Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 29)

2.1.1. Vị trí địa lý

Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc thủ đơ Hà nội, có trung tâm là thị trấn huyện lỵ Sóc Sơn, cách trung tâm Hà nội 35 km theo quốc lộ 3- Hà nội- Thái Nguyên, với tổng diện tích đất tự nhiên là 30.651,3 ha.

Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. Phía đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

Phía tây giáp Tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Phía nam giáp huyện Đơng Anh - Hà Nội.

Sóc Sơn là đầu mối giao thơng thuận lợi nối liền Thủ đô Hà nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía Bắc, các tỉnh phía Bắc và Đơng bắc nước ta như: quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18, các tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc, đường thuỷ…. Đây là một lợi thế mạnh cho giao lưu hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

2.1.2. Địa hình

Huyện Sóc Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng. Là một huyện trung du, đồi núi, địa hình đa dạng phức tạp, có độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đơng nam. Tồn huyện có 25 xã và 1 thị trấn, được chia thành 3 vùng chủ yếu với những đặc trưng khác nhau về địa hình và thổ nhưỡng:

- Vùng đồi gò bao gồm 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú. Cao độ địa hình từ 15 – 200m. Sườn núi có độ dốc từ 40o

– 50o. - Vùng đất giữa bao gồm 7 xã: Phù Linh, Tiên Dược, Hiền Ninh, Quang Tiến, Mai Đình, Tân Minh và thị trấn Sóc Sơn có cao độ địa hình từ 10 – 15m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vùng ven sông bao gồm các xã ven sông Cầu, sông Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hồ, Xn Thu, Kim Lũ, Đơng Xn, Phủ Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Tân Dân và Thanh Xuân có cao độ địa hình từ 8 – 9m.

Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt, tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm đa dạng về kinh tế, văn hố, xã hội của Sóc Sơn.

2.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Sóc Sơn mang điều kiện khí hậu của vùng Hà nội, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ khơng khí trung bình trong năm: 23oC - Nhiệt độ khơng khí ngày cao nhất trong năm: 42oC - Nhiệt độ khơng khí ngày thấp nhất trong năm: 5oC - Lượng mưa trung bình năm: 1480mm - Lượng mưa năm cao nhất: 1952mm - Lượng mưa năm thấp nhất: 915mm

(Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78% lượng mưa cả năm)

+Độ ẩm: Cao nhất trong năm vào các tháng 4, 9, 10. Thấp nhất vào các tháng 11, 12.

+Hướng gió chủ đạo: Mùa hè là hướng Đơng Nam, mùa đơng là hướng Đơng Bắc. Tốc độ gió trung bình: 3 m/s.

Nhìn chung, huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp với các vụ gieo trồng khác nhau.

2.1.4. Sơng ngịi, thủy văn

Tồn huyện có 3 tuyến sơng chính chảy qua:

Sơng Cà Lồ chảy qua phía nam Huyện với chiều dài 56 km, cao độ mực nước tại Phú Cường: Hmax= 8,99 m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơng Cơng chảy qua phía Bắc huyện với chiều dài 11 km là sơng nhánh nhập với sông Cầu tại Trung Giã. Cao độ mực nước: Hmax= 9,3 m.

Ngồi ra, huyện cịn có nhiều hồ ở các vùng đồi gị, trong đó có một số hồ lớn như Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi...

Hệ thống sơng ngịi nay tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả năng phát triển vận tải thuỷ, đáp ứng được một phần nhu cầu tưới nước cho sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên là huyện có diện tích đồi gị lớn nhất thành phố, nên hiện trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn.

2.1.5 Địa chất

- Đối với vùng đồi núi thấp: Đất có cường độ R 2Kg/cm2

. - Đối với vùng đồng bằng: gồm 4 lớp đất từ trên xuống dưới

Lớp 1: lớp đất hữu cơ có chiều dày 0,6 - 0,8 m. Lớp 2: lớp đất sét nhẹ từ 0,6 - 0,8 m.

Lớp 3: lớp pha cát hạt mịn có lăng kính sét pha dẻo nằm ở độ sâu 5 - 25m.

Lớp 4: lớp cuội sỏi có mạch nước ngầm ở độ sâu từ 25 m trở xuống. + Vùng đồng bằng: Nước sạch nơng có ở độ sâu từ 0,7-1,3 m vào mùa mưa và 3,2 m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1-3,2 m áp lực yếu không ảnh hưởng đến cơng trình.

+Vùng đồi núi thấp: Mực nước ngầm có ở độ sâu từ 30-40 m, chiều dày tầng chứa nước khoảng 5-20 m tuỳ theo các khu vực từ Bắc xuống Nam. Chất lượng nước tốt thuộc loại nước nhạt từ mềm đến rất mềm, hàm lượng sắt cao.

Với 30.651,3 ha, Sóc Sơn là huyện có diện tích lớn nhất thành phố chiếm 33,28% diện tích tồn thành phố Hà Nội. Trong đó, đất nơng nghiệp 13.155,66 ha chiếm 42,92%, đất lâm nghiệp 6.630 ha chiếm 21,63%, đất chuyên dùng 5.438,49 ha chiếm 17,88%, đất ở 3.168,9 ha chiếm 10,33%, đất chưa sử dụng 2.213,59 ha chiếm 7,22%.

Nhìn chung, trong 5 loại đất của huyện, nhiều nhất là đất nơng nghiệp chiếm 42,92% trong đó chủ yếu là đất cây hàng năm. Quỹ đất nông nghiệp lớn là một thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp của Sóc Sơn. Đất lâm nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng chiếm một diện tích tương đối lớn (21,6%) tồn bộ là đất rừng trồng, tập trung ở các xã vùng đồi núi. Là điều kiện để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng và du lịch sinh thái.

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI

Đất đai có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nơng, lâm nghiệp và giữ một vai trị cực kỳ quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của huyện, góp phần tích cực trong q trình thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đối với huyện Sóc Sơn, việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang cần quan tâm, việc chuyển đổi đất, xác lập các mơ hình kinh tế đã và đang góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển kinh tế và giảm nghèo. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.651,3 ha, bằng 1/3 diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hà Nội; Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện là 13.628,44 ha chiếm 44,46% tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất canh tác: 12.264,36 ha chiếm 40,01% năm 2007 (năm 2006 là: 12.414,61ha bằng 40,50% tổng diện tích đất tự nhiên) và hàng năm đang bị giảm dần do quy hoạch để xây dựng mở rộng sân bay Nội Bài, giai đoạn 2 đường quốc lộ 18, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Quốc lộ 3 B, khu cơng nghiệp .... Bình qn mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng 0,40% đến 0,60%. Diện tích đất nơng nghiệp/hộ nơng nghiệp; đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp ngày càng giảm, trung bình hàng năm giảm 0,60%. Đây là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương; nhưng cũng là một cơ hội tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển cơ cấu kinh tế: công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp.

Trong tổng số 4436,6 ha đất lâm nghiệp năm 2011 (năm 2007 là: 4.760,63 ha) và hàng năm bị giảm.Tồn huyện có 3.364,88 ha là rừng phòng hộ, 1.108,19 ha là rừng đặc dụng tạo điều kiện để phát triển cây ăn quả các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loại (chủ yếu là vải thiều, nhãn, hồng và xồi). Diện tích đất chưa sử dụng đã giảm do các địa phương đã mạnh dạn cho các hộ đấu thầu phát triển kinh tế trang trại.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền Thành phố, Huyện uỷ, UBND huyện và nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục và y tế của huyện ngày càng phát triển.

Trên địa bàn huyện có 1 trường Đại học và một số trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở. Giáo dục phổ thơng đã có những tiến bộ đáng kể cả về số lượng và chất lượng.

Mạng lưới thông tin từ huyện đến các xã, thôn... ngày càng được cải thiện. Đài phát thanh, sách báo, mạng internet... đã truyền tải nhiều thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân. Do vậy, ngành trồng trọt và ngành chăn ni có điều kiện phát triển khá thuận lợi và tình hình dịch bệnh ít xảy ra. Bên cạnh đó, huyện cịn có các trạm Khuyến nơng, trạm Thú y và trạm Bảo vệ thực vật với đội ngũ cán bộ có tay nghề cao, trình độ chuyên môn được nâng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Mục tiêu

Xác định hiện trạng và đặc điểm của các TTV cây bụi trên đất trống trọc tại các điểm nghiên cứu, đồng thời cung cấp thêm những dữ liệu về năng lực TSTN của TTV rừng, để định hướng cho việc sử dụng chúng hiệu quả hơn.

3.1.2. Nội dung

1. Phân loại các trạng thái thảm cây bụi khác nhau tại vùng nghiên cứu.

2. Thống kê thành phần loài, dạng sống và cấu trúc của các trạng thái TTV trên, thông qua các chỉ số như: mối tương quan về số lượng lồi; sự có mặt và đặc tính sinh học, sinh thái học của từng lồi, từng nhóm lồi, sự phân bố của các lồi trong khơng gian và mối quan hệ giữa các lồi đã hình thành nên thảm cây bụi.

3. Đánh giá khả năng TS TN của các loài cây gỗ trong các trạng thái TTV trên.

4. Đề xuất một số giải pháp khi khoanh nuôi.

3.1.3. Ý nghĩa

Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thảm cây bụi, trên cơ sở đó thấy được sự khác biệt giữa TTV cây bụi với các kiểu thảm khác của vùng đồi núi huyện Sóc Sơn và đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá năng lực TSTN của thực vật trong thời điểm hiện tại và tương lai.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối tượng nghiên cứu là thảm cây bụi ở các trạng thái khác nhau về hình thái, cấu trúc, độ tuổi. Ngồi ra cịn nghiên cứu thêm một số quần xã thực vật có quan hệ về nguồn gốc với thảm cây bụi.

Các ô tiêu chuẩn (OTC) và tuyến điều tra được đặt trong phạm vi vùng đồi núi huyện Sóc Sơn.

3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thuộc địa

Trong quá trình nghiên cứu, để thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và OTC như sau:

* Tại mỗi trạng thái TTV đặt ngẫu nhiên 3 – 5 OTC có kích thước (10 x 15 m) đối với thảm cây bụi.

+ Trong mỗi OTC điều tra về thành phần loài, kiểu dạng sống (dựa trên sự phân chia nhóm dạng sống của Raunkiaer (1934), số lượng cây, chiều cao, độ che phủ, sự phân tầng.

- Đo chiều cao cây (chiều cao vút ngọn). Những cây có chiều cao từ 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,10m; đối với cây cao trên 4 m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.

- Đo đường kính cây (tại điểm cách mặt đất 1,30 m - D1,30). Những cây có đường kính từ 20 cm trở xuống đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính xác 0,10 cm. Cây lớn hơn 20 cm, đo chu vi bằng thước dây, tra bảng tương quan đường kính – chu vi, tính đường kính tương ứng.

- Đo đường kính tán cây gỗ: được đo bằng thước dây và sào trên hình chiếu thẳng đứng của lá.

+ Độ tàn che được đánh giá bằng mắt thường là (%) diện tích đất bị thảm cây gỗ che phủ.

+ Đánh giá độ nhiều: mức độ tham gia của một loại thực vật nào đó trong quần xã về số lượng cá thể, theo ký hiệu Drude (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1970) [40] được trình bày ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Ký hiệu mức độ nhiều của thực bì theo Drude

(theo Thái Văn Trừng, 1970)

Ký hiệu Đặc điểm thực bì

Soc Số cá thể của loài mọc thành thảm rộng khắp, chiếm trên 85% Cop3 Số cá thể của loài rất nhiều, chiếm 65 - 85%

Cop2 Số cá thể của loài nhiều, chiếm 45 - 65%

Cop1 Số cá thể của loài tương đối nhiều, chiếm 25 - 45% Sp Số cá thể của loài mọc rải rác phân tán, chiếm dưới 25% Sol Một vài cây cá biệt, chiếm dưới 5%

Gr Chỉ có 1cây duy nhất

* Tuyến điều tra được xác định theo 2 hướng là song song và vng góc với đường đồng mức. Khoảng cách giữa 2 tuyến là 50 -100m. Dọc theo hai bên tuyến điều tra, hai bên đường chéo, đường vng góc và các cạnh của OTC thiết lập hệ thống ơ dạng bản có kích thước 4m2

(2 m x 2 m). * Trong các ô dạng bản 4 m2

/ô: thu thập số liệu về cây TSTN: + Điều tra về thành phần và mật độ cây TSTN trong 1 ô. + Xác định nguồn gốc (cây chồi, cây hạt).

+ Đo chiều cao cây TSTN; Phân chia cây TS theo 8 cấp chiều cao: cấp I (<20 cm), cấp II (21 – 50 cm), cấp III (51 – 100 cm), cấp IV (101 – 150cm), cấp V (151 – 200cm), cấp VI (201 – 250 cm), cấp VII (251 – 300cm) và cấp VIII (>300cm)

+ Đánh giá chất lượng cây TS theo 3 cấp: tốt, trung bình, xấu.

3.2.2.2. Phân tích và xử lý số liệu

- Tên các loài cây được xác định theo Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam; Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tỷ lệ tổ thành (n%) n% = x 100

Nếu ni ≥5% thì lồi đó được tham gia vào cơng thức tổ thành Nếu ni <5% thì lồi đó khơng tham gia vào công thức tổ thành

- Hệ số tổ thành (H)

H = ni

Trong đó: H là hệ số tổ thành

ni là số cây của một loài trong một khoảng thời gian m là tổng số loài trong một khoảng thời gian

10 là hệ số tổ thành được tính theo phần mười

- Nghiên cứu phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang (phân bố khoảng cách từ một điển chọn ngẫu nhiên đến các cây lân cận). Áp dụng công thức của Nguyễn Hải Tuất (1990) [41].

Trên diện tích OTC các cây phân bố ngẫu nhiên, chọn ngẫu nhiên 1 điểm P và đo khoảng cách r từ điểm P đến các cây gần nhất, gần thứ hai,…gần thứ năm. Để nghiên cứu hình thái cây phân bố trên diện tích qua việc kiểm tra khoảng cách từ một cây ngẫu nhiên đến một cây gần nhất. Khi đó phân bố Poisson ta được phép sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố tiêu chuẩn) của Clark và Evans để đánh giá khi dung lượng mẫu đủ lớn, qua đó dự đoán được thời gian phát triển của quần xã thực vật nơi cư trú.

U tính theo cơng thức (r.√ - 0.5). √n ni m ∑ni i = 1 10 m ∑ni i = 1 U =

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn m ∑ni i = 1 0,26136

Trong đó: r là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất của n lần quan sát

 là mật độ cây tính trên một đơn vị diện tích tương ứng

n là số lần quan sát

Nếu U≥1,96 thì tổng thể cây TS có phân bố đều

Nếu U≤ - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)