra của dòng thấm. Đỉnh của kết cấu chống thấm cần cao hơn mực nước thiết kế 0,5m.

Trong trường hợp cần thiết, mặt sau của kết cấu chống thấm cần bố trí tầng chuyển tiếp để tránh vật liệu không thấm trôi vào khối đất đắp.

2. Tiêu nước cho thân đê và nền đê chủ yếu dùng hình thức lọc ốp mái. Khi thật cần thiết có thể áp dụng hình thức tiêu nước trong thân (lớp liên tục hoặc giải tiêu nưóc, hoặc kết hợp tiêu đứng và ngang trong thân đê v.v...).

Khi dưới nền có hiện tượng thấm có áp, có thể dùng giếng giảm áp để tiêu thoát tránh bục nền. Ngoài ra khi nền yếu, tính thoát nước kém, có thể áp dụng giải pháp bấc thấm đứng, kết hợp với lớp tiêu liên tục trên mặt nền để tăng khả năng cố kết sớm của nền.

3. Khi dùng vải địa kỹ thuật, bấc thấm làm vật liệu tiêu nước, lọc cần đảm bảo các

yêu cầu về cường độ, độ bền, tuổi thọ, tính thấm nước thích hợp, cần có biện pháp bảo vệ vải thích đáng để chống lão hoá.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ (Trang 62)